Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Hơn 1 triệu trẻ em Hà Nội được thụ hưởng Sữa học đường

LNV - Hôm nay, ngày 22/5/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GDĐT) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Đánh giá hiệu quả thực hiện đề án Sữa học đường (SHĐ) giai đoạn 2018-2020 với sự tham dự của đại diện các Sở, Ban Ngành, Phòng Giáo dục các quận, huyện, và đại diện các trường mầm non và tiểu học trên địa bàn Hà Nội.


Đông đảo giáo viên và cán bộ giáo dục đến tham dự chương trình Hội nghị.


Trong các đề án đã và đang triển khai trên cả nước, SHĐ Hà Nội là đề án lớn nhất về quy mô và giá trị. Với số điểm trường lớn trên một địa bàn rộng và số trẻ thụ hưởng lên đến trên 01 triệu trẻ, chương trình vẫn đang được triển khai một cách bài bản, hiệu quả và ghi nhận những kết quả rất tích cực. Cụ thể, trong ngày đầu tiên triển khai 02/01/2019, đã có 64% trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa. Con số này tiếp tục gia tăng chỉ sau một tuần thực hiện, với 100% các trường mầm non, tiểu học công lập và 61,8% các cơ sở giáo dục ngoài công lập tham gia, với tỷ lệ uống sữa đạt 73%. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có đến 1.059.854 trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học đến từ gần 4.000 trường trên địa bàn TP. Hà Nội tham gia thụ hưởng SHĐ, đạt tỷ lệ 91,16%. Cũng theo thống kê của Sở GDĐT Hà Nội, khối mầm non và tiểu học công lập đạt tỷ lệ 100% trường và 93% trẻ đăng ký uống sữa; với khối ngoài công lập (bao gồm trường mầm non, tiểu học ngoài công lập, hiệp quản, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập), tỷ lệ trường tham gia là 86,74%, tỷ lệ học sinh đăng ký uống sữa là 80,73%.




Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.


Những kết quả tích cực này có được nhờ một quá trình chuẩn bị kĩ lưỡng, sự quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao từ Ban Chỉ đạo Chương trình Sữa học đường Thành phố Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình các Quận, Huyện, cũng như sự chủ động, chuyên nghiệp, có tiềm lực mạnh của đơn vị cung cấp sữa là Công ty Vinamilk. Đặc biệt là không thể thiếu sự tin tưởng từ các tổ chức đoàn thể, sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh đối với việc chăm sóc dinh dưỡng để nâng cao thể lực, trí tuệ cho con em.




Các em học sinh tại HN thụ hưởng chương trình Sữa học đường ngay khi đi học lại sau thời gian giãn cách do dịch Covid-19.


Các báo cáo đánh giá cũng cho thấy công tác tập huấn cho giáo viên và đại diện hội phụ huynh rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện đề án SHĐ hiệu quả. Trước khi triển khai cho các em học sinh uống sữa, đã có 30 lớp tập huấn được tổ chức cho gần 10.000 đại biểu về toàn bộ quy trình triển khai Chương trình Sữa học đường an toàn, hiệu quả.


Ông Nguyễn Quang Thái, Giám đốc Phát triển Hoạt động Cộng đồng Vinamilk báo cáo về việc triển khai chương trình sữa học đường trong thời gian vừa qua tại Hà Nội.


Không chỉ dừng ở việc tập huấn ban đầu, trong quá trình triển khai, TP. Hà Nội đã tổ chức nhiều Hội nghị để đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm kịp thời giải đáp và tháo gỡ khó khăn cho các quận, huyện; đồng thời tuyên dương các đơn vị trường tích cực thực hiện tốt công tác triển khai chương trình. Sở Y tế phối hợp Sở GDĐT thành lập các đoàn kiểm tra ATTP bếp ăn tập thể trường học và kiểm soát sữa học đường tại các quận, huyện. Ngoài ra, Công ty Vinamilk cũng đã tiến hành khảo sát điều kiện bảo quản sữa tại các nhà trường, cung cấp đủ giá kệ và tổ chức giao nhận sữa theo số lượng và tần suất phù hợp với từng cơ sở giáo dục, cài đặt đường dây nóng 24/24 để hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của các trường.




Công tác vận chuyển và cấp phát sữa cho trẻ em được tiến hành cẩn trọng, tuân thủ các qui định phòng chống dịch nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho các em học sinh.


Để chương trình SHĐ được triển khai thành công trên địa bàn Hà Nội, sự nỗ lực và đóng góp của lãnh đạo nhà trường và đội ngũ giáo viên cơ sở là rất lớn. Là cầu nối với phụ huynh học sinh, đội ngũ giáo viên đã góp phần rất lớn giúp các bậc cha mẹ càng thêm tin tưởng và yên tâm khi con em được thụ hưởng sữa học đường, để ngày càng nhiều học sinh được uống sữa khi đến lớp.

Chương trình nhận được sự ủng hộ và tỷ lệ đăng ký tham gia cao không chỉ vì những lợi ích thiết thực của việc uống sữa đều đặn tại trường đối với trẻ em lứa tuổi học đường, mà còn là vì những giá trị vô hình mà SHĐ đang mang đến cho thế hệ mầm non của đất nước. Thông qua chương trình SHĐ, trẻ em được giáo dục về vai trò quan trọng của chế độ dinh dưỡng, hình thành thói quen tốt như uống sữa mỗi ngày, đúng giờ để hỗ trợ tăng cường thể chất, trí tuệ. Đồng thời, các em cũng được nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường thông qua việc gấp vỏ hộp gọn gàng sau khi uống sữa để dễ thu gom, tự giác bỏ vào thùng rác đúng quy định...


Ông Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) chia sẻ về ý nghĩa chương trình sữa học đường.


Với những giá trị nhân văn đó, chương trình SHĐ thực sự đã trở thành một phần không thể tách rời của hoạt động giáo dục của Thủ đô Hà Nội, được nhà trường đồng tình, phụ huynh hoan nghênh. Ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tp. Hà Nội phát biểu: “Cho đến thời điểm này, có thể nói, chương trình SHĐ đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo cha mẹ học sinh, để các cháu mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa tại trường. Các em học sinh đều rất hào hứng khi được uống sữa và xem như đó là một hoạt động quen thuộc khi đến trường. Với chương trình có những tác dụng tích cực như vậy, chúng tôi đang phối hợp với các Sở, Ngành liên quan để có kiến nghị về việc triển khai trong giai đoạn tiếp theo.”




Các em học sinh được hướng dẫn cách gấp gọn và thu dọn hộp sữa sau khi sử dụng xong.


Có thể thấy, đến thời điểm này, Tp. Hà Nội đã tổ chức thực hiện Đề án Chương trình SHĐ theo đúng Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu: "Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai”. Không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ em Việt Nam mà chương trình SHĐ còn giúp giảm bớt các gánh nặng về tài chính đối với gia đình và xã hội, đem lại cho các em sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn dinh dưỡng tốt nhất và giúp các em được hưởng đầy đủ, trọn vẹn các quyền lợi được nêu trong Công ước Quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam và Quốc tế.

Duy Dũng (TH)

Thông tin thêm:

Chương trình SHĐ Tp. Hà Nội được chính thức triển khai đến tất cả cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn Thành phố vào ngày 02/01/2019, trên tinh thần tự nguyện đăng ký tham gia. Tham gia chương trình, các em học sinh mầm non và tiểu học hàng ngày đến lớp được uống 01 hộp sữa tươi tiệt trùng đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Nhà Nước và công ty Vinamilk hỗ trợ 53% kinh phí, gia đình chỉ đóng góp 47% giá trị mỗi hộp sữa. Đặc biệt, chương trình hỗ trợ 100% kinh phí uống sữa cho các em học sinh diện nghèo, cận nghèo, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc diện chính sách. Đề án SHĐ Hà Nội đã được thực hiện theo hình thức đấu thầu công khai, rộng rãi và minh bạch với những tiêu chuẩn đấu thầu khắt khe. Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là đơn vị cung cấp sữa cho đề án với mức hỗ trợ 23% (cao hơn mức mời thầu 3%), giúp tiết kiệm cho ngân sách thành phố hơn 300 tỷ đồng.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Người phụ nữ mạnh dạn làm giàu từ nghề trồng hoa

Người phụ nữ mạnh dạn làm giàu từ nghề trồng hoa

LNV - Từ những lợi thế ở mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Năm (xã Thụy An, Sơn Tây, Hà Nội) đã trồng thành công nhiều loại hoa, mang lại nguồn thu nhập tốt cho gia đình.
Tái canh cây đặc sản cam Cao Phong

Tái canh cây đặc sản cam Cao Phong

LNV - Nhằm phát triển bền vững vùng cây có múi, đặc biệt là cây cam Cao Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình) triển khai "Đề án Tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025”.
Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

LNV - Dù mới chỉ 23 tuổi Nguyễn Thị Thoa TP.Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) đã tạo dựng cho mình thương hiệu lạp sườn gia truyền, phấn đấu trở thành sản phẩm tiêu biểu và sản phẩm OCOP của địa phương.
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.
Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

LNV - Bà Nguyễn Thị Tiến, gần 70 tuổi, người dân tộc Mường, xóm Quýt, xã Yên Bài kể lại, cách đây vài chục năm, gia đình nhà bà thuộc diện hộ nghèo nhất xã. Vợ chồng bà sinh được 03 người con, 02 gái 01 trai, chồng già yếu đã mất, một mình bà bươn chải kiếm sống nuôi 03 con nhỏ. Đức là con trai út, khi hai chị đi lấy chồng, Đức còn đang học lớp 09. Vì nhà quá nghèo, thương mẹ nên Đức nghỉ học ở nhà để phụ giúp mẹ lo toan cuộc sống gia đình…
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.

Tin khác

Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

LNV - Ưu tiên, tập trung nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ đưa huyện Thủy Nguyên trở thành thành phố trực thuộc thành phố, huyện An Dương đạt tiêu chí thành lập quận - đó là kết luận nhấn mạnh của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng trong Phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024.
Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

LNV - Vừa qua, Sở NN&PTNT Quảng Ninh, Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo về "Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh".
Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi ở Thanh Hóa, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

OVN - Một thời, lạc là nông sản xuất khẩu chủ lực của Nghệ An. Nhưng đã có giai đoạn cây lạc bị mai một. Nhận thấy giá trị đặc hữu của lạc sen Nghệ An, huyện Diễn Châu và doanh nghiệp đã xây dựng thành công sản phẩm lạc sen đạt chuẩn 4 sao OCOP.
Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

LNV - Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay HTX đồ gỗ mỹ nghệ Luận Hiền đã có một cơ ngơi bề thế. Là nơi sản xuất, giới thiệu, mua bán sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ.
Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

LNV - Ra đời cách đây 10 năm với nhiều gian nan thử thách Công ty Cổ phần Truyền thông Thương hiệu Nổi tiếng Việt Nam (Vinacel) nay đã trở thành địa chỉ uy tín của người tiêu dùng muốn mua sản phẩm chất lượng.
Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

LNV - Xã cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành là địa phương có mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi thủy sản (tôm càng xanh) khá phát triển và mang lại thu nhập cao. Với mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh, nông dân cù lao Long Hòa thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm và tỷ lệ rủi ro chỉ chiếm khoảng 10%.
Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

OVN - Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ giúp hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thoát nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống mà còn góp phần duy trì và phát triển đối với các sản phẩm OCOP, phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.
Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

LNV - Phát triển kinh tế tuần hoàn được cho là giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững. Xã Tân Thành (Vụ Bản) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn trên quy mô lớn với sự liên kết giữa các hộ trồng hoa, rau màu và chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

LNV - Trải qua gần 28 năm xây dựng và trưởng thành (1996 - 2024), Xí nghiệp may Kon Tum đang dần khẳng định vị thế của một doanh nghiệp tiềm năng, phát triển bền vững, có nhiều đóng góp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại chỗ, nhất là lao động người đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

LNV - Những ngày này, ở Làng nghề hoa cây cảnh Bắc Sơn xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh), người nông dân đang bận rộn đi tuốt lá, chăm sóc, nuôi dưỡng nụ hoa cho cây đào phai, hứa hẹn một mùa hoa tươi thắm đón Tết Nguyên Đán 2024.
Hà Nội: Hàng Việt sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội: Hàng Việt sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

LNV - Để phục vụ nguồn hàng cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2024, Sở Công Thương Hà Nội đang tích cực phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, triển khai chương trình bình ổn thị trường mà UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt.
Đắk Lắk: Nỗ lực bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk: Nỗ lực bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán

LNV - Tỉnh Đắk Lắk đã triển khai kế hoạch bình ổn giá thị trường, nhằm hạn chế tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất, kích cầu tiêu dùng cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

LNV - Khép lại năm 2023, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, tình hình diễn biến bất thường, phức tạp vượt mọi dự báo trước đó, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, nhiều lĩnh vực đạt thành tựu, dấu ấn nổi bật.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khởi công dự án nhà ở xã hội hơn 4000 căn hộ tại Hải Phòng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khởi công dự án nhà ở xã hội hơn 4000 căn hộ tại Hải Phòng

LNV - Ngày 6/1/2024 UBND thành phố Hải Phòng Phối hợp với công ty cổ phần Vinhomes - thuộc Tập đoàn Vingroup, tổ chức Lễ khởi công dự án nhà ở xã hội mang thương hiệu Happy Homes, địa chỉ tại phường Tràng Cát quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

LNV - Những năm gần đây, vấn nạn “thực phẩm bẩn” đang là nỗi lo của cả xã hội, khi một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã đem ra thị trường bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc, được ngâm, tẩm hóa chất, phun chất kích thích sinh trưởng…
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất kh
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động