Hà Nội: 17°C Hà Nội
Đà Nẵng: 22°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Hỗ trợ phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP

LNV - Chiếm trên 50% tổng số sản phẩm OCOP của toàn tỉnh Nam Định, huyện Hải Hậu là địa phương dẫn đầu thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Hỗ trợ phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP
Huyện Hải Hậu đã xây dựng được 85 sản phẩm của 51 chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao và 3 sao cấp tỉnh

Sở dĩ có được kết quả tích cực đó là bởi huyện không chỉ quan tâm phát triển số lượng mà chú trọng hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP giúp sản phẩm phát triển bền vững.

Huyện Hải Hậu đã xây dựng được 85 sản phẩm của 51 chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao và 3 sao cấp tỉnh. Tiêu biểu là các sản phẩm: Nước mắm Ninh Cơ (4 sao) của Công ty Cổ phần Chế biến hải sản Nam Định; muối sạch, muối i-ốt của Công ty TNHH Vạn Ninh, xã Hải Đông; rượu Linh Chi của hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Linh Phát; gạo tám xoan bao tử của Công ty Cổ phần Nông sản hữu cơ Hải Hậu; trà dây thìa canh Hải Hậu ACT, cao dây thìa canh Hải Hậu ACT của hợp tác xã dược liệu Hải Hậu ACT; Ecohost - Hải Hậu của Công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư ECOHOST; bánh nhãn Tết Vua của hộ kinh doanh Lưu Liên Phương… Các sản phẩm OCOP đều mang đặc trưng văn hóa đất và người Hải Hậu, được người tiêu dùng đánh giá cao.

Tuy nhiên theo đánh giá của Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, đa phần các sản phẩm OCOP của huyện có đặc điểm chung là sản xuất đại trà, quy mô nhỏ, thị trường hẹp, hệ thống đóng gói, bao bì, nhãn mác chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, các sản phẩm này vẫn cần được đầu tư nâng cao hơn nữa về chất lượng, quản lý sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm, đầu tư cải tiến và ứng dụng khoa học công nghệ vào khâu chế biến, cải thiện bao bì, tổ chức các mô hình liên kết mở rộng sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Đây là trở ngại lớn cho các sản phẩm OCOP khi tham gia vào hệ thống phân phối hiện đại.

Để nâng tầm sản phẩm OCOP, tháo gỡ khó khăn cho các chủ thể, huyện đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển thương mại cho sản phẩm như truyền thông, xúc tiến thương mại điện tử sản phẩm OCOP cấp huyện, xây dựng website bán hàng trực tuyến, xây dựng, thiết lập mã QRCode; xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP huyện Hải Hậu tại thị trấn Yên Định, xã Hải Thanh. Huyện thường xuyên tổ chức Hội chợ sản phẩm OCOP vào các dịp Tết âm lịch, ngày lễ 30-4 và 2-9, khuyến khích các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP của hội viên.

Đặc biệt từ năm 2020, huyện đã thực hiện Dự án hỗ trợ đăng ký bảo hộ thương hiệu và phát triển thương mại cho các sản phẩm OCOP của huyện nhằm hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và phát triển thương mại cho các sản phẩm được công nhận OCOP. Theo đó, huyện lựa chọn 40 sản phẩm OCOP đặc trưng nhất, có chất lượng ổn định trong vòng 3 năm liên tiếp để hỗ trợ xây dựng hoặc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện mẫu nhãn hiệu (Logo) nhận dạng, phân biệt sản phẩm OCOP của huyện với các sản phẩm cùng loại có nguồn gốc xuất xứ ở địa phương khác trên thị trường. Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bộ nhận diện thương hiệu cho các sản phẩm OCOP góp phần tạo căn cứ pháp lý để bảo vệ sản phẩm và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm một cách bền vững, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn. Phát hành đăng bạ về các sản phẩm OCOP của huyện; nghiên cứu thị trường đưa ra những phương án thúc đẩy phát triển sản phẩm; hỗ trợ quảng bá, phát triển sản phẩm OCOP qua việc trưng bày sản phẩm OCOP của huyện.

Bà Đỗ Thị Cúc, xóm 2 xã Hải Tây, chủ thể sản phẩm OCOP 3 sao “Trà Thanh Tâm An” phấn khởi cho biết: “Gia đình vốn làm nghề thuốc đông y gia truyền lâu đời, có nhiều bài thuốc quý, được người dân trong vùng tín nhiệm, nhưng xuất bán ra thị trường ngoại tỉnh thì rất khó khăn bởi chưa có các yếu tố thuyết phục người tiêu dùng về chất lượng. Năm 2021, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương sản phẩm “Trà Thanh Tâm An” đã đạt tiêu chí OCOP 3 sao. Đồng thời huyện hỗ trợ thiết kế logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bộ nhận diện thương hiệu nên sản phẩm “Trà Thanh Tâm An” nhanh chóng mở rộng thị trường, được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết tới, tạo thêm cơ hội tiêu thụ cho sản phẩm”. Từ chỗ bán cho khách quen, đến nay nhờ có bộ nhận diện thương hiệu mà khách hàng các tỉnh xa tin tưởng lựa chọn. Bình quân mỗi tháng cơ sở của bà Cúc xuất bán ra thị trường 1 tạ trà. Ngoài ra, hơn 70 loại dược liệu khác như: kim ngân, dây thìa canh, sài đất, bạc hà, kinh giới… và nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe như: Trà giảm cân, dưỡng nhan; chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ sau sinh; trà cho bệnh nhân tiểu đường và các loại dầu gội đầu, sữa tắm thảo dược của cơ sở được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Hiện tại, cơ sở chế biến thuốc, dược liệu của gia đình bà Cúc tạo việc làm, thu nhập thường xuyên cho khoảng 10 lao động nữ tại địa phương.

Hỗ trợ phát triển thị trường một cách bài bản, huyện Hải Hậu không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, trao cho các chủ thể OCOP tài sản trí tuệ vĩnh viễn mà còn khuyến khích người dân cùng tham gia xây dựng mô hình sản xuất một cách bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng cho tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Huyện phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 30% chủng loại nông sản, thực phẩm chủ lực của huyện (lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, cây dược liệu, nấm, thịt lợn, trứng gia cầm, tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá đặc sản nước ngọt, các sản phẩm chế biến từ thủy sản và rau, củ, quả chất lượng cao) được sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị gắn với chế biến, phát triển sản phẩm OCOP và được Nhà nước bảo hộ./.

Nguyễn Hương

Tin liên quan

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững

Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững

OVN - Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.

Tin mới hơn

Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

LNV - Ngày 25/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4, 5 sao năm 2024.
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

LNV - Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nổi bật với những tiềm năng du lịch phong phú và sản phẩm OCOP đa dạng. Việc phát triển du lịch gắn với quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Lạng Sơn không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa, nông sản đặc sản của địa phương.
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

OVN - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh

LNV - Bên cạnh nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia của tỉnh, giai đoạn này, Thanh Hóa phát triển nhanh về số lượng sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn, gây dựng thương hiệu, phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh.
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn

Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn

LNV - Phát triển bền vững các làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Việc chú trọng vào khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, cùng với việc du nhập và phát triển các nghề mới, không chỉ giúp duy trì bản sắc văn hóa địa phương mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững

Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững

OVN - Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.

Tin khác

Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa

Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa

OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Đà Nẵng: Có gì trong Phiên chợ Giáng sinh 2024 độc đáo  sắp diễn ra tại Premier Village Danang Resort

Đà Nẵng: Có gì trong Phiên chợ Giáng sinh 2024 độc đáo sắp diễn ra tại Premier Village Danang Resort

LNV - Mùa lễ hội cuối năm tại Đà Nẵng sẽ trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với Phiên chợ Giáng sinh 2024, sự kiện diễn ra từ ngày 6 đến 8/12/2024 tại Premier Village Danang Resort Managed by Accor tại địa chỉ 99 Võ Nguyên Giáp, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng. Đây là cơ hội để người dân và du khách tận hưởng một không gian đậm chất lễ hội, kết hợp hài hòa giữa văn hóa, du lịch và ẩm thực.
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

LNV - Để các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh thực sự trở thành sản phẩm hàng hoá, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới là hết sức cần thiết. Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã có Văn bản số 336/VPĐPNTM- OCOP ngày 19/6/2023 “về hướng dẫn thực hiện Chu trình OCOP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2025”. Theo đó, các sản phẩm mới tham gia OCOP đều được các địa phương thẩm định, tư vấn, hướng dẫn và có quyết định chấp thuận tham gia Chương trình OCOP. Sản phẩm OCOP kết nối tiêu thụ với hệ thống BigC Việt Nam.
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ

Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ

LNV - Nếp bầu Tam Mỹ là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời của vùng quê Tam Mỹ Đông và Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, (tỉnh Quảng Nam). Hạt nếp bầu dẻo và thơm lừng rất đặc trưng. Đây là loại bánh truyền thống của người Việt, thường được làm vào dịp Tết Nguyên đán và ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch).
Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

LNV - Ðối với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cả nước nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, thương mại điện tử có vai trò quan trọng trong quảng bá, xúc tiến, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường, khách hàng lớn tiềm năng. Không những thế, thông qua thương mại điện tử, năng lực quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, quá trình chuyển đổi số của chủ thể của OCOP cũng được nâng lên.
Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP

LNV - Hiện nay, các sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn đã và đang phát triển mạnh mẽ đi vào chiều sâu, từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng của sản phẩm. Từ đó cho thấy sự thành công trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP ngày một tăng dần qua từng năm kể cả số lượng, chất lượng, cũng như thương hiệu sản phẩm.
Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP

Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP

LNV - Sau 5 năm triển khai, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Bắc Kạn đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người dân nông thôn; đồng thời góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trở thành nguồn nội lực quan trọng trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).
Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn

Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn

LNV - Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đề ra chủ trương, xây dựng chính sách để phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển sản phẩm OCOP. Qua đó bước đầu đã tạo nên những điểm đến du lịch, thay đổi diện mạo nông thôn.
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP

Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP

OVN - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng khó lẫn, không nơi nào sánh được. Trong đó phải kể đến làng nghề gỗ Thiết Úng – được coi là cái nôi của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ và tạc tượng thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhiều sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ nơi đây đã được công nhận đạt 3,4 sao của chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương này.
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao

Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

LNV - Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh Phú Yên có gần 350 sản phẩm OCOP. Chương trình đã thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề

Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề

OVN - Điểm trưng bày bán hàng OCOP và hàng Việt vừa đưa vào hoạt động tại thị xã An Nhơn ở địa chỉ số 44, đường Quang Trung, phường Bình Định. Điểm bán hàng này giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp nông thôn, sản phẩm làng nghề, sản phẩm hàng Việt Nam.
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng

"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng

LNV - Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” được tổ chức 2 năm một lần với mục đích quảng bá vẻ đẹp tự nhiên nên thơ, hùng vĩ, những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng biên, khắc họa cuộc sống, lao động, sinh hoạt, rèn luyện chiến đấu của quân và dân khu vực biên cương của Tổ quốc, góp phần khơi dậy, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào về cơ đồ, vị thế của đất nước, trách nhiệm với quê hương, đất nước trong các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước.
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận

Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận

OVN - Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” được huyện Phù Mỹ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, tính đến nay toàn huyện có 44 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận, trong đó 38 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao (tăng 44 sản phẩm so với năm 2011).
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệ
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

LNV - Ngày 25/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4, 5 sao năm 2024.
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

LNV - Làng nghề bánh tráng Long Bình, ở khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho Làng nghề đ
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024

Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024

LNV - Sáng 25/12/2024, tại Nhà Văn hóa quận Đống Đa, Hội Nhà văn Hà Nội long trọng tổ chức Lễ tổng kết công tác năm và trao giải thưởng văn học Thủ đô; trao quyết định kết nạp hội viên mới của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2024.
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới

LNV - Năm 2024, quận Cầu Giấy tiếp tục ghi nhận những bước phát triển đồng bộ và toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, tài chính - ngân sách, văn minh đô thị. Vượt qua khó khăn, quận Cầu Giấy khẳng định vai trò là một trong
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động