Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 24°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

Hải Phòng: Quy hoạch làng nghề truyền thống gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

LNV - Làng đúc Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng là vùng đất từng nổi tiếng từ trăm năm trước bởi nghề đúc gang truyền thống. Trải qua nhiều thập kỷ với bao thăng trầm, nay làng đúc Mỹ Đồng vẫn duy trì được những giá trị tinh hoa truyền thống và đang là một trong những lá cờ đầu trong phát triển kinh tế của huyện Thủy Nguyên. Năm 2007 được UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định công nhận "Làng nghề đúc - cơ khí truyền thống". Năm 2014, UBND Thành phố trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân làng nghề truyền thống " cho cụ Nguyễn Văn Soái.
Năm 2021 Hội khoa học lịch sử, Bảo tàng thành phố, UBND huyện Thuỷ Nguyên, UBND xã, Hiệp hội đúc truyền thống xã Mỹ Đồng và nhân dân làng văn hoá Phương Mỹ đã tổ chức lễ suy tôn cụ Nguyễn Văn Cáu (người nghiên cứu, thử nghiệm thành công đối với nghề đúc của xã trong những năm đầu tiên hình thành) là "Tổ nghề đúc truyền thống".

Trong giai đoạn xoá bỏ bao cấp nền kinh tế nói chung và làng nghề đúc Mỹ Đồng nói riêng đã gặp phải không ít khó khăn. Nhiều hộ đã bỏ nghề, để tiếp tục duy trì phát triển nghề đúc, chính quyền địa phương đã kêu gọi những người đã thôi nghề nhưng có tay nghề giỏi, có tâm huyết quay lại hoạt động và truyền nghề lại cho bà con, từ đó nghề đúc đã hồi sinh, phát triển.

Hải Phòng: Quy hoạch làng nghề truyền thống gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Bà Bùi Thị Lơ, Chủ tịch UBND xã Mỹ Đồng chia sẻ: Nghề đúc ở địa phương đã hình thành từ đầu thế kỷ XX, người mở lò đúc đầu tiên là cụ Hậu Khì (ở thôn Phương Mỹ, thuộc xã) sau khi cụ cùng một số người sang học nghề đúc ở làng Yên Trì , Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, sau nhiều lần thử nghiệm đều không thành công. Trong số đó còn lại cụ Nguyễn Văn Cáu cùng hai người con vẫn đầu tư kiên trì nghiên cứu, rút kinh nghiệm và đã thành công, cho ra lò những sản phẩm như lưỡi cày, lưỡi cuốc, nồi gang,....

Từ đó, nhiều người trong làng cũng mở lò, với sự chia sẻ kinh nghiệm của cụ Cáu đã sản xuất ra những sản phẩm rất được người dân ưa chuộng. Vào thời điểm đó những công đoạn sản xuất còn rất thô sơ, thủ công như: Thổi lò đúc bằng ống hơi, đẩy bằng tay, dùng nhiên liệu đốt là củi. Theo thời gian, cụ Nguyễn Văn Phức đã thử nghiệm thành công việc cải tiến lò nấu gang từ củi sang dùng than đá. Đây cũng là một bước ngoặt công nghệ giúp giảm tiện công sức lao động cho người thợ, tăng năng suất lao động và cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn.

Những người làm nghề đúc cao tuổi ở địa phương vẫn còn nhớ và kể lại câu chuyện: Vào năm 1938, một chiếc tàu cuốc của Pháp bị gãy bộ phận thăng bằng nặng 1 tấn, chủ tàu đi đặt hàng khắp nơi nhưng không làng nghề đúc nào nhận. Lúc đó, ông Cáu đứng ra nhận và chỉ huy một đội thợ đúc thành công, sự kiện này đã gây được tiếng vang rất lớn.Những người làm nghề đúc không chỉ ở Hải Phòng và các tỉnh lân cận đều biết tiếng. (Năm 2021 cụ Nguyễn Văn Cáu được suy tôn là Tổ nghề đúc truyền thống).

Hải Phòng: Quy hoạch làng nghề truyền thống gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Xuất phát từ việc hầu hết các lò đúc đều nằm xen kẽ trong các khu dân cư nên trong quá trình hoạt động xả ra môi trường các loại khói thải, nước thải... tác động không tốt đến môi trường sống của người dân và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực sản xuất nên năm 2005 xã đã có quy hoạch khu vực làng nghề tập trung tại trung tâm xã với diện tích hơn 5 ha, nay đã có 21 doanh nghiệp thuê mặt bằng để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động địa phương. Đi với đó cũng khắc phục được một số vấn đề về ô nhiễm môi trường từ các lò đúc gây ra. Tuy nhiên, vẫn chưa xử lý được tận gốc vấn đề vì với diện tích mặt bằng đó chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của các hộ dân và doanh nghiệp.

Về lâu dài, để mở rộng quy mô làng nghề, chính quyền xã Mỹ Đồng đã trình UBND huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng dự án quy hoạch, mở rộng làng nghề giai đoạn 2 , tập trung nâng cấp lên thành "Cụm công nghiệp làng nghề cơ khí - đúc Thuỷ Nguyên" với diện tích 20ha nhằm tạo điều kiện cho các hộ gia đình còn hoạt động nhỏ lẻ ở trong các thôn vào làng nghề tập trung, tiếp tục phát triển nghề truyền thống. Đồng thời cũng giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, qua đó giữ vững thương hiệu nghề đúc gang nổi tiếng của xã. Đồng thời khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Dự án này đang là nỗi mong mỏi của các doanh nghiệp nói riêng và toàn thể nhân dân trong xã nói chung. Đảng bộ và chính quyền địa phương cũng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách. Tuy nhiên hiện việc triển khai đang còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề mặt bằng, rất cần sự quan tâm của các cấp, Ban, ngành huyện và thành phố...

Hải Phòng: Quy hoạch làng nghề truyền thống gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Trong giai đoạn đổi mới, nghề đúc, rèn ở Mỹ Đồng tiếp tục được phát triển, đến nay, toàn xã có 67 hộ chuyên nghề đúc (trong đó 50% số hộ hộ đúc các mặt hàng xuất khẩu), 28 hộ làm cơ khí, 35 hộ rèn, 01 cơ sở luyện thép...

Hiện trung bình mỗi tháng Mỹ Đồng sản xuất ra khoảng 8.000 tấn sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước và còn xuất khẩu sang các quốc gia Châu Âu, các nước trong khu vực như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc… Doanh thu của làng nghề đang chiếm khoảng 90% doanh thu toàn xã, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương và ở các vùng lân cận với mức thu nhập bình quân tương đối cao trong khu vực, trung bình từ 7-10 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm của làng nghề Mỹ Đồng hiện nay khá đa dạng, phục vụ cho các ngành: xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, tiêu dùng như: vỏ motor điện, máy bơm nước, khung xe máy, chân máy khâu, nắp hố ga, các loại bánh răng, các bộ phận máy xay sát, máy nghiền, xéc măng máy nổ, các dụng cụ, đồ gia dụng, đồ thờ cúng, bày trí... Bên cạnh đó, Mỹ Đồng còn thành công trong việc sản xuất kết cấu thép, vật liệu hàn, thiết bị tàu thủy như cửa chống cháy, nồi hơi, nắp hầm, thiết bị boong, phụ kiện đường ống, xích neo, neo, cánh quạt, động cơ thủy lực, hộp số, các thiết bị kim loại...Đặc biệt tại đây có một doanh nghiệp đã từ nhiều năm nay chuyên đúc chân vịt tàu thủy bằng đồng với nhiều kích cỡ đạt chất lượng quốc tế xuất khẩu sang Nga. Sản phẩm này được các nhà máy đóng tàu của nước bạn rất tin tưởng, đánh giá cao về chất lượng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho doanh nghiệp cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của địa phương và thành phố..

Hải Phòng: Quy hoạch làng nghề truyền thống gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Bùi Thị Lơ : Để đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe đối với những sản phẩm xuất khẩu, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh của địa phương (đặc biệt những DN chuyên về những mặt hàng xuất khẩu) đã và đang phải tiếp tục từng bước thay đổi tư duy trong sản xuất, học hỏi các đối tác nước ngoài, nâng cấp cơ sở kỹ thuật và nghiêm túc thực hiện qui trình "5S" là: Sàng lọc-Sắp xếp-Sạch sẽ-Săn sóc-Sẵn sàng.

Đi với đó, việc quảng bá các thương hiệu sản phẩm của làng nghề nhất là trong giai đoạn hội nhập phải được coi trọng để đông đảo bạn hàng, người tiêu dùng biết đến....

Ở Mỹ Đồng giờ đây, nghề đúc không chỉ tồn tại dưới hình thức cha truyền con nối mà nhiều hộ gia đình đã phát triển thành công ty, doanh nghiệp, mỗi năm có doanh thu hàng chục tỉ đồng. Trên phương diện làm nghề, nhiều thợ giỏi, nghệ nhân của làng Mỹ Đồng đã có đóng góp tích cực vào những công trình văn hóa, nghệ thuật quan trọng của đất nước. Tình yêu nghề và kinh nghiệm quí báu được hun đúc và trao truyền lâu nay là cơ sở vững chắc để đưa làng nghề Mỹ Đồng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, tiếp tục là nhân tố quan trọng để xã Mỹ Đồng là một điểm sáng của huyện Thủy Nguyên và thành phố Hải Phòng thực hiện thành công công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thịnh Hải

Tin liên quan

Hà Giang: Phát triển làng nghề gắn với du lịch

Hà Giang: Phát triển làng nghề gắn với du lịch

LNV - Phát triển làng nghề truyền thống không chỉ giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, giảm nghèo mà còn góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Và nếu phát huy được hiệu quả của các làng nghề truyền thống gắn với du lịch, ngoài những lợi ích kép về kinh tế thì đây sẽ trở thành một trong những kênh quảng bá hình ảnh miền đất, con người Mù Cang Chải với bạn bè trong nước, quốc tế.
Thanh Hoá: Phát triển ngành nghề nông thôn gắn xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát triển ngành nghề nông thôn gắn xây dựng nông thôn mới

LNV - Làng nghề và các ngành nghề truyền thống đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở huyện Hoằng Hóa
Bảo vệ môi trường làng nghề

Bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Làng nghề đóng vai trò quan trọng đối với việc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Mặc dù vậy, sự phát triển “nóng” trong thời gian qua đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao, khó kiểm soát, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của làng nghề.

Tin mới hơn

Một số giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Một số giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là một vấn đề quan trọng để bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng.
Hải Phòng: Quy hoạch làng nghề truyền thống gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Hải Phòng: Quy hoạch làng nghề truyền thống gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

LNV - Làng đúc Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng là vùng đất từng nổi tiếng từ trăm năm trước bởi nghề đúc gang truyền thống. Trải qua nhiều thập kỷ với bao thăng trầm, nay làng đúc Mỹ Đồng vẫn duy trì được những giá trị tinh hoa truyền thống và đang là một trong những lá cờ đầu trong phát triển kinh tế của huyện Thủy Nguyên. Năm 2007 được UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định công nhận "Làng nghề đúc - cơ khí truyền thống". Năm 2014, UBND Thành phố trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân làng nghề truyền thống " cho cụ Nguyễn Văn Soái.
Bắc Ninh: Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá - Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Bắc Ninh: Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá - Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

LNV - Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá hiện có 86 hộ cá thể, doanh nghiệp đang hoạt động đã thu hút, di dời các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ tại làng nghề Mẫn Xá và một số làng nghề trong khu vực vào khu sản xuất tập trung, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tin khác

Người phụ nữ tích cực bảo vệ môi trường Ninh Sở

Người phụ nữ tích cực bảo vệ môi trường Ninh Sở

LNV - Đến xã Ninh Sở (huyện Thường Tín, Hà Nội) không khó để thấy được những con đường sạch sẽ, cây hoa khoe sắc, thùng rác công cộng ở nhiều nơi…
Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

LNV - Thành phố Hà Nội thực hiện kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất, làng nghề nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố đặc biệt gây ô nhiễm môi trường.
Hoài Đức: Người dân làng nghề vẫn "sống chung" ô nhiễm môi trường

Hoài Đức: Người dân làng nghề vẫn "sống chung" ô nhiễm môi trường

LNV - Nhiều năm trở lại đây, người dân ở một số xã có làng nghề của huyện Hoài Đức vẫn phải "sống chung" với ô nhiễm môi trường. Thực tế, các cấp chính quyền đã đầu tư kinh phí xây dựng nhà máy xử lý nước thải, nhưng do sản xuất làng nghề nhỏ lẻ, một bộ phận người dân thiếu ý thức chấp hành quy định pháp luật về môi trường nên hành vi xả rác, nước thải chưa qua xử lý vẫn diễn ra hằng ngày...
Làng nghề ở xã Thanh Thùy tích cực bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Làng nghề ở xã Thanh Thùy tích cực bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

LNV – Với hai làng nghề làm cơ khí và điêu khắc tượng gỗ, xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) từng là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng ô nhiễm. Nhưng nhờ nỗ lực của người dân và chính quyền các cấp, môi trường làng nghề ở Thanh Thùy được cải thiện và có nhiều thay đổi, tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững.
Thái Nguyên: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

Thái Nguyên: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

LNV - Xác định muốn phát triển làng nghề bền vững thì vấn đề bảo vệ môi trường phải được trú trọng nên khoảng 3 năm trở lại đây, huyện Phú Bình đã thường xuyên tổ chức các mô hình tuyên truyền, vận động các hộ dân, nhất là các cơ sở sản xuất tại các làng nghề thực hiện công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo môi trường sản xuất trong lành và hạn chế ô nhiễm môi trường, tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Xây dựng làng nghề thân thiện môi trường, phát triển du lịch

Xây dựng làng nghề thân thiện môi trường, phát triển du lịch

LNV - Trong giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo, huyện Phúc Thọ sẽ ưu tiên phát triển các làng nghề thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chí và định hướng gắn kết hợp với hoạt động thương mại, du lịch.
Than sạch không khói từ gáo dừa

Than sạch không khói từ gáo dừa

LNV - “Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió Tôi hỏi nội tôi: "Dừa có tự bao giờ?" Trích: Dừa ơi
Quảng Ninh: Xử lý nghiêm các phương tiện thủy neo đậu sai quy định tại Vịnh Hạ Long

Quảng Ninh: Xử lý nghiêm các phương tiện thủy neo đậu sai quy định tại Vịnh Hạ Long

LNV - Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Hạ Long Nguyễn Tuấn Minh, cùng các lực lượng chức năng đã tổ chức ra quân lập lại trật tự ven bờ vịnh Hạ Long. Đây là hành động quyết liệt của thành phố Hạ Long nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ, vệ sinh môi trường trên vịnh Hạ Long.
Cần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước thải tại làng nghề

Cần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước thải tại làng nghề

LNV - Trong quá trình phát triển, khá nhiều làng nghề ở nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, rác thải, nhất là nước thải… ngày một gia tăng. Ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân tại khu vực này.
Đẩy mạnh hợp tác để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề

Đẩy mạnh hợp tác để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề

LNV - Sáng ngày 18/07/3023. Tại Văn phòng Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã diễn ra buổi làm việc giữa Hiệp hội làng nghề Việt Nam với Viện Môi trường và Phát triển bền vững.
Bắc Ninh: Xử phạt 98 triệu đồng về 12 trường hợp liên quan đến ô nhiễm môi trường tại Làng nghề Phong Khê

Bắc Ninh: Xử phạt 98 triệu đồng về 12 trường hợp liên quan đến ô nhiễm môi trường tại Làng nghề Phong Khê

LNV - Lực lượng chức năng thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã kiểm tra, xử phạt 12 trường hợp tại làng nghề Phong Khê với số tiền 98 triệu đồng về các hành vi liên quan đến ô nhiễm môi trường.
Tuyệt đối không chủ quan với bão số 1

Tuyệt đối không chủ quan với bão số 1

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu thực hiện nghiêm Công điện số 646/CĐ-TTg ngày 16/7/2023, tuyệt đối không được chủ quan dù đã có nhiều kinh nghiệm trong phòng chống bão.
Ống hút từ bã cà phê nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên

Ống hút từ bã cà phê nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên

LNV - Trước tình trạng ống hút nhựa được sử dụng rộng rãi như hiện nay từ các quán nước đến các xe đẩy ven đường. Ước tính mỗi ngày tại Việt Nam sẽ có đến 500 triệu ống hút nhựa qua sử dụng và bị thải ra môi trường. Xu hướng “sống xanh” đang được nhiều người tiêu dùng và ưa chuộng. Một trong những giải pháp tối ưu nhất để hưởng ứng phong trào này chính là thay thế ống hút nhựa khó phân hủy bằng cách sử dụng những loại ống hút bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu lượng lớn rác thải nhựa thải ra tự nhiên. Đó là lý do loại ống hút từ bã cà phê được ra đời.
Giải quyết những thách thức về môi trường làng nghề

Giải quyết những thách thức về môi trường làng nghề

LNV - Sáng ngày 29/6/2023, tại Hà Nội, Cục Kiểm soát ô nhiễm Môi trường phối hợp với Tổ chức Winrock International và các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khởi động Sáng kiến “ Giảm thiểu ô nhiễm không khí do hoạt động đốt mở” và Sáng kiến “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề gia công tái chế kim loại”.
Điểm sáng bảo vệ môi trường "Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế"

Điểm sáng bảo vệ môi trường "Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế"

LNV - Là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng (nghề cơ khí và nghề điêu khắc tượng gỗ), nhưng với phương châm “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”, xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) đã từng bước tạo lập không gian sinh sống trong lành, xanh mát cho nhân dân.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

LNV - “Vinamilk thay áo mới” là câu chuyện đã tốn không ít giấy mực từ truyền thông tới cộng đồng người tiêu dùng thời gian qua. Nhưng thực chất, “tấm áo ấy” chỉ là hình thức bên ngoài, đằng sau là cách mà Vinamilk khẳng định những giá trị mang tính di sản của thương hiệu như chất lượng - uy tín - phát triển bền vững bằng một ngôn ngữ trẻ trung, mới mẻ hơn.
Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

LNV - Những năm gần đây, công tác định hướng gắn phát triển làng nghề với các hoạt động du lịch được tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Các làng nghề cũng chủ động thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ từ chủ trương, chính sách của tỉnh nói trên để phát triển bền vững. Nhiều tour du lịch làng nghề được hình thành; lồng ghép, kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch có nghề, làng nghề tạo ấn tượng tốt với du khách.
Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang

LNV - Nhằm khẳng định vai trò, định vị ngành lúa gạo Việt Nam Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức “Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023”, diễn ra từ ngày 11 – 14/12, tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội

LNV - Mùa thu năm Canh Tuất (năm 1010), nhà vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử thăng trầm, kinh thành Thăng Long và nay là Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của người dân Việt Nam.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề

LNV - Thực hiện chương trình khuyến công quốc gia năm 2023, vừa qua, Sở Công thương Hà Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và công nghệ phát triển làng nghề tổ chức hội thảo “Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong làng nghề”
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động