Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Hà Nội: OCOP - Làng nghề: Hòa quyện và song hành

LNV - Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi hội tụ những giá trị, tinh hoa văn hóa, lịch sử ngàn đời của dân tộc,… cùng với những chủ trương, chỉ đạo phù hợp, đã tạo nên đột phá cho thành tựu của chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), 2 năm qua có gần 1000 sản phẩm được đánh giá và xếp hạng.
Nơi hội tụ tinh hoa

“Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều làng nghề, làng nghề truyền thống… Đây là nơi tập trung những nét tinh tú nhất của đời sống xã hội từ xa xưa của đất Kinh kỳ, cũng là nơi sở hữu những điều kiện tốt nhất về thị trường, khoa học… cho sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP phát triển…” - Cục trưởng cục Kinh tế hợp tác & Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Lê Đức Thịnh cho biết.

Có thể nói, làng nghề Hà Nội là nôi sản sinh các sản phẩm OCOP mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử riêng có, đa dạng về số lượng và chất lượng, trên tất cả 6 nhóm ngành. Giá trị ấy ẩn chứa nơi 47/52 làng nghề truyền thống và gần 1/3 làng nghề và làng có nghề trên toàn quốc, của Hà Nội; Hiện hữu nơi Bát Tràng, Làng Chuông, Hạ Thái, Thiết Úng, Vạn Phúc,… và cùng các sản phẩm OCOP đặc trưng đất Hà Thành: Gốm sứ - phù điêu, nón lá, tranh, khảm trai, lụa tơ tằm, tò he… vươn khắp năm châu, bốn bể,… Ước tính, trung bình mỗi năm, tổng doanh thu của các làng nghề trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 22.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều làng nghề có doanh thu cao đến 2.000-3.000 tỷ/năm như: Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ xã Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) đạt 2.850 tỷ đồng/năm; Làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức) đạt 1.600 tỷ đồng/năm;… Thu nhập bình quân của người lao động tại làng nghề đạt 5-6 triệu đồng/người/tháng.


Hội tụ OCOP Hà Nội.

Hà Nội còn là điểm đến của 29 triệu lượt khách/năm (chiếm trong đó là hơn 7 triệu lượt khách quốc tế từ hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu - số liệu năm 2019) với hơn 200 điểm du lịch trên toàn Thành phố; Được các tổ chức đánh giá xếp hạng trong 25 điểm đến hàng đầu thế giới (theo TripAdvisor, Business Insider, World Travel Awards,…). Thị trường bán lẻ của Thủ đô cho doanh thu gần 500.000 tỷ đồng/năm, có sức tiêu thụ lớn hàng đầu cả nước với hơn 10 triệu dân và mạng lưới 22 trung tâm thương mại, 134 siêu thị, 454 chợ (đầu mối và dân sinh), cùng hàng ngàn cửa hàng tiện lợi, tạp hóa…

Phát huy lợi thế

Trên cơ sở đó, sau hơn 2 năm triển khai chương trình OCOP, Hà Nội dự kiến đánh giá và xếp hạng cho gần 1000 sản phẩm OCOP trên toàn Thành phố. Chỉ tính riêng năm 2020, theo dự tính có hơn 800 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng. Hầu hết các sản phẩm OCOP này được hình thành và phát triển từ các làng nghề của 24 quận, huyện, thị xã có làng nghề và gần 1300 làng nghề, làng có nghề tại Thủ đô.

Về phía Thành phố, hàng loạt các chương trình, kế hoạch đã được triển khai hiệu quả như chương trình 02-Ctr/TU của Thành Ủy, nghị quyết số 11/2019/NQ-HDND của HDND, hay kế hoạch 100/KH-UBND ngày 15/5/2020 của UBND…. Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Nội đã triển khai kết nối với hầu hết các địa phương trên cả nước, các trung tâm - hệ thống siêu thị lớn về phát triển, hỗ trợ, xúc tiến, quảng bá sản phẩm OCOP thông qua các sự kiện đã thành thường niên; 08 điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với làng nghề, du lịch làng nghề đã được khai trương, bước đầu cho thấy dấu hiệu tích cực, tác động lớn đến hoạt động của các làng nghề khu vực. “Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước trong triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, phát triển OCOP và xúc tiến thị trường với nhiều sự kiện hiệu quả…” - minh chứng từ khẳng định của Cục trưởng Lê Đức Thịnh.


Lễ cắt băng khai trương điểm giới thiệu OCOP tại Bát Tràng. (Ảnh: ST)

Theo kế hoạch 100/KH-UBND, Sở Công Thương được UBND Thành phố giao nhiệm vụ khai trương và đưa vào hoạt động được 08 điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm tại: thị xã Sơn tây, quận Hà Đông, huyện Gia Lâm và Trung tâm OCOP Thành phố tại quận Hà Đông,… Hàng hóa bày bán trong các điểm giới thiệu, quảng bá nêu trên đều là các sản phẩm đạt thứ hạng từ 3 sao trở lên bao gồm sản phẩm lụa tơ tằm, rau củ quả an toàn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố và khu vực. Đây là các trung tâm làng nghề truyền thống lớn của Thủ đô, gắn trực tiếp với du lịch và là nơi thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế khi đến với Hà Nội, đáp ứng tiêu chí và mục tiêu của chương trình OCOP Quốc gia.
Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội - bà Trần Thị Phương Lan cho biết: Bước đầu, các điểm giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP phát huy được hiệu quả, là một trong những mắt xích giúp tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của địa phương.


Vạn Phúc - Làng lụa, điểm OCOP trung tâm.


Tương tự với các điểm tại Đường Lâm, Vạn Phúc…; Điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề truyền thống xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, đặt tại “Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt”, do Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh quản lý, với diện tích 3.300m2 và không gian kiến trúc độc đáo, nơi đây hội tụ nhiều sản phẩm làng nghề đặc sắc của Hà Nội như gốm sứ, mây tre đan, lụa, hàng thủ công mỹ nghệ... Đây sẽ là địa điểm chính thống giới thiệu, trưng bày, quảng bá và bán các sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn, các sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn huyện Gia Lâm, của Thủ đô và các tỉnh, thành lân cận; Phục vụ người dân, khách du lịch đến tham quan Làng nghề truyền thống xã Bát Tràng và các điểm du lịch tại huyện Gia Lâm.

Còn với điểm giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP ngành thủ công mỹ nghệ của Thủ đô tại trụ sở Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, 176 Quang Trung, quận Hà Đông; là điểm mang tính chất chuyên ngành, quy tụ những sản phẩm tinh hoa của thủ công mỹ nghệ trên toàn Thành phố.

“…Đây là những địa điểm giúp các chủ thể quảng bá giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Thông qua các địa chỉ này, các sản phẩm nông thôn tiêu biểu Hà Nội sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, làm cơ sở để các hợp tác xã, các doanh nghiệp, các đơn vị và bà con nông dân tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, Sở Công Thương Hà Nội sẽ phối hợp với các tỉnh, Thành phố trong cả nước, đưa các sản phẩm OCOP của các tỉnh, Thành phố đó giới thiệu đến người dùng Thủ đô cũng tại các điểm này” - Phó Giám đốc Trần Thị Phương Lan cho biết tại lễ khai trương điểm giới thiệu OCOP tại Bát Tràng.

Ngoài ra, cũng theo Bà Trần Thị Phương Lan: “Cuối năm 2020, Sở Công Thương Hà Nội dự kiến tiếp tục khai trương tiếp 01 điểm giới thiệu tại huyện Thanh Trì, 01 trung tâm của Thành phố tại đường Hoàng Quốc Việt. Phấn đấu năm 2021, mỗi quận, huyện, thị xã có tối thiểu 02 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP, làng nghề...”

Như vậy, các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP kỳ vọng sẽ tạo nên hệ thống chuỗi uy tín, hiệu quả giúp quảng bá và bán hàng lớn đến hơn 10 triệu dân của Thủ đô và khoảng 30 triệu lượt khách cho các chủ thể OCOP nói riêng, sản phẩm của gần 1300 làng nghề, làng có nghề của Hà Nội nói chung. Được biết, Hà Đông là đơn vị cấp quận/huyện đầu tiên chủ động thiết lập các điểm ở cấp quận với 04 điểm giới thiệu và bán sản phẩm từ chính sự hợp tác và hỗ trợ của các chủ thể OCOP có không gian cửa hàng phù hợp.

Giải pháp

Thực tế đã chứng minh, Hà Nội - với tất cả tiềm năng, lợi thế đã trở thành địa phương đi đầu trong hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP, nâng tầm sản phẩm làng nghề,…; Đặc biệt, khu vực làng nghề đang là điểm đến lý thú với các du khách mỗi khi đến với Thủ đô, và tất yếu, những sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề đang dần được hoàn thiện về bao bì, mẫu mã, chất lượng là những món quà không thể thiếu trong hành trang của mỗi du khách. Các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Thành phố đã phát huy hiệu quả, góp phần tích cực khích lệ và tạo sức hút lớn cho khu vực làng nghề, cho các chủ thể OCOP phát triển.

Tuy nhiên, khu vực làng nghề của Hà Nội vẫn đang đối mặt với những khó khăn, thách thức đòi hỏi Hà Nội cần quan tâm hơn nữa, cần có sự phối hợp trực tiếp từ các bộ, ngành Trung ương và địa phương khác nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực cho mục tiêu chung. Những vấn đề cần lưu ý như: (i) Nguyên liệu, liên kết tạo vùng nguyên liệu ổn định cho sản phẩm làng nghề, đặc biệt phục vụ xuất khẩu; (ii) Quy hoạch và tạo khu vực sản xuất riêng biệt, chuyên nghiệp cho các làng nghề; (iii) Môi trường làng nghề với các giải pháp tổng thể, dài hạn theo yêu cầu của tiến trình đô thị hóa khu vực làng nghề….

Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12-4-2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn là cơ sở quan trọng trong hỗ trợ phát triển làng nghề nói chung, OCOP nói riêng. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan đầu mối, điều tiết. Vấn đề đào tạo lao động khu vực làng nghề có tính đặc thù, khác với chủ trương Nghị định 1956/ND-CP, đòi hỏi cách thức đào tạo khác biệt, chú trọng truyền nghề - giữ nghề, có tính liên kết lao động vùng - miền; Đó còn là lĩnh vực khoa học công nghệ, nhận diện thương hiệu, tiếp thị cấp quốc gia… Tất cả nhằm nâng cấp, chuyên biệt - tinh túy hóa sản phẩm, là vấn đề mà không phải một mình Hà Nội có thể làm được.

Nên chăng, cần có sự phối hợp hơn nữa giữa bộ, ban, ngành Trung ương, Hà Nội và các địa phương nhằm thống nhất chương trình chung trên toàn quốc, mở rộng hợp tác quốc tế mà Hà Nội là
trung tâm, là đại diện…

Bài và ảnh: Nhóm PV

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao

Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, chị Võ Thị Thu Hằng (xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tìm tòi phát triển, đầu tư máy móc để sản xuất thành công các sản phẩm tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây có tác dụng tốt cho sức khỏe, được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

LNV - Theo thông tin từ Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng đạt gần 308.000 lượt, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

OVN - Hội chợ thương mại sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực Hà Tĩnh năm 2024 diễn ra từ ngày 29 đến 31/8 tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm.
Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024

Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024

OVN - Chiều ngày 29/08/2024, Ủy ban nhân dân Huyện tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền, triển khai Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP) Huyện Mê Linh năm 2024.
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

OVN - Từ chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại hội chợ, triển lãm và các kênh truyền thông, đến nay các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.

Tin khác

Đặc sản Chả cá Chày An Khánh

Đặc sản Chả cá Chày An Khánh

LNV - Ở các địa phương vùng ven biển Hải Phòng có nhiều món ăn đặc sản chế biến từ các loại cá biển, trong đó "Chả cá Chày" chả cá Thu.. do người dân xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng chế biến là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời. Riêng chả cá chày Đại Hợp là một sự kết hợp hoàn hảo từ nguyên liệu tươi ngon là cá chày và mực được đánh bắt từ biển, cùng với kỹ thuật chế biến, pha gia vị truyền thống nên đã là một trong những món ăn mang đậm hương vị biển và bản sắc văn hoá ẩm thực riêng của địa phương. Sản phẩm được người dân Hải Phòng và thực khách của nhiều tỉnh thành trong nước biết đến.
Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

LNV - Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và các chủ thể, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã có sự chuyển biến tích cực.
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

LNV - Năm 2024, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm', phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Những sản phẩm OCOP phụ nữ Bắc Kạn làm chủ

Những sản phẩm OCOP phụ nữ Bắc Kạn làm chủ

LNV - Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất OCOP ở Bắc Kạn do phụ nữ làm chủ đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần đưa đặc sản quê hương thành sản phẩm có thương hiệu trên thị trường.
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long

Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long

OVN - Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP Hạ Long, trùng với dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Yên Bái có thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2024

Yên Bái có thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2024

LNV - Thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, từ đầu năm đến nay, tỉnh Yên Bái đã công nhận được thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao, đạt 40% kế hoạch.
Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

LNV - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND quận Long Biên khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Sản phẩm OCOP của 38 tỉnh thành của cả nước đang quy tụ tại Công viên Long Biên

Sản phẩm OCOP của 38 tỉnh thành của cả nước đang quy tụ tại Công viên Long Biên

OVN - Tối 22/8, tại công viên Long Biên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND quận Long Biên khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
An Giang: Chợ Mới có thêm 7 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao

An Giang: Chợ Mới có thêm 7 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao

LNV - Vừa qua, UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) tổ chức họp Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện đợt 2 năm 2024.
Bánh đậu xanh Rồng Vàng Hoàng Gia - Sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của Hải Dương

Bánh đậu xanh Rồng Vàng Hoàng Gia - Sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của Hải Dương

LNV - Bánh đậu xanh Rồng Vàng Hoàng Gia của Công ty CP Hoàng Giang (TP Hải Dương) đã được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia. Cùng tận mắt ngắm quy trình làm ra loại sản phẩm đầu tiên và duy nhất hiện nay của Hải Dương đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Hà Nội: Thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm nông sản được chứng nhận OCOP định kỳ 1 lần/năm

Hà Nội: Thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm nông sản được chứng nhận OCOP định kỳ 1 lần/năm

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 4227/QĐ-UBND phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2030.
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024

Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024

OVN - Phú Yên tập trung hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP đạt 4 sao và tiềm năng 5 sao, sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Quảng Nam: Hơn 400 sản phẩm OCOP, làng nghề tham gia Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Quảng Nam: Hơn 400 sản phẩm OCOP, làng nghề tham gia Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm

LNV - Nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề truyền thống, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, tối ngày 8/8, Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khai mạc Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp lần thứ V và Hội thi cán bộ giỏi năm 2024.
Nem chua Lai Vung - Tinh hoa ẩm thực đồng bằng sông Cửu Long

Nem chua Lai Vung - Tinh hoa ẩm thực đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Từ việc được chứng nhận OCOP 4 sao đến việc được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là "Làng nghề di sản văn hóa phi vật thể quốc gia," nem chua Lai Vung không chỉ khẳng định giá trị ẩm thực độc đáo mà còn tỏa sáng như một biểu tượng văn hóa của miền Tây Nam Bộ.
Hà Giang: Xây dựng thương hiệu cho thịt lợn đen

Hà Giang: Xây dựng thương hiệu cho thịt lợn đen

LNV - Hà Giang là vùng đất nằm ở địa đầu Tổ quốc, không chỉ nổi bật với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và cảnh quan hữu tình mà còn gây ấn tượng mạnh với nền văn hóa ẩm thực độc đáo và đa dạng. Nơi đây là quê hương của nhiều món ăn truyền thống đặc sắc như thắng cố và cơm lam. Đặc biệt, thịt lợn đen của Hà Giang là một điểm nhấn ẩm thực không thể bỏ qua. Với những món ăn chế biến từ thịt lợn đen như thịt lợn hấp, nướng, xào sả ớt, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt về độ săn chắc, hương thơm và thớ thịt dày, mang đến một trải nghiệm ẩm thực phong phú và tuyệt vời.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đạ
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

LNV - Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phát triển các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc thực vật rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ bệnh tật.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động