Hà Nội: 36°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 36°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Hà Nội chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa: Mở hướng cho nông dân làm giàu

TBV - Sau một năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả theo Quyết định số 5931/QĐ-UBND ngày 31-10-2018 của UBND thành phố Hà Nội về phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đến năm 2020, nhiều mô hình sản xuất mới đã được hình thành, đem lại giá trị cao trên mỗi héc ta canh tác, mở hướng làm giàu cho nông dân. Để phát triển bền vững, thành phố khuyến khích việc chuyển đổi canh tác gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, hình thành vùng sản xuất tập trung.
Nông dân làm giàu trên đất lúa

Do ruộng đất trũng, cấy lúa kém hiệu quả, ông Bạch Văn Nghị ở xã Phú Túc (huyện Phú Xuyên) đã chuyển đổi 1ha lúa sang nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng cây ăn quả, như bưởi Diễn, cam Canh... Từ khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mỗi năm mô hình này cho thu nhập 400-500 triệu đồng, cao gấp 5-6 lần so với trồng lúa.

Tương tự, gia đình ông Hoàng Văn Chính ở xã Tàm Xá, huyện Đông Anh đã cải tạo một mẫu ruộng trước đây trồng ngô, lúa chuyển sang trồng quất cảnh. Theo ông Chính, tuy trồng quất cảnh phải chăm sóc vất vả hơn, nhưng sau khi trừ chi phí, mỗi năm vườn quất cho thu nhập hơn 500 triệu đồng, cao hơn trồng lúa, ngô trước đây nhiều.

Hiện nay, xã Tàm Xá (huyện Đông Anh) đã chuyển đổi hơn 100ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng nhiều loại cây khác, trong đó có hơn 55ha quất cảnh, cho thu nhập bình quân lên tới gần 2 tỷ đồng/ha/năm. Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Văn Thiềng cho biết, đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được 1.743ha đất lúa sang trồng rau an toàn, hoa cây cảnh, nuôi thủy sản. Nhìn chung, các mô hình sản xuất mới phát huy hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng/ha/năm.


Ngoài nâng cao giá trị kinh tế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả đã giúp Hà Nội hình thành nhiều vùng chuyên canh tập trung.Trong ảnh: Thu hoạch cam tại xã Kim An (huyện Thanh Oai). Ảnh: Thái Hiền


Từ thực tế triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Hà Nội cho thấy, đây chính là giải pháp mở hướng cho nông dân làm giàu. Theo bà Hoàng Thị Hòa, Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Sở NN&PTNT), đến nay, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn Hà Nội cơ bản được thực hiện theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13-4-2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Theo đó, nhiều vùng sản xuất lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi thủy sản, trồng rau, hoa cho giá trị kinh tế cao hơn từ 3 đến 8 lần.

Hiện, trên địa bàn thành phố đã có hơn 7.747ha và dự kiến đến năm 2020 có 8.407ha đất trồng lúa chuyển sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm và kết hợp nuôi trồng thủy sản. Trong đó, riêng giai đoạn 2018-2020 có 1.844ha chuyển đổi theo Quyết định số 5931/QĐ-UBND.

"Đặc biệt từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hà Nội đã hình thành một số vùng chuyên canh tập trung như vùng sản xuất rau an toàn ở các huyện Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm... (cho giá trị sản xuất 400-500 triệu đồng/ha/năm), vùng trồng cây ăn quả ở Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Gia Lâm (cho giá trị từ 500 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng/ha/năm)...", bà Hoàng Thị Hòa thông tin.

Chuyển đổi cần phù hợp với thực tế

Hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đã rõ. Vấn đề đặt ra là việc chuyển đổi phải bảo đảm theo đúng quy hoạch, tránh tình trạng tự phát, phát triển ồ ạt ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm.

Theo Chủ tịch UBND xã Sơn Công (huyện Ứng Hòa) Nguyễn Sỹ Tuấn, ngày 11-7-2019 Chính phủ ban hành Nghị định 62/2019/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, song hiện các bộ, ngành chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện nên thực tế triển khai ở cơ sở lúng túng. "Có hướng dẫn cụ thể địa phương mới tránh được tình trạng chuyển đổi theo phong trào, ảnh hưởng đến đầu ra sản phẩm", ông Tuấn kiến nghị.


Nông dân xã Song Phương (huyện Hoài Đức) chăm sóc rau. Ảnh: Thái Hiền


Cũng từ góc độ địa phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Trần Công Thành cho biết, hiện tại đối với các vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả dự kiến chuyển đổi sang những loại cây trồng khác, huyện yêu cầu các xã, thị trấn lập quy hoạch chi tiết gồm: Diện tích chuyển đổi, hệ thống thủy lợi, loại cây trồng, vật nuôi.

Căn cứ quy hoạch, huyện sẽ xây dựng các đề án phát triển sản phẩm của vùng chuyển đổi theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ; liên kết với doanh nghiệp tạo đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, cùng với đó, các sở, ngành nghiên cứu, triển khai giải pháp hỗ trợ vùng chuyển đổi đầu tư cơ sở hạ tầng như: Đường điện, đường giao thông, thủy lợi nội đồng...

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, trong Quyết định số 5931/QĐ-UBND, UBND thành phố đã có những định hướng rất rõ, đó là việc chuyển đổi phải thực hiện đúng quy trình, thủ tục, bảo đảm công khai, minh bạch đến các hộ dân, hình thành các vùng sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung quy mô lớn; nghiêm cấm việc chuyển đổi tràn lan, tự phát. Thành phố khuyến khích các hộ dân tự dồn thửa, đổi ruộng cho nhau hoặc liên kết nhiều hộ với nhau để thành diện tích canh tác lớn, thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Các địa phương khi làm đề án chuyển đổi phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của địa phương.

Ông Chu Phú Mỹ thông tin, Sở NN&PTNT tiếp tục phối hợp với các địa phương rà soát diện tích trồng lúa kém hiệu quả, nghiên cứu lựa chọn loại cây trồng phù hợp nhu cầu thị trường, khai thác được lợi thế về đất đai, bảo đảm khả năng tiêu thụ ổn định. Đồng thời, việc chuyển đổi gắn liền với ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cao hiệu quả để phát triển ổn định, bền vững.

"Cùng với đó, chính quyền địa phương phải thường xuyên kiểm tra công tác chuyển đổi ở từng hộ, nghiêm cấm việc làm nhà ở, công trình không phục vụ sản xuất nông nghiệp trên khu đất chuyển đổi. Nếu để xảy ra vi phạm thì lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm”, ông Chu Phú Mỹ nhấn mạnh.

Ngọc Quỳnh/Theo HNM

Tin liên quan

Tin mới hơn

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

LNV - Khởi nguồn là món ăn dân dã, theo dòng thời gian, bánh gai xứ Dừa, thuộc xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành món ăn đặc sản, được đưa đến mọi miền đất nước. Nhờ đó, nghề làm bánh gai đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình ở xứ Dừa.
Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

LNV - Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam đang tìm thấy cơ hội hồi sinh nhờ ứng dụng thương mại điện tử. Điển hình trong số đó là làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và các làng nghề tại huyện Phú Xuyên.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

LNV - Nghề dệt thổ cẩm làng Hà Ri, Thạnh Quang và Tà Lét ở xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định là nét văn hóa lâu đời của đồng bào Ba Na, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần người dân nơi đây.
Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Thái Bình từ lâu đã được biết đến là vùng đất của những làng nghề truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa qua nhiều thế hệ. Trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách giữ gìn bản sắc quê hương.
Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

LNV - Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

LNV - Các làng nghề ở Hà Nam đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao. Trước xu thế hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các làng nghề cần linh hoạt đổi mới để phát triển bền vững.

Tin khác

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) có tuổi đời trên trăm năm tuổi, là đặc sản trứ danh của tỉnh Bến Tre. Người dân của làng nghề ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.
5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

LNV - Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó Làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

LNV - Giữa lòng thành phố tấp nập, những dòng nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh,... vẫn tồn tại len lỏi và vang vọng như một phần nghệ thuật không thể thiếu của mảnh đất trải qua hơn 300 năm lịch sử. Đó là câu chuyện về xưởng chế tác đàn thủ công của ông Huỳnh Văn Sắn, một người thợ đã gắn bó với công việc “thổi hồn” vào từng thớ gỗ, dây đàn truyền thống suốt gần 20 năm.
Nghề làm dưa bồn bồn

Nghề làm dưa bồn bồn

LNV - Chế biến dưa bồn bồn là nghề truyền thống ở Cà Mau, nghề rất phổ biến tại xứ Mũi. Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.
Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

LNV - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nón theo chân các bà, các mẹ, các chị em lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất. Nón không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Tày.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

LNV - Tối 11/4, Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2025 với chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã khai mạc. Sự kiện do Sở Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

LNV - 11 làng nghề truyền thống, hơn 400 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng tỷ lệ vi phạm gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay gần như bằng 0. Từ khi triển khai mô hình làng nghề xanh - sạch - đẹp, từng con ngõ, từng bãi tập kết rác, từng hầm xử lý nước thải đều được người dân tự quản chặt chẽ. Làng nghề không chỉ làm ra sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà đang đặt ra cả những chuẩn mực mới cho mục tiêu phát triển bền vững.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

LNV - Cây mận tam hoa không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động của TP Sơn La.
Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

LNV - Khởi nguồn là món ăn dân dã, theo dòng thời gian, bánh gai xứ Dừa, thuộc xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành món ăn đặc sản, được đưa đến mọi miền đất nước. Nhờ đó, nghề làm bánh gai đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đì
Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng

LNV - Từ đầu tháng 4-2025 đến nay, giá lợn hơi trên địa bàn cả nước ổn định và có xu hướng giảm từ 5-8% so với mức đỉnh trong tuần đầu tháng 3-2025. Dự báo, giá tiếp tục theo xu hướng giảm nhẹ.
Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

LNV - Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, trong đó có nội dung quan trọng về bảo vệ môi trường, nhiều mô hình nông nghiệp xanh đã hình thành và phát huy hiệu qu
Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2312/QĐ-UBND ngày 7-5-2025 về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành An toàn thực phẩm (ATTP) tại các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm b
Giao diện di động