Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 33°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Giữ lửa làng nghề đúc đồng Lộng Thượng

LNV - Làng Lộng Thượng, xã Đại Đồng (làng Rồng) nổi tiếng là cái nôi của nghề đúc đồng ở tỉnh Hưng Yên. Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, làng nghề vẫn bền bỉ tồn tại, chắt chiu tinh hoa từ bàn tay người thợ thổi hồn vào từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, góp phần khẳng định thương hiệu đồ đồng Lộng Thượng trên bản đồ làng nghề Việt.
Giữ lửa làng nghề đúc đồng Lộng Thượng

Nơi lửa nghề chưa bao giờ tắt

Lộng Thượng là một trong 4 làng nghề đúc đồng nổi tiếng của xã Đại Đồng, cùng với Văn Ổ, Xuân Phao và Bùng Đông. Theo sử sách, tổ nghề đúc đồng là Quốc sư Khổng Minh Không (triều Lý), người đã truyền dạy kỹ nghệ luyện kim cho dân làng. Trải qua bao biến thiên lịch sử, làng Lộng Thượng không chỉ giữ vững nghề truyền thống mà còn phát triển mạnh, nhất là các dòng sản phẩm thờ cúng như đỉnh, lư, hạc, chân nến, mâm bồng, chuông đồng… vốn đòi hỏi kỹ thuật cao và tay nghề tinh xảo.

Từ khi được công nhận là làng nghề truyền thống năm 2004, địa phương đã quan tâm hỗ trợ người dân vay vốn, cải thiện cơ sở hạ tầng, tham gia hội chợ quảng bá sản phẩm. Đến nay, cả thôn có khoảng 200 hộ duy trì nghề đúc đồng; trong đó không ít hộ đã mạnh dạn đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Dẫu vậy, phần lớn vẫn là mô hình sản xuất nhỏ lẻ, thủ công, với nhiều công đoạn phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm cá nhân.

Điểm đặc biệt của nghề đúc đồng ở Lộng Thượng là sự cầu kỳ ngay từ khâu làm khuôn; từ việc chọn loại đất đen trộn trấu, sét, giấy dó… đến thao tác “lấy thịt” để kiểm soát độ dày mỏng của lớp đồng, tất cả đều đòi hỏi sự tinh tế và cảm quan cao. Một sản phẩm thành công là kết quả của cả quá trình lao động tỉ mỉ, mang theo dấu ấn riêng của từng nghệ nhân.

Gìn giữ “hồn nghề” qua từng thế hệ

Giữa làng nghề có lịch sử lâu đời, nghệ nhân Dương Văn Tập, chủ cơ sở đồ đồng Tập Yên là người tiên phong theo đuổi hướng đi riêng biệt: Đúc tượng truyền thần; đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi trình độ tạo hình, thẩm mỹ và cảm xúc rất cao. Cách đây 15 năm, nhận thấy thị trường cần những sản phẩm mang tính cá nhân hóa, anh Tập quyết tâm học hỏi và nghiên cứu sâu về kỹ thuật đúc tượng truyền thần.

Theo anh Tập, công đoạn khó nhất chính là tạc mẫu theo ảnh. Từ một tấm ảnh chân dung, nghệ nhân phải phác họa, nặn mẫu bằng đất sét hoặc sáp, chỉnh sửa thủ công đến từng đường nét nhỏ nhất. “Tượng truyền thần không chỉ giống khuôn mặt mà phải truyền tải được thần thái, khí chất và phong cách sống của người trong ảnh”, anh Tập chia sẻ.

Một nghệ nhân tiêu biểu của làng nghề, ông Nguyễn Văn Hồng, chủ cơ sở đồ đồng mỹ nghệ Hồng Thắm cho biết: “Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm công nghiệp, điều cốt lõi giúp làng nghề tồn tại là giữ được giá trị truyền thống nhưng không ngừng đổi mới mẫu mã, kỹ thuật. Chúng tôi luôn chú trọng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, có giá trị văn hóa riêng biệt như đỉnh, chuông, lư hương…, đó là thế mạnh mà không phải làng nghề nào cũng có”.

Nhờ tư duy nhạy bén, cơ sở sản xuất của ông Hồng đã từng bước mở rộng thị trường, không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu, đáng chú ý là có các đơn hàng từ thị trường khó tính như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc…

Các sản phẩm của làng nghề Lộng Thượng được đánh giá cao bởi độ bền, vẻ đẹp cổ kính và kỹ thuật hoàn thiện tinh xảo. Anh Dương Việt Bách, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề đúc đồng Lộng Thượng tâm sự: Hiện nay làng nghề đang đứng trước cơ hội và thách thức song hành.Một mặt, nhu cầu thị trường về các sản phẩm thờ cúng, đồ phong thủy, tượng truyền thần… ngày càng lớn; mặt khác, lực lượng lao động kế cận lại thiếu hụt, phần vì làm nghề vất vả, lại kén khách, phần vì thiếu người truyền lửa cho thế hệ trẻ. Do vậy, chúng tôi xác định phải đào tạo lớp thợ trẻ bài bản để tiếp nối nghề.

Giữa dòng chảy hiện đại, khi máy móc có thể sản xuất hàng nghìn sản phẩm giống hệt nhau, thì mỗi sản phẩm thủ công từ làng nghề đúc đồng Lộng Thượng lại mang trong mình một cá tính riêng, đậm chất văn hóa dân tộc.

Bằng sự tâm huyết của những nghệ nhân như anh Dương Văn Tập, ông Nguyễn Văn Hồng… cùng sự đồng hành của chính quyền và cộng đồng, nghề đúc đồng Lộng Thượng không chỉ sống mãi, mà còn vươn xa, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.

Phạm Văn Hà

Tin liên quan

Bắc Ninh:  Phát triển các sản phẩm công nghiệp  nông thôn tiêu biểu

Bắc Ninh: Phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

LNV - Các hoạt động khuyến công được các đơn vị tại Bắc Ninh tổ chức nhiều năm qua. Thông qua việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nhằm tôn vinh các sản phẩm chất lượng, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Chủ tịch nước: Sự sáng tạo tạo nên giá trị bền vững cho sản phẩm truyền thống

Chủ tịch nước: Sự sáng tạo tạo nên giá trị bền vững cho sản phẩm truyền thống

LNV - Chủ tịch nước nhấn mạnh sự sáng tạo và tài hoa của các nghệ nhân là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự độc đáo và giá trị bền vững cho những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Tin mới hơn

Nghề dệt lanh của người Mông trên Cao nguyên đá

Nghề dệt lanh của người Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Người Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn có đời sống văn hóa đặc sắc, lâu đời với nhiều nghề truyền thống được gìn giữ qua hàng trăm năm. Nếu như cây khèn là biểu tượng cho sự tài hoa, bản lĩnh của đàn ông người Mông, thì kỹ năng se lanh, dệt vải thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ.
Giữ lửa làng nghề đúc đồng Lộng Thượng

Giữ lửa làng nghề đúc đồng Lộng Thượng

LNV - Làng Lộng Thượng, xã Đại Đồng (làng Rồng) nổi tiếng là cái nôi của nghề đúc đồng ở tỉnh Hưng Yên. Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, làng nghề vẫn bền bỉ tồn tại, chắt chiu tinh hoa từ bàn tay người thợ thổi hồn vào từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, góp phần khẳng định thương hiệu đồ đồng Lộng Thượng trên bản đồ làng nghề Việt.

Tin khác

Làng Gốm Chăm Bình Đức: Nơi Lưu Giữ Hồn Cốt Văn Hóa Chăm

Làng Gốm Chăm Bình Đức: Nơi Lưu Giữ Hồn Cốt Văn Hóa Chăm

LNV - Nằm lặng lẽ ở vùng đất Bình Đức, tỉnh Bình Thuận, làng gốm Chăm Bình Đức – hay còn gọi thân thuộc là gốm Gọ – không chỉ là một làng nghề truyền thống, mà còn là nơi lắng đọng linh hồn văn hóa của cộng đồng người Chăm qua hàng trăm năm. Đây là nơi những đôi bàn tay khéo léo, đầy kiên nhẫn của các nghệ nhân đã và đang gìn giữ một di sản sống động, vừa là kế sinh nhai, vừa là biểu hiện của bản sắc dân tộc Chăm bền bỉ trước thời gian.
Chùa gốm sứ độc đáo bậc nhất Việt Nam bên làng nghề nghìn năm tuổi: Vừa đẹp lạ, vừa linh thiêng kỳ bí

Chùa gốm sứ độc đáo bậc nhất Việt Nam bên làng nghề nghìn năm tuổi: Vừa đẹp lạ, vừa linh thiêng kỳ bí

LNV - Chùa gốm sứ độc đáo bậc nhất Việt Nam, nằm bên làng nghề nghìn năm tuổi, vừa đẹp lạ, vừa linh thiêng kỳ bí, thu hút du khách khám phá văn hóa cổ xưa.
Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An

LNV - Ở bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An), cộng đồng người Thái đang cùng nhau phát triển nghề dệt thổ cẩm đã có lịch sử lâu đời. Bằng tình yêu nghề và đôi bàn tay khéo léo, họ âm thầm đánh thức khung cửi, giữ màu cho nghề dệt truyền thống của người Thái trên mảnh đất này.
Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

LNV - Các làng nghề nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh hút khách du lịch nhờ hương vị đậm đà, quy trình chế biến thủ công và trải nghiệm văn hóa độc đáo ven biển.
Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

LNV - Vùng Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều năm qua, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống dần dần chuyển sang nghề khác, chủ yếu là thương mại - dịch vụ.
Chả cá Lã Vọng -  đặc sản đất Hà thành

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành

LNV - Chả cá Lã Vọng - một món ẩm thực đặc trưng của Hà Nội. Miếng chả cá vàng ruộm, thơm lừng ăn kèm húng láng, thìa là, rau mùi cùng ớt tươi và mắm tôm - những thứ gia vị độc đáo chỉ có ở món này.
Nghề làm bún Đa Mai

Nghề làm bún Đa Mai

LNV - Trong khi nhiều làng nghề thủ công truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một bởi khó khăn về đầu ra sản phẩm thì nghề làm bún tại phường Đa Mai, Bắc Giang (nay là Bắc Ninh) lại ngày càng phát triển, tạo thu nhập ổn định và đem lại cuộc sống khấm khá cho nhiều hộ dân.
Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

LNV - Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ nằm tại xã Phú Tân, tỉnh An Giang (mới), có lịch sử hàng trăm năm. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ và kế thừa, nghề làm bánh phồng không chỉ là sinh kế của người dân địa phương mà còn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng, góp phần giữ gìn bản sắc làng nghề xưa.
Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

LNV - Làng nghề gốm Gia Thuỷ được hình thành và phát triển đến nay hơn 60 năm, trong suốt ngần ấy thời gian, gốm Gia Thuỷ đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật thủ công đặc sắc được hình thành từ đất.
Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

LNV - Vừa là vùng trồng nhãn lớn nhất tỉnh, vừa lưu giữ nhiều giống nhãn cổ quý, xã Tân Hưng đang trở thành điểm sáng trong phát triển nông nghiệp đặc sản.
Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

LNV - Chiều 11-7, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại kiểm tra mô hình "Sản xuất hoa sen gắn với xây dựng nhãn hiệu và phát triển du lịch tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng" tại xã Chuyên Mỹ (Hà Nội).
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống của dân tộc, mà còn gửi gắm những thông điệp nghĩa tình, phản ánh tâm tư, tình cảm và khát vọng hạnh phúc bình dị của người Việt Nam.
Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

LNV - Hà Nội từ lâu được biết đến là vùng đất giàu truyền thống thủ công với mạng lưới làng nghề lớn và đa dạng bậc nhất cả nước. Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 334 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận chính thức. Không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa lâu đời, những làng nghề này còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, với tổng giá trị sản xuất hàng năm vượt 24.000 tỷ đồng.
Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

LNV - Hình thành cách đây khoảng 20 năm, nghề hấp cá xuất khẩu ở xã Cửa Việt mang lại thu nhập khá cao cho các cơ sở chế biến và tạo sinh kế ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Dù vậy, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các cơ sở hấp cá nằm rải rác trong khu dân cư không còn phù hợp vì ảnh hưởng đến môi trường. Mong muốn của chính quyền địa phương và các hộ dân là sớm đưa các cơ sở vào khu làng nghề tập trung để hoạt động ổn định. Song nguyện vọng đó đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

LNV - Làng Giá nằm ở xã Yên Đỗ, Hoài Đức, Hà Nội. Nơi này có một thứ bánh nức tiếng gần xa, đó là bánh gai làng Giá đến nỗi có câu ca dao về bánh gai ở đây đã ra đời: “Bánh gai làng Giá thơm ngon. Con gái làng Giá tươi giòn sắc xuân”.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Lào Cai: Thêm 62 sản phẩm mới được công nhận đạt OCOP năm 2025

Lào Cai: Thêm 62 sản phẩm mới được công nhận đạt OCOP năm 2025

LNV - Từ đầu năm đến nay, tỉnh Lào Cai đã tổ chức 14 lượt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tại các địa phương, qua đó, công nhận thêm 62 sản phẩm OCOP mới năm 2025, vượt 14,8% so với kế hoạch đề ra.
Lù Văn Niên – Thanh niên người Mông làm giàu từ mô hình chăn nuôi tuần hoàn

Lù Văn Niên – Thanh niên người Mông làm giàu từ mô hình chăn nuôi tuần hoàn

LNV - Từ hai bàn tay trắng, Lù Văn Niên – một thanh niên dân tộc Mông ở bản Cang Phiêng, xã Pi Toong, huyện Mường La (Sơn La) đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi tuần hoàn theo hướng hàng hóa. Nhờ sự nỗ lực, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm, anh đã không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
Nghề dệt lanh của người Mông trên Cao nguyên đá

Nghề dệt lanh của người Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Người Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn có đời sống văn hóa đặc sắc, lâu đời với nhiều nghề truyền thống được gìn giữ qua hàng trăm năm. Nếu như cây khèn là biểu tượng cho sự tài hoa, bản lĩnh của đàn ông người Mông, thì kỹ năng se lanh, dệt vải thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ.
Phụ nữ Sơn La – Lực lượng nòng cốt xây dựng nông thôn mới

Phụ nữ Sơn La – Lực lượng nòng cốt xây dựng nông thôn mới

LNV - Sự vào cuộc tích cực của các cấp Hội phụ nữ tỉnh Sơn La đã góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hội viên phụ nữ không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn khẳng định vai trò trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và giảm nghèo bền vững.
Hà Nội tham gia xúc tiến thương mại tại Hội chợ Home & Gift năm 2025

Hà Nội tham gia xúc tiến thương mại tại Hội chợ Home & Gift năm 2025

LNV - Thực hiện Chương trình 05/CTr-UBND của UBND TP Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức đoàn công tác xúc tiến thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP tại Vương quốc Anh và thị trường Châu Âu; tham gia Hội chợ thủ
Giao diện di động