Gà đồi Hoài Ân đặc sản vùng trung du Bình Định
Huyện Hoài Ân thực hiện lộ trình để làm chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Gà đồi Hoài Ân
Nhận thấy tiềm năng về kinh tế vườn của vùng đất trung du đang ngủ yên, chính quyền huyện Hoài Ân đánh thức tiềm năng vùng đất quê hương bằng nhiều chính sách hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn người dân chọn giống gà ta nuôi thích hợp với mô hình nuôi gà thả đồi thay vì nuôi gà nhốt chuồng. Đây là hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi và trở thành động lực phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương.Từ mục tiêu đó, phong trào nuôi gà ta thả đồi phát triển mạnh, nhân rộng mô hình trên toàn huyện Hoài Ân, trở thành địa phương đi đầu trong phong trào nuôi gà ta thả đồi tại Bình Định tạo được tên thương hiệu mỗi khi nhắc đến gà đồi Hoài Ân Bình Định.
Người tiên phong nuôi gà ta thả đồi ở Hoài Ân là ông Mai Văn Rõ ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây. Ông Rõ vốn người dân quê biển ở phường Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn. Ban đầu, ông thuê của UBND xã Ân Tường Tây 4ha đất khô cằn sỏi đá nằm lưng chừng đồi Gò Loi để trồng rừng kết hợp chăn nuôi tổng hợp.Hết hợp đồng thuê đất, ông mua dần những diện tích đất của người dân địa phương, đến nay ông sở hữu khoảng 10ha đất đồi. Sau này, ông chuyển hẳn sang nuôi gà ta thả đồi. Ban đầu, ông nuôi vài trăm con, sau tăng dần lên nghìn con, rồi vài ba nghìn con. Đến nay, ông Rõ đang sở hữu hàng chục dãy chuồng với đàn gà ta hơn 30.000 con.
Anh Nguyễn Giang Trí con rể của ông Mai Văn Rõ chủ Trại gà đồi Gò Loi chia sẻ về nuôi gà đồi
Chúng tôi có dịp về thăm đàn gà thả đồi của ông Mai Văn Rõ không khỏi ngạc nhiên trước số lượng đàn gà thả đồi trong vườn lên đến hàng chục nghìn con. Những chú gà có màu lông ngũ sắc đang đủng đỉnh mổ những hạt thức ăn ở dưới đất, xung quanh cây xanh trồng xen kẽ nhau, đàn gà túm tụm từng nhóm đứng rỉa lông, rỉa cánh, chốc chốc lại mổ nhau chí chóe.Đàn gà chỉ quanh quẩn xung quanh khu vườn và rất hạn chế chạy ra ngoài. Khu vườn được rào kỹ càng bằng dây thép và chúng chỉ ăn, chơi, đi dạo bên trong khu vườn đã được bảo vệ bởi sự chăm sóc của chủ vườn.
Gà sống thích nghi với môi trường xung quanh, nếu trời mùa chúng tự tìm chỗ trú hoặc chạy vào chuồng
Giống gà này có điểm kỳ thú, chúng nuôi thả tự do đi lại, không bị nhốt trong chuồng, gia chủ tận dụng nguồn thức ăn bên ngoài từ thiên nhiên trên đồi để nuôi chúng nên thịt gà săn chắc và thơm ngon hơn so với giống gà nuôi nhốt chuồng. Gà thả đồi Hoài Ân thường chia làm hai loại là gà lông màu và gà mía.Gà thả đồi không chỉ ăn cám thông thường mà còn ăn lá cây thảo dược, cây cỏ thuốc nam để phòng bệnh cho gà không bị mắc các dịch bệnh. Những lúc bị bệnh nặng, gà vẫn phải dùng thuốc kháng sinh nhưng chủ yếu chúng đều được bảo vệ sức đề kháng hàng ngày nhờ các giống cây thảo dược, thuốc nam. Bởi vậy, gà da vàng, thịt thơm ngon, hương vị rất đặc biệt chỉ có ở gà đồi Hoài Ân.
Giống gà thả đồi đầu tư chi phí lớn hơn nuôi gà nhốt chuồng. Nhưng khi muôi số lượng lớn, quy mô lớn thì mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đặc tính giống gà này nuôi thả rông, ăn cám, ăn thảo dược, men vi sinh, thuốc bắc tăng sức kháng thể và tăng chất lượng gà thơm ngon hơn. Ngoài ra, chúng có thể ăn thêm bả bia, các loại bắp ngô tạo màu vàng trên da gà, nên da gà đồi Hoài Ân có màu vàng óng ánh rất đặc trưng. Đến nay, ông Mai Văn Rõ đã xây dựng thành công mô hình Hợp tác xã Gà đồi Gò Loi để hội viên giúp đỡ nhau cùng phát triển nghề chăn nuôi mới mẻ này.Chính bởi lẽ đó, gà đồi Hoài Ân đã tạo nên thương hiệu nổi tiếng tại vùng đất Bình Định. Vì thế, huyện Hoài Ân thực hiện lộ trình để làm chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Gà đồi Hoài Ân, tạo bước tiến đưa sản phẩm gà đồi Hoài Ân ra thị trường trong và ngoài nước với niềm tự hào về vùng đất trung du của tỉnh Bình Định.
Bài, ảnh: Mỹ Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
11:55 | 11/07/2025 OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân