Hà Nội: 18°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP

LNV - Phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ “hữu cơ”, sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn.

Sáng 22/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP”.

Sản phẩm OCOP và du lịch nông thôn có mối quan hệ “hữu cơ”

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 5 năm triển khai Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (Chương trình OCOP), đến nay cả nước có 10.322 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của 5.361 chủ thể (51 sản phẩm 5 sao).

Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Ông Phương Đình Anh - Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương - cho biết, Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới đã bước sang năm thứ 13, khi tổng kết chương trình giai đoạn 1 (2010 - 2015), chương trình có bất cập đó là khá nhiều đia phương còn tập trung quá nhiều cho phát triển hệ thống hạ tầng mà chưa chú trọng phát triển sản xuất nâng cao thu nhập của người dân ở nông thôn.

Tuy nhiên, ở những năm đầu tiên ở giai đoạn 2 chương trình, từ năm 2016, Ban Chỉ đạo Trung ương và lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chú trọng đến vấn đề này hơn và đưa ra các giải pháp thúc đẩy sản xuất trên toàn nông thôn, giúp người nông dân nâng cao thu nhập. Từ đó, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP ra đời vào năm 2018.

“Đến nay, chương trình OCOP đã khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền. Hình thành nhiều sản phẩm OCOP gắn với vai trò như một “đại sứ” chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn của vùng, miền. Thúc đẩy hướng đi về phát triển sinh kế ở những vùng khó khăn và các nhóm yếu thế như: đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ”, ông Đình Anh tóm tắt về OCOP.

Ông Phương Đình Anh cho rằng, phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ “hữu cơ”, sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn. Bên cạnh đó, sản phẩm OCOP cũng góp phần truyền tải các câu chuyện và giá trị văn hóa về du lịch nông thôn. Ở chiều ngược lại, du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP.

Tuy nhiên, theo ông Phương Định Anh, trong mối quan hệ “hữu cơ” này còn một số mặt hạn chế. Theo đó, mặc dù các tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai đồng bộ chương trình OCOP, chương trình du lịch nông thôn và các chương trình khác. Tuy nhiên, có những kế hoạch chưa có sự gắn kết với nhau như kế hoạch phát triển du lịch nông thôn chưa có sự thể hiện rõ vai trò góp phần thúc đẩy sản phẩm OCOP, hay có kế hoạch chỉ tập trung thúc đẩy nhiều sản phẩm OCOP lại thiếu giải pháp kết nối với chương trình phát triển du lịch nông thôn địa phương.

Các sản phẩm OCOP Hậu Giang trưng bày tại siêu thị.
Các sản phẩm OCOP Hậu Giang

Hậu Giang hiện có hơn 40.000ha cây ăn trái, trên cơ sở đó, tỉnh xác định, nông nghiệp là bệ đỡ nền kinh tế của tỉnh. Kinh tế nông nghiệp của tỉnh đã có bước tăng trưởng khá, trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng 4,19%. Trong thời gian qua, tỉnh cũng tập trung cơ chế chính sách phát triển du lịch nông nghiệp. Đến nay, Hậu Giang hiện có khoảng 175 sản phẩm OCOP và đang đề nghị Văn phòng điều phối nông thôn mới xem xét 5 sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh.

Ở góc độ địa phương, ông Trương Cảnh Tuyên - Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang - cho biết, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh và đã ban hành 2 nghị quyết quan trọng về phát triển du lịch nông thôn. Hiện, tỉnh đang tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp hiện hữu của người dân, hỗ trợ đầu tư thêm thu hút khách du lịch. Ví dụ như vườn măng cụt 100 tuổi, vườn chôm chôm, sầu riêng, trại sữa dê Mộc Đào, vườn dâu Thiên Ân, khu du lịch mùa xuân. Tỉnh cũng tập trung hỗ trợ các điểm mô hình kinh tế tuần hoàn thành mô hình phát triển du lịch nông nghiệp.

Tuy thế, Hậu Giang cũng đang gặp nhiều khó khăn về hạ tầng giao thông. Sản phẩm du lịch mùa vụ không thể kinh doanh thường xuyên, ảnh hưởng đến lượng khách. Phát triển du lịch chủ yếu theo kinh tế hộ còn nhỏ lẻ, kinh nghiệm trong quản lý điều hành phát triển du lịch còn hạn chế.

Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cũng trăn trở về vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong phát triển du lịch nông nghiệp. Do đó, ông Trương Cảnh Tuyên kiến nghị sửa đổi Nghị định 57 về phát triển du lịch nông thôn, bởi tuy chính sách đã được ban hành nhưng doanh nghiệp vẫn đang khó tiếp cận.

Ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - đề nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng một chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch nông nghiệp mang định hướng dài hạn, giúp nhà đầu tư yên tâm rót vốn. Đây cũng là tiền đề cho tỉnh xây dựng các cơ chế hỗ trợ hạ tầng, tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá giới thiệu sản phẩm…

Nâng tầm Chương trình OCOP thành thương hiệu quốc gia

Ông Nguyễn Hoàng Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Nam Miền Trung Group - cho rằng, với 65% dân số nông thôn, có liên quan hoặc sống phụ thuộc vào nông nghiệp, Chương trình OCOP đang được xã hội đón nhận tích cực, việc phát huy thương hiệu OCOP cũng thể hiện sự đồng thuận xã hội để tạo ra các sản phẩm giá trị.

Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP

Ở giai đoạn mới, thương hiệu OCOP được khẳng định với những sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, Chương trình cần phát huy giá trị kết nối, giá trị thị trường để thông qua thương hiệu OCOP có thể giúp kết nối giao thương, kết nối giá trị dịch vụ, văn hóa, du lịch.

Ngoài ra, cần quy hoạch vùng miền, các địa điểm, trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương để thúc đẩy mua bán các sản phẩm OCOP vùng, góp phần đưa sản phẩm OCOP ra thị trường mạnh mẽ hơn.

“Việc đưa Chương trình OCOP thành thương hiệu mang tầm quốc gia có giá trị to lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong giai đoạn tới Ban chỉ đạo OCOP cần xác lập thêm tiêu chuẩn, tiêu chí để bảo đảm giá trị sản phẩm, tránh cho sản phẩm OCOP bị lạm dụng, mai một, không thể phát huy giá trị tối đa”, ông Nguyễn Hoàng Anh kiến nghị.

Ở góc độ doanh nghiệp và Hiệp hội, bà Hồ Kim Liên - Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Khải Hoàn – chia sẻ, trong 19 năm Công ty Khải Hoàn vừa kinh doanh nước mắm, vừa làm du lịch trên đảo, thương hiệu này chưa hề tốn kinh phí cho truyền thông. Thay vào đó, chính chất lượng sản phẩm và câu chuyện văn hóa bản địa trong hương vị nước mắm đã thu hút khách du lịch tới đảo Phú Quốc.

Với kinh nghiệm của mình, bà Hồ Kim Liên cho rằng, doanh nghiệp du lịch nông thôn cần hiểu văn hóa địa phương, nhu cầu khách du lịch và xu hướng quốc tế.

“Từ khi tiếp nhận Chương trình OCOP và nhận danh hiệu 5 sao, nước mắm Khải Hoàn đã trở thành đại diện của cộng đồng dân cư Phú Quốc, góp phần giữ gìn truyền thống địa phương”, bà Hồ Kim Kiên chia sẻ và nhấn mạnh, “nước mắm Phú Quốc, cũng như miền Trung, miền Bắc, được đặc trưng bởi thổ nhưỡng từng khu vực. Do đó, người làm nước mắm cần cảm nhận thổ nhưỡng nơi mình sống, đặt mình vào dòng chảy lịch sử để tiếp nối truyền thống nghề làm mắm của ông cha”.

Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam cho rằng việc phát triển bền vững rất cần sự chung tay của doanh nghiệp, chính quyền, nông dân nhằm kết nối hệ thống du lịch toàn diện. Bà Liên đề nghị Nhà nước quan tâm phát triển mạng lưới sản phẩm OCOP, kết nối các thương hiệu với nhà tổ chức du lịch lữ hành, từ đó thiết lập mạng lưới du lịch nông nghiệp kết hợp tiêu thụ sản phẩm OCOP.

"Không gian tập trung "làng OCOP" sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương. Đây không chỉ là không gian tích hợp để quảng bá tới khách du lịch, mà còn giúp các doanh nghiệp OCOP học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau", bà Liên cho hay.

Nguyễn Hạnh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bắc Kạn: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

Bắc Kạn: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

LNV - Năm 2023, Bắc Kạn phấn đấu phát triển ít nhất 20 sản phẩm OCOP mới đạt 3 sao trở lên; Nâng cấp 04 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, đề xuất 01 sản phẩm tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Củng cố nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm OCOP đã được công nhận, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường (truy xuất nguồn gốc, liên kết chuỗi, phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại...)
Rượu men lá Bằng Phúc sản phẩm OCOP tiêu biểu

Rượu men lá Bằng Phúc sản phẩm OCOP tiêu biểu

LNV - Trong không gian mờ sương tĩnh mịch, không khí lạnh phảng phất chút gió đầu mùa, se se lạnh. Khói bếp bóc lên nghi ngút len lỏi trong từng ngôi nhà thấp thoáng trên đồi núi cao. Người dân xã Bằng Phúc tất bật nấu những mẻ rượu đầu tiên, hương thơm lan tỏa khắp làng.
Cao Bằng: 65 sản phẩm OCOP được giới thiệu, quảng bá trên sàn thương mại điện tử Postmart

Cao Bằng: 65 sản phẩm OCOP được giới thiệu, quảng bá trên sàn thương mại điện tử Postmart

OVN - Hiện nay, Bưu điện tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ các chủ thể sản xuất mở 311 gian hàng, đưa 330 sản phẩm nông sản đặc trưng, đặc hữu của địa phương lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart, trong đó có 65 sản phẩm đạt OCOP 3, 4 sao cấp tỉnh.
Bình Phước: Thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình OCOP năm 2023

Bình Phước: Thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình OCOP năm 2023

OVN - Vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành quyết định về việc công nhận kết quả chấm điểm, phân hạng và cấp giấy chứng nhận Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) năm 2023 tỉnh Bình Phước.
Hà Nội: Sản phẩm OCOP - Nâng cao giá trị nông sản, làng nghề

Hà Nội: Sản phẩm OCOP - Nâng cao giá trị nông sản, làng nghề

OVN - Hà Nội có lợi thế rất lớn trong phát triển sản phẩm OCOP. Trên nền tảng văn hóa lâu đời với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước nên Hà Nội có nhiều lợi thế trong đánh giá, phân hạng sản phẩm.
Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể

Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể

OVN - Hiện nay, Ba Bể Green Homestay đã và đang góp phần lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, truyền thống lâu đời tại tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Tày. Thông qua hoạt động phát triển du lịch, đơn vị đã tạo sinh kế và mang lại thu nhập bền vững cho người dân trên địa bàn. Đồng thời, giúp du khách hiểu thêm về văn hóa bản địa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, danh thắng Hồ Ba Bể.

Tin khác

Chương Mỹ: 40 sản phẩm tiêu biểu tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2023

Chương Mỹ: 40 sản phẩm tiêu biểu tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2023

OVN - Ngày 23/11, UBND huyện Chương Mỹ ( Hà Nội) đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng cho 40 sản phẩm OCOP năm 2023.
Chương Mỹ: Đánh giá, phân hạng cho 40 sản phẩm OCOP năm 2023.

Chương Mỹ: Đánh giá, phân hạng cho 40 sản phẩm OCOP năm 2023.

LNV - Ngày 23/11, UBND huyện Chương Mỹ ( Hà Nội) đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng cho 40 sản phẩm OCOP năm 2023.
Bắc Kạn: Chuyển đổi số thúc đẩy sản phẩm OCOP phát triển

Bắc Kạn: Chuyển đổi số thúc đẩy sản phẩm OCOP phát triển

LNV - Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc phát triển, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP trên địa bàn, thời gian qua, các cấp các ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã triển khai đồng bộ nhiều giải nhằm thúc đẩy sản phẩm OCOP phát triển, hướng đến tiêu thụ mạnh, mở rộng thị trường. Một trong những giải pháp đang được tỉnh chú trọng thực hiện đó là thúc đẩy chuyển đổi số.
Bắc Kạn: đẩy mạnh xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: đẩy mạnh xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm OCOP

LNV - Bắc Kạn là tỉnh miền núi phía Bắc không có đường thủy, không có đường hàng không, không có đường sắt. Những năm gần đây kinh tế của tỉnh có sự phát triển khởi sắc, thông qua chương trình OCOP nhiều chủ thể đã vươn lên làm giàu, nhiều hoạt động xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm được tổ chức đã mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất. Tỉnh Bắc Kạn cũng đã có những hướng đi mới trong việc tiêu thụ sản phẩm xuất khấu trong nước cũng như quốc tế bằng các sàn giao dịch điện tử.
Mây tre giang đan Bình Phú - Sản phẩm làng nghề đạt OCOP 4 sao

Mây tre giang đan Bình Phú - Sản phẩm làng nghề đạt OCOP 4 sao

LNV - Với mong muốn phát triển nghề truyền thống của quê hương, ông Nguyễn Khắc Đồng - Giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu mỹ nghệ Đại Việt (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã quyết tâm giữ nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo đạt chất lượng OCOP 4 sao, hướng đến xuất khẩu các sản phẩm của làng nghề mây, tre, giang, đan Bình Phú ra thế giới.
Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ

Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ

OVN - Nghiên cứu và chế tác sản phẩm thủ công, mỹ nghệ mang đậm dấu ấn văn hóa đặc sắc vùng miền để đáp ứng nhu cầu lưu niệm và thưởng lãm cho du khách trong các tour du lịch trải nghiệm - nghỉ dưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng của thúc đẩy, phát triển kinh tế. Đặc biệt tại Đà Nẵng, những tác phẩm gỗ độc đáo, đẹp mắt, thể hiện danh thắng đặc trưng từ Công Ty TNHH Lưu Niệm Quà Việt Conomi chính là món quà độc đáo thu hút và níu chân du khách đến viếng thăm.
Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây "atiso đỏ"

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây "atiso đỏ"

OVN - Hiện nay, sự sáng tạo và phát triển sản phẩm mới mang dấu ấn văn hóa địa phương và lợi thế vùng miền đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của thị trường, cũng như bền vững cho cộng động. Điển hình là câu chuyện về sản phẩm trà Atiso đỏ (cây Bụp giấm) của Công ty TNHH Một Thành Viên Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hichagol (Công ty Hichagol) ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lào Cai: Ban hành Sổ tay hướng dẫn triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

Lào Cai: Ban hành Sổ tay hướng dẫn triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

LNV - Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai đã ban hành Sổ tay hướng dẫn triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo Quyết định số 92/QĐ-SNN.
Hà Nội: Huyện Thường Tín công nhận 14 sản phẩm OCOP năm 2023

Hà Nội: Huyện Thường Tín công nhận 14 sản phẩm OCOP năm 2023

LNV - Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thường Tín phối hợp Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Thường Tín năm 2023.
ocopshop.com.vn - dmd mart.vn Khai trương Đại lý mới

ocopshop.com.vn - dmd mart.vn Khai trương Đại lý mới

LNV - Ngày 11 tháng 11 năm 2023, tại Thôn Dăm, xã Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, Tập đoàn VGGroup tiếp tục khai trương đại lý mới trong chuỗi hệ thống bán hàng toàn quốc Ocopshop.com.vn - DMDMart.vn
Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì

Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì

LNV - Tối 16- 11, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và thể thao huyện Thanh Trì. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức “Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2023”.
Phát triển sản phẩm OCOP - Nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới

Phát triển sản phẩm OCOP - Nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới

OVN - Tỉnh Quảng Ninh xác định phát triển các sản phẩm OCOP là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần vào thành công của chương trình xây dựng NTM.
Làng nghề mộc ở Lũng Hạ nhộn nhịp dịp cuối năm

Làng nghề mộc ở Lũng Hạ nhộn nhịp dịp cuối năm

LNV - Từ nhiều năm nay, nghề mộc ở Lũng Hạ, xã Yên Phương (Yên Lạc) không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho các hộ gia đình, tạo việc làm cho nhiều lao động nông nhàn tại địa phương mà còn nức tiếng xa gần với các sản phẩm mộc mỹ nghệ, hoành phi, câu đối, án giang, sập thờ, sập ngồi. Đặc biệt hơn, tại cuộc thi tay nghề giỏi cấp tỉnh vừa tổ chức cuối tháng 10/2023, làng nghề mộc Lũng Hạ đạt 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 1 giải khuyến khích.
Người trồng hoa đồng tiền trên đất lúa đạt chuẩn 3 sao OCOP

Người trồng hoa đồng tiền trên đất lúa đạt chuẩn 3 sao OCOP

LNV – Với quyết tâm làm giàu ngay tại quê hương, anh Bùi Văn Khá ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả để trồng hoa đồng tiền.
OCOPSHOP.COM.VN – DMD MART.VN KHAI TRƯƠNG ĐẠI LÝ MỚI

OCOPSHOP.COM.VN – DMD MART.VN KHAI TRƯƠNG ĐẠI LÝ MỚI

LNV - Ngày 11 tháng 11 năm 2023, tại Thôn Dăm, xã Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, Tập đoàn VGGroup tiếp tục khai trương đại lý mới trong chuỗi hệ thống bán hàng toàn quốc Ocopshop.com.vn - DMDMart.vn
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Thực hiện chương trình khuyến công quốc gia năm 2023, vừa qua, Sở Công thương Hà Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và công nghệ phát triển làng nghề tổ chức hội thảo “Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại
Bắc Kạn: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

Bắc Kạn: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

LNV - Năm 2023, Bắc Kạn phấn đấu phát triển ít nhất 20 sản phẩm OCOP mới đạt 3 sao trở lên; Nâng cấp 04 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, đề xuất 01 sản phẩm tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Củng cố nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm OCOP đã được công nhận, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường (truy xuất nguồn gốc, liên kết chuỗi, phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại...)
CLB thơ Việt Nam chi nhánh huyện Tam Nông (Phú Thọ): Góp phần xây dựng đời sống văn hoá mới

CLB thơ Việt Nam chi nhánh huyện Tam Nông (Phú Thọ): Góp phần xây dựng đời sống văn hoá mới

LNV - Năm 2017, Câu lạc bộ Thơ Việt Nam, Chi nhánh Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ra đời, lúc đầu chỉ có 16 hội viên, qua 06 năm hoạt động, hiện tại CLB đã phát triển lên tới 45 hội viên, gồm đủ các thành phần công nhân, nông dân, giáo viên, cán bộ, chiến sỹ Quân đội, Công an hưu trí. Họ là những người có năng khiếu sáng tác thơ, ca trên địa bàn huyện Tam Nông và một số địa phương bạn.
Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

LNV - Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, vấn đề về an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực này luôn được người dân quan tâm hàng đầu. Nhận thấy những thay đổi trong quá trình phát triển nông nghiệp quốc gia, Chính phủ đã ban hành nhiều kế hoạch tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Hải Dương: Trang trại nuôi ốc nhồi hiệu quả kinh tế cao

Hải Dương: Trang trại nuôi ốc nhồi hiệu quả kinh tế cao

LNV - Trang trại nuôi ốc nhồi của gia đình chị Lưu Thị Luyến (SN 1974) ở thôn Đa Nghĩa, xã Nghĩa An , huyện Ninh Giang là một trong những trang trại nuôi ốc nhồi lớn nhất tỉnh Hải Dương. Dự kiến, trang trại cung cấp ra thị trường hàng chục tấn ốc thương phẩm mỗi năm và thu về hàng tỷ đồng.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động