Hà Nội: 17°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Đan Phượng:Phát huy thế mạnh nông nghiệp địa phương

LNV - Phát huy thế mạnh nông nghiệp địa phương, Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Qúy (thôn Đoài Khê, huyện Đan Phượng) đã phát triển mô hình HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả, đạt được mục tiêu: cải thiện sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo sinh kế cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Đan Phượng.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao

Đan Phượng:Phát huy thế mạnh nông nghiệp địa phương
Được thành lập từ năm 2017 đến nay, HTX Sản xuất và Tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Quý Cuối trồng rất nhiều loại rau khác nhau như su hào, súp lơ, cà chua, bông hẹ… Hiện, đầu ra của HTX là các trường mẫu giáo trong huyện Đan Phượng, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch của Bác Tôm, chợ đầu mối trong vùng, mỗi ngày xuất 1,5-2 tạ rau củ, quả các loại.

Gọi những thành viên trong HTX Sản xuất và Tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý là "nông dân mới" quả không sai vì họ không chỉ canh tác hữu cơ bảo vệ môi trường mà còn rành rọt về cách thức phát triển kinh tế.

HTX sản xuất rau hoàn toàn dựa vào những quy trình khoa học, chuẩn an toàn từ khâu chọn giống đến quy trình chăm sóc theo phương pháp khép kín, đất được cào bằng, không tạo luống, gieo hạt bằng máy, sử dụng phân bón hữu cơ. Chất lượng đất, nước, không khí được kiểm sát nghiêm ngặt.

Bà Đặng Thị Cuối – Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Qúy cho biết: HTX đã mạnh dạn đầu tư hơn 8 tỷ đồng vào mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao với quy mô gần 1400 m². Sản xuất rau hoàn toàn dựa vào những quy trình khoa học, chuẩn an toàn từ khâu làm đất, chọn giống đến quy trình chăm sóc. Đồng thời ghi chép nhật ký và phải sử dụng các loại phân, thuốc hữu cơ. Khi đó, rau mới sạch, chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chí của đối tác và hơn hết là đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Hiện nay, HTX tạo việc làm ổn định cho 15-20 lao động, đặc biệt có 5 lao động là người dân tộc thiểu số HMông với mức lương trung bình từ 6-10 triệu đồng/người/tháng.

Để đảm bảo nguồn cung nông sản sạch ra thị trường, thời gian qua, Đan Phượng đã tập trung quy hoạch vùng sản xuất tập trung an toàn, gia tăng chuỗi giá trị liên kết, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Qúy được xem là đầu tàu trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị trên đất Đan Phượng.

Đan Phượng:Phát huy thế mạnh nông nghiệp địa phương
HTX rau hữu cơ Cuối Qúy tạo việc làm ổn định cho 15-20 lao động, đặc biệt có 5 lao động là người dân tộc thiểu số HMông với mức lương trung bình từ 6-10 triệu đồng/người/tháng.

Bà Cuối cho biết thêm, để liên kết chuỗi đạt hiệu quả cao, HTX phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe trong quá trình sản xuất, các sản phẩm rau hữu cơ được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Mỗi ngày, rau hữu cơ tại HTX Sản xuất và Tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý cung ứng cho các thị trường tại huyện Đan Phượng như: trường học bán trú, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm, Đất Việt,… các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn thủ đô Hà Nội.

Sản xuất rau an toàn kết hợp trồng nho hạ đen thúc đẩy phát triển du lịch

Không chỉ làm nông nghiệp giỏi, nông dân Đan Phượng còn năng động, sáng tạo khi phát triển mô hình trồng nho Hạ Đen kết hợp du lịch sinh thái, trải nghiệm.

Đan Phượng:Phát huy thế mạnh nông nghiệp địa phương
Mô hình trồng nho Hạ Đen kết hợp du lịch sinh thái, trải nghiệm giúp nhiều người nông dân làm giàu.

Ông Nguyễn Đăng Quý – Phó Giám đốc HTX cho biết: làm nông nghiệp giờ phải đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, nắm bắt xu hướng chứ không chỉ có trồng rau sạch. Vì thế, HTX đã mở rộng 1ha đất để trồng nho hạ đen kết hợp du lịch sinh thái, nông nghiệp. Đây cũng là xu hướng du lịch mới trong thời gian gần đây.

Chi phí đầu vào cho việc trồng nho tương đối cao nhưng khi cây đã phát triển ra trái thì thời gian, công chăm sóc giảm đi rất nhiều. Giá trị kinh tế từ Nho hạ đen cao hơn các sản phẩm nông nghiệp khác nhiều lần. Nho cho thu hoạch 2 vụ trong năm với sản lượng 3-4 tấn/vụ, giá bán 150.000đ/kg. – Ông Quý chia sẻ.

Khi đến với vườn nho của gia đình, du khách có thể thoải mái thăm quan, chụp ảnh, tự cắt và thưởng thức những chùm nho tươi ngay tại vườn. Hiện mỗi ngày, nhà vườn đón bình quân vài chục khách, những ngày cuối tuần hoặc dịp nghỉ lễ, khu vườn đón cả trăm lượt khách ghé thăm.

Đan Phượng:Phát huy thế mạnh nông nghiệp địa phương
Nhiều khách thập phương đến chiêm ngưỡng, trải nghiệm vườn nho hạ đen.

Du khách đến thăm trang trại đều có chung cảm nhận về không gian rộng rãi, trong lành, mô hình trải nghiệm của HTX giúp du khách được thư giãn, nghỉ ngơi… như đang ở chính khu vườn của gia đình.

Khí hậu ôn hòa, ruộng vườn phì nhiêu nên đã bồi đắp cho xã Đan Phượng những vùng trồng rau an toàn, vùng cây ăn quả phát triển rất tốt. Đặc biệt là thời gian vừa qua, HTX rau hữu cơ Cuối Qúy đã kết hợp được diện tích của bà con nông dân trên địa bàn để thuê trồng và sản xuất, phát triển nho và kết hợp với mô hình sinh thái. Đây là một mô hình mới trên địa bàn huyện Đan Phượng đem lại hiệu quả kinh tế, ổn định đời sống cho bà con nông dân và đang được nhân rộng tại các xã khác như: Hạ Mỗ, Trung Châu, Phương Đình....

Kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX là thành phần kinh tế quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước khuyến khích, phát triển. Sự chuyển biến về chất và lượng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, điển hình như HTX sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Qúy đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò của một trong những thành phần kinh tế nền tảng trong nền kinh tế quốc dân.

Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 461/QĐ-TTg, ngày 27-4-2018, phê duyệt Đề án “Phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020” và Bộ NN&PTNT ban hành quyết định số 3386/QĐ-BNN-TCCB, ngày 17-8-2016, về phát động phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”, các HTX nông nghiệp của thành phố Hà Nội ngày càng nhận được sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn thông qua nhiều cơ chế, chính sách của thành phố.

Các mô hình HTX liên kết chuỗi hiện nay đã tạo ra chuyển biến tích cực, giúp người dân phát triển sản xuất bền vững và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu. Bước đầu, các mô hình đã tạo nền tảng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, bảo đảm đầu ra cho nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định…

Hoàng Thơ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp

Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp

LNV - “Ngô leo lên núi, núi ngả cúi đầu”, đó là câu nói truyền miệng về cây ngô ở Sơn La, là cây trồng chủ lực bao phủ khắp các đồi, núi của tỉnh miền núi phía bắc.
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng

LNV – Nhờ sự chuyển đổi từ phương thức nuôi cá chim vây vàng quảng canh sang thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP, các hộ dân ở xã Hộ Độ (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã thành công phát triển mô hình cho lợi ích kinh tế cao.
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.

Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.

LNV - Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, trong những năm qua, huyện Mê Linh đã triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của Trung ương, thành phố cũng như của huyện. Hiện tại, huyện đang duy trì và phát triển các vùng trồng trọt chuyên canh ổn định có quy mô từ 20ha/vùng trở lên, như sản xuất lúa chất lượng cao tại các xã Liên Mạc, Tam Đồng, Tự Lập, Thanh Lâm; cây ăn quả ở các xã Hoàng Kim, Chu Phan...
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

LNV - Ca Organic Farm của anh Võ Vinh Ca ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định xây dựng và thực hiện mô hình nông nghiệp tuần hoàn với quy trình khép kín. Đặc biệt mô hình du lịch canh nông này đã thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch và học sinh, sinh viên đến tham quan, trải nghiệm.
Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm

Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm

LNV - Không chỉ giúp người dân chủ động chuyển dịch cơ cấu giống lúa phù hợp với từng vùng, việc hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung gắn với liên kết tiêu thụ còn tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội

Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội

LNV - Đối với ngành NN&PTNT Hà Nội, toàn thành phố có hơn 195.000ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội mới đáp ứng được 20-70% nhu cầu tiêu dùng của khoảng 10 triệu người dân sinh sống, học tập, công tác trên địa bàn thành phố. Do đó, nông nghiệp Hà Nội thời gian tới sẽ tập trung vào quy hoạch sản xuất theo quy hoạch chung vùng huyện và quy hoạch vùng Thủ đô. Ông Nguyễn Đình Hoa - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội chia sẻ.

Tin khác

Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp

Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp

LNV - Sáng ngày 31/10/2024, tại hội trường Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mê Linh, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.Góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu, qua đó giúp người nông dân nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ

LNV - Sau khi siêu bão Yagi đổ bổ vào miền Bắc,tình hình thiệt hại trên toàn địa bàn thành phố cập nhật 15h30 ngày 22/9/2024: Cây bị gẫy, đổ trên 100.000 cây (bao gồm cây đô thị và các loại cây khác); lúa bị gẫy, đổ, dập nát 22.848 ha; lúa bị ngập 13.832 ha; rau màu bị ngập, ảnh hưởng 10.830 ha; cây ăn quả bị ảnh hưởng 9.045 ha, thủy sản bị ảnh hưởng 4.212 ha; gia súc chết 3.299 con; gia cầm chết, thất lạc 453.104 con;…
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

LNV - Ngày 8/10, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì

Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì

LNV – Hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Ba Vì theo hướng tích cực, bền vững, nhiều mô hình cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế cao, 250-350 triệu đồng/ha.
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ

Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ

LNV - Nhằm giúp bà con nông dân nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão số 3 (Yagi), Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống.
Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

LNV - Sau 3 tháng triển khai, Dự án “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” được triển khai ở xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có hiệu quả, mô hình có nhiều tiềm năng mở rộng để phát triển kinh tế.
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh

Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh

LNV - Không chỉ mở rộng diện tích vùng trồng, người dân ở vùng thượng của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) còn định hướng sản xuất chè theo hướng VietGAP nhằm giúp cây chè sinh trưởng tốt, nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, cho cây trồng chủ lực của huyện.
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số

LNV - Thời gian qua, nhiều mô hình kinh tế hợp tác xã do phụ nữ làm chủ đã và đang tích cực thực hiện chuyển đổi số, kết nối các nền tảng công nghệ, thương mại điện tử, xúc tiến thương mại…, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế ở địa phương.
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp

Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp

LNV - Ngày 14/9/2024, tại Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức “Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc”. Hội nghị có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Phùng Đức Tiến; Cục trưởng Cục Thú y, ông Nguyễn Văn Long, cùng nhiều lãnh đạo bộ, ngành trung ương. Phía Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp có Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, ông Phạm Thiện Nghĩa, cùng lãnh đạo các sở ngành và địa phương.
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ

Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ

LNV - Sau khi siêu bão Yagi đổ bổ vào miền Bắc, mưa lũ xảy ra liên tiếp tại các tỉnh miền Bắc với quy mô rộng lớn, nhiều vùng đất nông nghiệp bị ngập úng và vùi lấp bởi đất, đá, cát, sỏi…
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững

Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong gia công cơ khí” cho hộ kinh doanh Vũ Thị Ánh Lệ, chuyên sản xuất tôn, đai sắt, sắt uốn tại ấp Hòa Cường, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng.
Huyện Phúc Thọ triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp cuối năm 2024

Huyện Phúc Thọ triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp cuối năm 2024

LNV - Là địa phương thuần nông, sản xuất nông nghiệp vẫn được huyện Phúc Thọ đặc biệt chú trọng phát triển. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, với tổng diện tích gieo trồng đạt 3.464/3.463 ha, huyện đã duy trì và phát triển đàn gia súc và gia cầm một cách hiệu quả. Huyện Phúc Thọ đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao

Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao

LNV - Phun tưới nước tự động là một trong những hình thức ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Giải pháp này có nhiều ưu điểm, như tiết kiệm điện, nước, giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất… đang được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng.
Nông dân Bạc Liêu trúng mùa vụ lúa hè thu

Nông dân Bạc Liêu trúng mùa vụ lúa hè thu

LNV - Nông dân ĐBSCL đang bước vào mùa thu hoạch vụ lúa hè thu, với năng suất đạt từ 6,5 – 7 tấn/ha, giá bán tại ruộng từ 8.500 – 9.100 đồng/kg. Đây được xem là vụ mùa thành công nên bà con rất phấn khởi.
Khuyến nông cộng đồng ở Đắk Nông ngày càng phát triển

Khuyến nông cộng đồng ở Đắk Nông ngày càng phát triển

LNV - Từ năm 2023 đến nay, các địa phương trong tỉnh Đắk Nông đã thành lập mới thêm được 52 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ). Trong đó, có 586 thành viên tham gia có chuyên môn về sản xuất, chăn nuôi.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030

LNV - Trung tâm điều phối nông thôn mới huyện Quốc Oai đánh giá Ngọc Liệp đạt 16/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Theo đó, Ngọc Liệp đang trong diện phê duyệt và xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030.
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Từ món thịt chua - thức ăn dân dã của người Mường, chị Thu Hoa tự mày mò, học hỏi, gây dựng thương thiệu Trường Foods nổi tiếng, lan tỏa đặc sản quê hương Phú Thọ tới người dân mọi miền.
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam

Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam

LNV - Nhắc đến rắn, chúng ta có thể hình dung ra một loại động vật bò sát có máu lạnh với những nét uốn lượn mềm mại khi chúng di chuyển. Tuy nhiên đâu phải sợ là không gặp, hoặc không có cơ hội được thấy, nhất là ở miền nam Việt Nam. Bắt rắn, ăn rắn, làm thuốc rắn, rượu rắn, cao rắn, kể chuyện về rắn, tất cả những điều này đã trở thành một nét văn hoá sâu đậm trong đời sống của người bình dân Việt Nam.
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn

Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn

LNV - Từ nguồn vốn khuyến công, Trung tâm đối ngoại và quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Hải Phòng đã triển khai thực hiện hiệu quả các đề án nhóm “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất” đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn tại thành phố Hải Phòng trong năm 2024, với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng.
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động