Đan Phượng: Phát triển kinh tế tập thể có chiều sâu hiệu quả bền vững
Nông nghiệp tích hợp "đa giá trị"
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, nơi giao thoa của sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ đã bồi đắp cho Đan Phượng những bờ xôi ruộng mật, góp phần định hình “vành đai xanh” gồm vùng trồng rau an toàn, vùng trồng hoa, cây cảnh lớn cho Hà Nội. Đây là cơ sở để huyện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn quy mô lớn, với điểm tựa là các hợp tác xã, tổ hợp tác.
HTX Sản xuất và Tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý tham gia trưng bày sản phẩm tại huyện Đan Phượng. |
HTX Sản xuất và Tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý là một trong những mô hình kinh tế tiêu biểu của huyện Đan Phượng. Bà Đặng Thị Cuối – Giám đốc HTX Sản xuất và Tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý cho biết: HTX đã mạnh dạn đầu tư hơn 8 tỷ đồng vào mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao với quy mô gần 1400 m². Rau tại HTX được sản xuất theo quy trình khoa học, chuẩn an toàn từ khâu làm đất, chọn giống đến quy trình chăm sóc. Rau sạch phải được kiểm soát chặt chẽ từ chất lượng đất, nước, không khí.
Đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe trong quá trình sản xuất, nhiều năm nay, HTX rau hữu cơ Cuối Qúy đã chứng minh được giá trị của việc liên kết chuỗi, tạo sự ổn định trong đầu ra. Hàng ngày, các sản phẩm rau tại đây vẫn đều đặn cung ứng cho các thị trường tại huyện Đan Phượng như: trường học bán trú, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm, Đất Việt… các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Tương tự, xuất phát từ việc nhận thấy phụ phế phẩm nông nghiệp sau mỗi vụ mùa ngày càng gia tăng. Ông Trần Sỹ Hùng – Giám đốc HTX Nghĩa Minh cùng 7 thành viên trong HTX nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh xử lý triệt phế phụ phẩm, triển khai dự án nuôi trồng và chế biến nấm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị với người dân và các HTX khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây dựng thương hiệu, đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng.
Mô hình trồng nấm sạch của HTX Nghĩa Minh đã góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra những sản phẩm sạch cho người tiêu dùng. |
Các thành viên trong HTX Nghĩa Minh được hỗ trợ quy trình canh tác, kỹ thuật chăm sóc, cũng như bao tiêu đầu vào đầu ra cho sản phẩm. Nhờ áp dụng công nghệ xanh vào trồng nấm mà sản phẩm tại HTX đạt tiêu chuẩn cao, không sử dụng hóa chất, chất bảo quản, phụ gia, sau khi thu hoạch được cắt chân, đóng gói, và bảo quản lạnh đảm bảo giữ nguyên giá trị. Nấm sạch tại HTX đã là sản phẩm “quen mặt” đối với người tiều dùng. Nhiều lần, HTX có nhiều đơn vị đến đặt hàng nhưng không đủ số lượng sản phẩm để đáp ứng.
Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao khi tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn, các HTX hoạt động hiệu quả còn giúp giải quyết vấn đề lao động tại địa phương với từ 20-30 lao động/HTX, doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhân rộng chuỗi giá trị tạo sức bật phát triển kinh tế
Trong quá trình hình thành và phát triển, các mô hình kinh tế tổ hợp tác, hợp tác xã của huyện Đan phượng đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế của huyện. |
Đánh giá về hiệu quả của các mô hình hợp tác xã, bà Nguyễn Thị Hiền - Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng cho biết, hiện nay, huyện Đan Phượng có 7 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (trồng trọt 4 chuỗi, chăn nuôi 3 chuỗi). Các sản phẩm chủ lực của huyện cơ bản đã được tiếp cận và tham gia vào các chuỗi giá trị nông sản của các doanh nghiệp và các hợp tác xã. Chính điều này đã giúp cho sự liên kết giữa 4 nhà: Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông ngày càng được thúc đẩy, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện.
Hiện nay, huyện Đan Phượng có 42 Tổng số HTX nông nghiệp, trong đó có 3 HTX hoạt động có liên kết chuỗi trong sản xuất gắn với tiêu thụ, có ứng dụng công nghệ cao và 4 HTX có sản phẩm OCOP...
Ông Nguyễn Thạc Hùng – Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng nhấn mạnh: Hệ thống HTX hoạt động hiệu quả đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho thành viên HTX trên địa bàn huyện. Phát huy vai trò liên kết chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra, hợp tác xã giải quyết được bài toán khó về vốn, kinh nghiệm, khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân thoát khỏi vòng luẩn quẩn “được mùa mất giá” và ngược lại, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với sản xuất nhỏ lẻ trước kia.
Trong năm 2022, nhờ thực hiện xây dựng nhãn hiệu tập thể cho nông sản các xã như rau, cây ăn quả, thịt lợn, đậu phụ, rượu. Đến nay, huyện đã có 08 nhãn hiệu tập thể cho nông sản, cụ thể: nấm, hoa, rau giá Trung Châu, bưởi tôm vàng Đan Phượng, thịt lợn an toàn Trung Châu, sản phẩm chăn nuôi Phương Đình, đậu phụ xã Hồng Hà, đậu phụ xã Hạ Mỗ. Đây là điều kiện quan trọng để các HTX liên kết tiêu thụ sản phẩm với các chuỗi siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch,...tạo đầu ra ổn định, bền vững.
Đến nay, huyện Đan Phượng có 13 HTX nông nghiệp được thành lập mới, tổ chức sản xuất theo các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ, xây dựng được 8 nhãn hiệu tập thể cho nông sản, 97 sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOP, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Huyện tiếp tục là địa phương dẫn đầu toàn thành phố về kết quả xây dựng huyện, xã nông thôn mới.
Ông Nguyễn Văn Chí - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết:Thời gian qua, được sự quan tâm của UBND thành phố, các cấp các ngành, các HTX nông nghiệp đã được tham gia các hội nghị, hội thảo, triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm nông nghiệp đến nhân dân Thủ đô và các tỉnh lân cận; đồng thời, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp, nhà khoa học trong liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Kết quả, đến nay, toàn thành phố có 43 mô hình HTX thực hiện thành công theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị. Các mô hình HTX liên kết chuỗi hiện nay đã tạo ra chuyển biến tích cực, giúp người dân phát triển sản xuất bền vững và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu. Bước đầu, các mô hình đã tạo nền tảng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, bảo đảm đầu ra cho nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định…
Thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trên 86,3 ha đất công ích, đất bãi sông Hồng đã được đấu giá. Ngoài ra, huyện sẽ mở rộng diện tích sản xuất hữu cơ, VietGAP, cấp mã vùng sản xuất trồng trọt tại các xã Hồng Hà, Liên Hồng, Thọ An... tạo động lực để các hộ kinh doanh, hợp tác xã trên địa bàn huyện đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, gia tăng giá trị kinh tế.
Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, huyện Đan Phượng tập trung thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp còn 5,38%, tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 10,12%, tổng giá trị sản xuất đạt 17.063 tỷ đồng, trong đó cơ cấu kinh: Thương mại - dịch vụ 45,58%, công nghiệp – xây dựng 49,04%, nông nghiệp - thủy sản 5,38%. Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác nông nghiệp đạt 425 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 73 triệu đồng/người/năm. Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện không có hộ nghèo. |
(Bài viết có sự phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội)
Tin liên quan
Quảng Ngãi: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã
11:18 | 10/09/2024 Nông thôn mới
HTX Cuối Quý ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau hữu cơ
17:00 | 31/05/2023 Kinh tế
Tin mới hơn
Mãng cầu hữu cơ Tây Ninh đạt chuẩn xuất khẩu
14:17 | 21/11/2024 Kinh tế
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi vịt công nghệ cao
09:01 | 14/11/2024 Kinh tế
Hà Nội: Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - Tiêu dùng bền vững làng nghề 2024
10:07 | 01/11/2024 Kinh tế
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2024 - 2029
10:07 | 01/11/2024 Kinh tế
Lãnh đạo tỉnh Bình Định làm việc với Đại sứ Cộng hoà Liên bang Đức tại Việt Nam
14:28 | 31/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 | 30/10/2024 Kinh tế
Tin khác
Phú Yên đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
09:22 | 25/10/2024 Kinh tế
Hà Nam: Thu nhập ổn định từ mô hình trồng sắn dây
09:21 | 25/10/2024 Kinh tế
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Kinh tế, xã hội đạt nhiều kết quả tích cực
19:33 | 13/10/2024 Kinh tế
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 | 11/10/2024 Kinh tế
Người nông dân làm giàu nghề sản xuất meo nấm rơm
11:09 | 10/10/2024 Kinh tế
Hà Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP ở Văn Lý
13:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Cựu chiến binh say mê với nghề diệt tổ mối
09:55 | 30/09/2024 Kinh tế
Để quả nhãn Cần Thơ được xuất ngoại
09:31 | 27/09/2024 Kinh tế
Hiệp hội Yến Sào Việt Nam Tham Dự Hội Nghị Phát Triển Ngành Yến Sào Toàn Cầu Tại Trung Quốc
15:28 | 26/09/2024 Kinh tế
Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật ở Thanh Hoá
10:32 | 25/09/2024 Kinh tế
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
13:58 | 20/09/2024 Kinh tế
Gara ô tô Hoàng Gia Phát - Địa chỉ tin cậy cho khách hàng tại Hải Dương
13:55 | 20/09/2024 Kinh tế
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ
09:57 | 19/09/2024 Kinh tế
Thanh Hoá: Hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
13:55 | 18/09/2024 Kinh tế
Bình Định: Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh
11:13 | 18/09/2024 Khuyến công
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân