Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Đà Nẵng: Nhiều sản phẩm OCOP xuất khẩu

LNV - Những năm qua, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm phát triển sản phẩm OCOP tại Đà Nẵng đưa OCOP trở thành sản phẩm chủ lực, có uy tín, chất lượng và cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài thành phố.
Sở Công thương Đà Nẵng tham mưu triển khai phát triển trung tâm, điểm bán hàng, cửa hàng OCOP; chủ trì tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP; các hoạt động khuyến công, thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến sản phẩm OCOP.

Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tham mưu chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, trong đó có sản phẩm gắn với chương trình OCOP; hỗ trợ, hướng dẫn cho các địa phương, các chủ thể thực hiện các hoạt động về tiêu chuẩn chất lượng, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tư vấn phát triển nhãn hiệu sản phẩm OCOP, ghi nhãn hàng hóa, sử dụng mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc theo quy định.

Nước mắm nhĩ Bình Minh của HTX Mắm Bình Minh (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) đạt OCOP 4 sao.
Nước mắm nhĩ Bình Minh của HTX Mắm Bình Minh (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) đạt OCOP 4 sao.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn thành phố Đà Nẵng có 66 sản phẩm được chứng nhận OCOP với 21 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, 44 sản phẩm đạt OCOP 3 sao và 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao. Trong đó, huyện Hòa Vang có 21 sản phẩm, quận Sơn Trà có 8 sản phẩm, Ngũ Hành Sơn có 5 sản phẩm, Thanh Khê: 9 sản phẩm, Cẩm Lệ: 9 sản phẩm, Hải Châu: 8 sản phẩm, Liên Chiểu: 6 sản phẩm; 29/56 xã, phường có sản phẩm OCOP. So với các địa phương khác, sản phẩm đạt OCOP tuy không nhiều so với các địa phương khác trong nước và xuất khẩu. Song, các sản phẩm này của Đà Nẵng có sự đầu tư về tiêu chuẩn, chất lượng, bao bì, nhãn hiệu cũng như giới thiệu, kết nối, hỗ trợ tiêu thụ nên có nhiều tiềm năng phát triển trên thị trường trong và ngoài nước.

Thời gian đến, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị hỗ trợ quảng bá, kết nối, lan tỏa và đưa sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng của Đà Nẵng và các vùng, miền đến với thị trường, kể cả khu vực nông thôn miền núi, trong đó có các sản phẩm OCOP như: Chả cá thu chiên, chả mực và cá đét khô của Công ty TNHH Bắc Đẩu; chả bò Thảo Sinh; đông trùng hạ thảo khô-sấy thăng hoa Dr.Trung; bánh dừa nướng đậu phộng Mỹ Phương; trà gừng Tâm Nguyên; mắm nhĩ Bình Minh; nước mắm Hương Làng Cổ; bánh khô mè Bà Liễu Mẹ; nước uống ion kiềm Ion-pro; bánh tráng Đại Cường; bún khô Phước Hòa; Rau An toàn Túy Loan; bò tươi nướng cay Khang Minh Phương...

 Anh Huỳnh Đức Khiển giới thiệu sản phẩm bánh khô mè Bà Liễu đạt OCOP 4 SAO.
Anh Huỳnh Đức Khiển giới thiệu sản phẩm bánh khô mè Bà Liễu đạt OCOP 4 SAO.

Chương trình OCOP ở TP Đà Nẵng đã tạo nên phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô sản xuất hàng hoá gắn với liên kết chuỗi của địa phương. Hiện nay, nhiều sản phẩm OCOP của Đà Nẵng đã tiếp cận được các thị trường quốc tế.

Mới đây, Công ty TNHH Mỹ Phương Foods, đặt tại xã Hoà Sơn, huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng, đã ghi điểm thành công khi xuất hơn 200.000 sản phẩm bánh dừa nướng TOPCOCO, được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao, ra thị trường Trung Quốc. Đây là bước phát triển tích cực sau khi sản phẩm của công ty đã thu hút và chiếm được lòng tin của các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Hà Lan, Pháp, và Mỹ. Theo số liệu thống kê, mỗi năm, doanh nghiệp này xuất khẩu khoảng 400 tấn bánh dừa nướng, trong đó có 150 tấn chuyển ra thị trường quốc tế, mang về doanh thu hơn 20 tỷ đồng.

Gian hàng bày các sản phẩm đạt OCOP của  quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng tại Hội chợ.
Gian hàng bày các sản phẩm đạt OCOP của quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng tại Hội chợ.

Sản phẩm bánh dừa nướng của Công ty Mỹ Phương Foods đã đạt chứng nhận 4 sao và được đánh giá có tiềm năng đạt 5 sao. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, đồng thời làm tăng sức hút của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Điều này không chỉ mang lại doanh thu cho công ty mà còn tạo việc làm cho gần 100 lao động, với mức lương dao động từ 7 triệu đồng đến 12 triệu đồng mỗi người mỗi tháng.

Còn cơ sở sản xuất và trưng bày sản phẩm bánh khô mè Bà Liễu Mẹ ở phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng có một quy trình sản xuất ổn định và sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Mỗi ngày cơ sở của anh Huỳnh Đức Khiển sản xuất ra 3 tạ bánh thành phẩm, mùa cao điểm như tết lên đến 5 tạ. Về bánh, đa dạng các loại như bánh khô mè đen, bánh khô mè trắng, bánh khô nổ… có giá bán khoảng 80.000 đồng/kg đã đóng bao bì. Đặc biệt, sản phẩm của doanh nghiệp anh Huỳnh Đức Khiển còn được công nhận OCOP 4 sao, và luôn nằm trong top 10 đặc sản bánh quà tặng Việt Nam.

Nước mắm Hương Làng Cổ đạt OCOP 4 sao.
Nước mắm Hương Làng Cổ đạt OCOP 4 sao.

Không chỉ tập trung vào thị trường nội địa, cơ sở này còn mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc và Thái Lan. Sự tăng trưởng đáng kể về sản lượng, từ 5 đến 7 lần so với trước đây, là một dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Ngoài ra, TP Đà Nẵng còn có nhiều sản phẩm OCOP khác đã có mặt trên thị trường quốc tế, bao gồm bánh tráng Đại Cường, chả cá thu, chả mực và nhiều sản phẩm khác. Sự đa dạng này không chỉ giúp thúc đẩy xuất khẩu mà còn làm tăng giá trị cho hình ảnh của TP Đà Nẵng trên bản đồ thương mại quốc tế.

Trong giai đoạn 2021-2025, Chương trình OCOP tiếp tục được thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7-5-2020 và phù hợp với điều kiện của thành phố. Trong đó, tập trung chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình cấp huyện, xã. Đồng thời, phối hợp với các đoàn thể triển khai dự án khởi nghiệp để hình thành chủ thể OCOP và các sản phẩm OCOP; phấn đấu mỗi quận, huyện xây dựng từ 1-2 dự án theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của địa phương nhằm hình thành và phát triển sản phẩm mới tham gia chương trình OCOP. Nhiều giải pháp cũng sẽ được áp dụng để phát triển Chương trình: giải pháp về khoa học công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; giải pháp về thị trường, xúc tiến đầu tư.

 Các sản phẩm đạt OCOP 3-4 sao trưng bày tại Hội chợ Nông nghiệp huyện Hòa Vang
Các sản phẩm đạt OCOP 3-4 sao trưng bày tại Hội chợ Nông nghiệp huyện Hòa Vang

Bà Vũ Thị Bích Hậu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Đà Nẵng, nhấn mạnh rằng các sản phẩm OCOP từng bước khẳng định giá trị và uy tín trên thị trường. Điều này không chỉ mang lại tăng trưởng về doanh thu mà còn đóng góp vào việc cải thiện thu nhập và chất lượng đời sống cho cả người dân ở thành thị và nông thôn. Điều này phản ánh sự thành công của chính sách OCOP trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.

Tiên Sa

Tin liên quan

Đưa sản phẩm làng nghề ra thị trường lớn

Đưa sản phẩm làng nghề ra thị trường lớn

LNV - Thanh Hóa là tỉnh có lực lượng lao động dồi dào, rất thuận lợi trong việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền của tỉnh đã quan tâm tới nhiệm vụ duy trì phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp như ban hành các chính sách và các quy định về hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Thách thức thu hút người trẻ đến với làng nghề truyền thống

Thách thức thu hút người trẻ đến với làng nghề truyền thống

LNV - Với sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong tư duy, xu hướng tiêu dùng, làng nghề truyền thống Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội mới. Trong đó, việc thu hút người trẻ đến với làng nghề truyền thống là một bài toán nan giải đối với các cấp chính quyền, nghệ nhân và làng nghề truyền thống.
Hội chợ Công Thương khu vực Đông Bắc - Bắc Kạn 2023

Hội chợ Công Thương khu vực Đông Bắc - Bắc Kạn 2023

LNV - Tối 24/11, tỉnh Bắc Kạn khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Đông Bắc- Bắc Kạn và chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại 2023. Hội chợ có quy mô hơn 200 gian hàng của các cơ sở công nghiệp nông thôn trong và ngoài tỉnh.

Tin mới hơn

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

OVN - Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng thời tiết khí hậu với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang có nguồn gốc từ nông nghiệp là những sản phẩm thu hút người tiêu dùng và khách du lịch.
Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

OVN - Sản phẩm OCOP nên lựa chọn và ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm truyền thống cũng như các sản phẩm mới được hình thành dựa trên nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc.
Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

OVN - Nhận thấy tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng với nhiều sản phẩm OCOP đa dạng và chất lượng, HTX Phú Lộc Thái Nguyên đã xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng khi muốn lựa chọn những nông sản để tiêu dùng và làm quà biếu tặng.
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OVN - Được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn đang từng bước mở rộng thị trường, mang đặc sản miền quê của huyện Lâm Thao, Phú Thọ tới nhiều khách hàng.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Tin khác

Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

LNV - Ít ai biết rằng, cái tên “vũ nữ chân dài” lại là mỹ từ mà người dân miền Tây dùng để gọi khô nhái – một món nhậu có sức hấp dẫn lạ kỳ, sẵn sàng “hạ gục” bất cứ ai từng có cơ hội thưởng thức.
"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

LNV - Trong kinh doanh đầy thách thức, có những câu chuyện về sự kiên trì và dấn thân không ngừng vượt qua khó khăn. Nghệ nhân Thái Thị Thu Thuỷ, một nữ doanh nhân quê tại Thành phố Quy Nhơn, là một ví dụ rõ ràng cho điều này.
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

OVN - Mặc dù TP. Đồng Hới ( Quảng Bình) đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, các sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Vì vậy, thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương.
Trà Vinh: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu yến sào Trà Vinh

Trà Vinh: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu yến sào Trà Vinh

LNV - Nghề nuôi chim yến ở Trà Vinh trong những năm gần đây đang phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân. Sản phẩm Yến sào hứa hẹn sẽ là sản phẩm mang lại nguồn thu đáng kể cho Trà Vinh trong tương lai gần, cùng các mặt hàng như trái cây, nghêu… tiếp tục đưa giá trị Việt bay xa. Các ban ngành chức năng của tỉnh cũng đã và đang tăng cường triển khai nhiều chính sách nhằm hỗ trợ để sản phẩm yến sào không chỉ phát triển bền vững, mà còn vươn xa đến với thị trường quốc tế.
Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP

Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong tỉnh về phát triển sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) với 68 sản phẩm được công nhận, mang lại những dấu ấn tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
Phú Lương: Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Phú Lương: Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

OVN - Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Lương có 28 sản phẩm OCOP, trong đó có 11 sản phẩm được xếp hạng 4 sao, còn lại là 3 sao, chưa có sản phẩm đạt 5 sao.
Những "tác phẩm" bonsai trầm hương nghệ thuật độc đáo

Những "tác phẩm" bonsai trầm hương nghệ thuật độc đáo

LNV - Chúng tôi đã trải qua một trải nghiệm thú vị khi bước vào gian trưng bày đầy ấn tượng với những tác phẩm bonsai trầm hương độc đáo của nghệ nhân Lê Hồng Thái.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

LNV - Tỉnh Hà Giang có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, là điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á năm 2023 theo đề cử của giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards lần thứ 30 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Nơi đây có nhiều đặc sản nông nghiệp riêng biệt có thể trở thành điểm tựa vững chắc để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp.
Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Bàu Bàng đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Gạo Nàng Keo Thạnh Phú

Gạo Nàng Keo Thạnh Phú

LNV - Lúa Nàng Keo là một giống lúa mùa cổ truyền được người dân trồng và gìn giữ từ hàng trăm năm. Nàng Keo được trồng nhiều nhất trong vùng canh tác tự nhiên lúa - tôm tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 25 đến ngày 27/4/2024, UBND huyện Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu huyện Tuy Phước năm 2024 tại công viên Can Lộc, nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng
Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thọ Văn là xã miền núi của huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), có tổng diện tích 1.417,5 ha, dân số 4.115 nhân khẩu với 08 khu dân cư. Đảng bộ xã có 12 chi bộ cơ sở gồm 192 Đảng viên.Những năm qua Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị xã cùng cán bộ nhân dân xã Thọ Văn đã đoàn kết phấn đấu, vượt mọi khó khăn, xây dựng địa phương không ngừng phát triển và đổi mới.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động