Hà Nội: 33°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

LNV - Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, trong đó có nội dung quan trọng về bảo vệ môi trường, nhiều mô hình nông nghiệp xanh đã hình thành và phát huy hiệu quả rõ nét.

Nhờ sự hỗ trợ từ thành phố, nông dân Thủ đô từng bước thay đổi thói quen sản xuất, góp phần xây dựng môi trường sống bền vững.

rau-2.jpg
Mô hình “Cánh đồng không bao bì thuốc bảo vệ thực vật” tại xã Hương Ngải (huyện Thạch Thất). Ảnh: Sơn Tùng

Chuyển biến từ nhận thức đến hành động

Từng là nơi đầy rẫy vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, nhiều cánh đồng trên địa bàn huyện Mê Linh dần trở nên sạch đẹp hơn nhiều kể từ khi người nông dân địa phương làm quen với khái niệm “sản xuất thân thiện môi trường”.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh Nguyễn Thị Chinh cho biết, địa phương đã triển khai mô hình “Cánh đồng không bao bì thuốc bảo vệ thực vật” thông qua việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường canh tác kết hợp công tác hỗ trợ chế phẩm vi sinh xử lý phụ phẩm cây trồng, rơm rạ; cung cấp thùng chứa chuyên dụng và thiết bị làm giàu ô xy trong nuôi trồng thủy sản..., qua đó mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trong khi đó, bà Tạ Thị Kim Hằng ở xã Liên Mạc (huyện Mê Linh) chia sẻ: “Trước đây, người dân có thói quen bón, tưới xong là bỏ bao bì thuốc ra bờ ruộng, kênh mương. Nhưng nay, nhờ có mô hình “Cánh đồng không bao bì thuốc bảo vệ thực vật”, ai cũng có ý thức dọn dẹp, xử lý đúng cách, giữ môi trường sạch hơn”.

Mê Linh là một trong nhiều địa phương tích cực tiếp cận với những mô hình, giải pháp thay đổi thói quen sản xuất, góp phần xây dựng môi trường sống bền vững trên địa bàn Hà Nội. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Tạ Văn Tường thông tin, đến nay, thành phố đã chi hơn 28 tỷ đồng cho các hoạt động hỗ trợ bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể: Gần 10.000 thùng chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp phát; gần 4.800ha rơm rạ được xử lý bằng chế phẩm sinh học tại nhiều địa phương như: Mê Linh, Sơn Tây, Quốc Oai, Gia Lâm. Thành phố cũng đã hỗ trợ 85 cơ sở chăn nuôi và gần 1.000ha nuôi trồng thủy sản xử lý môi trường bằng công nghệ mới.

Việc sử dụng chế phẩm vi sinh thay cho đốt rơm rạ, xử lý phụ phẩm thành phân bón hữu cơ giúp làm sạch đồng ruộng, đồng thời trả lại dinh dưỡng cho đất, hạn chế sâu bệnh, giảm chi phí phân bón, góp phần tăng năng suất. Nhờ vậy, tình trạng đốt rơm rạ giảm mạnh, đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí, nhất là ở các vùng sản xuất lúa tập trung.

"Những kết quả trên cho thấy, chính sách không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, mà còn lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng nông dân”, ông Tạ Văn Tường nhận định.

Kết quả bước đầu và định hướng nhân rộng

Từ những kết quả ban đầu đáng ghi nhận, năm 2025, thành phố tiếp tục bố trí 35 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện xử lý môi trường trong trồng trọt. Về chăn nuôi, dự kiến có 457 cơ sở tại các huyện: Mỹ Đức, Thạch Thất, Phúc Thọ, Mê Linh, Chương Mỹ… được hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 16 tỷ đồng. Trong lĩnh vực thủy sản, khoảng 1.054ha nuôi trồng tại các huyện: Ba Vì, Thanh Oai, Ứng Hòa… sẽ được hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 15 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết, để các chính sách đi vào thực tế, huyện đang chủ động lập kế hoạch, phối hợp các sở, ngành triển khai hỗ trợ phù hợp với đặc thù địa phương. Đồng thời, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn cho người dân về kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, thu gom bao bì đúng cách và áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi.

Với vai trò cơ quan quản lý, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách đúng quy định; đồng thời đẩy mạnh truyền thông chính sách đến người dân thông qua các hội nghị, hội thảo, truyền thông tại cơ sở. Thành phố cũng sẽ hỗ trợ nhân rộng các mô hình nông nghiệp thân thiện môi trường, ứng dụng công nghệ xử lý chất thải và giảm phát thải khí nhà kính trong toàn bộ chuỗi sản xuất.

Thực tế cho thấy, các mô hình bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở yếu tố “xanh” mà còn mang đến lợi ích thiết thực về kinh tế, nâng cao chất lượng nông sản, mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp an toàn, hiện đại. Thay đổi tư duy sản xuất từ “nhiều, nhanh” sang “bền vững, sạch”, từ lạm dụng vật tư nông nghiệp sang công nghệ sinh học chính là yêu cầu đặt ra hiện nay.

Từ những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định, chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp của Hà Nội đang mang lại “màu xanh” cho đồng ruộng, cũng như thắp lên hy vọng về một nền sản xuất nông nghiệp văn minh, bền vững - vì sức khỏe cộng đồng hôm nay và mai sau. Điều này cần tiếp tục có sự chung sức từ chính quyền các cấp, ngành và đặc biệt là sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Chính sách bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 4-7-2023 của HĐND thành phố Hà Nội (nội dung và mức hỗ trợ):

a) Đối với trồng trọt: Hỗ trợ 50% kinh phí mua chế phẩm sinh học để xử lý phụ phẩm cây trồng, rơm rạ làm phân bón và thức ăn chăn nuôi tối đa không quá 1,2 triệu đồng/ha. Hỗ trợ tối đa 2 lần/năm và trong 2 năm liên tiếp.
Hỗ trợ 1 lần kinh phí mua thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (2 thùng/ha); hỗ trợ 100% chi phí xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

b) Đối với chăn nuôi: Hỗ trợ 50% kinh phí mua chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi tối đa không quá 300 triệu đồng/tổ chức, cá nhân. Hỗ trợ tối đa 2 chu kỳ nuôi đối với lợn, gia cầm; 1 chu kỳ nuôi đối với trâu, bò.

c) Đối với thủy sản: Hỗ trợ 50% kinh phí mua sản phẩm xử lý môi trường nước trong nuôi thủy sản tối đa không quá 15 triệu đồng/ha. Hỗ trợ tối đa 2 năm liên tiếp.
Hỗ trợ 1 lần 50% kinh phí mua thiết bị làm giàu ô xy xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản, tối đa không quá 15 triệu đồng/ha.

Quỳnh Dung

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

LNV - Cây mận tam hoa không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động của TP Sơn La.

Tin khác

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI

LNV - Vụ xuân 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với các địa phương triển khai mô hình cấy máy ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng hữu cơ, giảm phát thải. Trước đó, mô hình sản xuất lúa SRI (đối với lúa cấy) được triển khai
Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

LNV - Theo báo cáo của Cục Thống kê, quý I/2025, trên cả nước, ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan ở cả ba lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

LNV - Nhận thấy tiềm năng từ cây dược liệu, Hợp tác xã Dược liệu Phú Xuyên (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên) đã mạnh dạn đầu tư trồng và chiết xuất tinh dầu từ cây mùi già, húng quế.
Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

LNV - Nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu, ngành Nông nghiệp Hà Nội luôn tích cực hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng vùng sản xuất tập trung, cấp mã số vùng trồng...
Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi

Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi

LNV - Hiện thời tiết rét kèm theo mưa phùn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Để bảo vệ cây trồng, vật nuôi, người dân tập trung các biện pháp phòng, chống, hạn chế dịch bệnh phát sinh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng thời gian tới.
Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

LNV - Những năm gần đây, Thiện Nghiệp đã có một số mô hình chăn nuôi được triển khai tại các hộ dân trong xã. Mục đích nhằm đa dạng hóa giống vật nuôi, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần tạo ra diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp của thành phố nói chung và xã nói riêng. Trong đó có mô hình nuôi dê sinh sản.
Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao

Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao

LNV - Tận dụng lợi thế đất đai màu mỡ và dòng sông Hồng chảy qua địa bàn, HTX Nông - Ngư nghiệp phát triển Kim Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã xây dựng mô hình trồng rau VietGAP và nuôi cá lồng bè, mang lại thu nhập ổn định cho các thành viên.
9 quận, huyện của Hà Nội lấy đủ nước gieo cấy vụ xuân

9 quận, huyện của Hà Nội lấy đủ nước gieo cấy vụ xuân

LNV - Ngày 17-2, các tổ chức thủy lợi thành phố Hà Nội đã lấy và cấp đủ nước cho hơn 94% diện tích gieo cấy vụ xuân 2025, trong đó 9 quận, huyện đã cơ bản hoàn thành.
Ở vùng rau VietGAP Phú Long

Ở vùng rau VietGAP Phú Long

LNV - Ông Trần Văn Cảnh – 1 trong số gần 50 hộ dân tại thị trấn Phú Long tham gia mô hình sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP cho biết, gia đình có 4 sào, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ cải tạo nền đất bằng phân bón hữu cơ vi sinh, nên hiệu quả sản xuất cao hơn so với thời gian trước. Đáng mừng nhất là chất lượng rau được đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, được thị trường ưa chuộng hơn.
Phát huy hơn nữa ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Phát huy hơn nữa ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

LNV - Với định hướng phát triển nông nghiệp trở thành 1 trong 3 trụ cột kinh tế của tỉnh, trọng tâm phát triển là nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao.
Bộ NN&PTNT đốc thúc 11 tỉnh thành tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2025

Bộ NN&PTNT đốc thúc 11 tỉnh thành tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2025

LNV - Trưa 4/2, Bộ NN&PTNT đã có công điện gửi 11 tỉnh thành khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) về việc chuẩn bị lấy nước Đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa Xuân 2025.
Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ

Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ

LNV - Với hơn 600 gốc nho đang trĩu quả, vườn nho của anh Lê Thanh Bình (28 tuổi, ngụ xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) đang thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, check-in.
Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp

Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp

LNV - “Ngô leo lên núi, núi ngả cúi đầu”, đó là câu nói truyền miệng về cây ngô ở Sơn La, là cây trồng chủ lực bao phủ khắp các đồi, núi của tỉnh miền núi phía bắc.
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng

LNV – Nhờ sự chuyển đổi từ phương thức nuôi cá chim vây vàng quảng canh sang thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP, các hộ dân ở xã Hộ Độ (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã thành công phát triển mô hình cho lợi ích kinh tế cao.
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.

Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.

LNV - Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, trong những năm qua, huyện Mê Linh đã triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của Trung ương, thành phố cũng như của huyện. Hiện tại, huyện đang duy trì và phát triển các vùng trồng trọt chuyên canh ổn định có quy mô từ 20ha/vùng trở lên, như sản xuất lúa chất lượng cao tại các xã Liên Mạc, Tam Đồng, Tự Lập, Thanh Lâm; cây ăn quả ở các xã Hoàng Kim, Chu Phan...
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hải phòng- Những chặng đường sau 70 năm xây dựng và trưởng thành

Hải phòng- Những chặng đường sau 70 năm xây dựng và trưởng thành

LNV - Cách đây vừa tròn 70 năm, thành phố Hải Phòng được giải phóng, đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng, đánh dấu mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách
Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

LNV - Cây mận tam hoa không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động của TP Sơn La.
Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

LNV - Khởi nguồn là món ăn dân dã, theo dòng thời gian, bánh gai xứ Dừa, thuộc xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành món ăn đặc sản, được đưa đến mọi miền đất nước. Nhờ đó, nghề làm bánh gai đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đì
Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng

LNV - Từ đầu tháng 4-2025 đến nay, giá lợn hơi trên địa bàn cả nước ổn định và có xu hướng giảm từ 5-8% so với mức đỉnh trong tuần đầu tháng 3-2025. Dự báo, giá tiếp tục theo xu hướng giảm nhẹ.
Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

LNV - Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, trong đó có nội dung quan trọng về bảo vệ môi trường, nhiều mô hình nông nghiệp xanh đã hình thành và phát huy hiệu qu
Giao diện di động