Cây “Vải Tổ” 200 tuổi và câu chuyện người gieo hạt cho thương hiệu vải Thanh Hà

LNV - Từ 3 hạt vải ươm trồng tại vườn nhà của cụ Hoàng Văn Cơm (tức Phúc Thành, sinh năm 1848, làng Thúy Lâm) đến nay, vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) không ngừng khẳng định vị thế thương hiệu và niềm tin đối với khách hàng trong nước và quốc tế. Đặc biệt, vải Thanh Hà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, Úc, Pháp, EU…

3 hạt vải “nảy mầm” cho một thương hiệu lớn

Ông Hoàng Văn Lượm, cháu đích tôn đời thứ 5 của cụ Hoàng Văn Cơm kể lại: “Trong một lần giao thương và tiếp khách người Hoa ở Hải Phòng, cụ Hoàng Văn Cơm đã được chiêu đãi nhiều món ngon, trong đó có quả vải thiều. Vốn là người kinh doanh, thấy trái ngon, cụ mang về 3 hạt vải và trồng tại vườn nhà. 3 hạt vải ấy mọc lên được 2 cây vải xanh tốt, nhưng do cháu gái cụ làm cỏ sơ ý làm chết 1 cây, còn 1 cây được cụ xới bùn chăm bón cho đến khi đơm bông, kết quả…”.


Ông Hoàng Văn Lượm, cháu đích tôn đời thư 5 của “ông tổ vài thiều” Hoàng Văn Cơm

Sau này, cụ Hoàng Văn Cơm đã triết cành để tặng cho con cháu ruột thịt trong gia đình. Những người con cháu của cụ Cơm lại triết cành cho hàng xóm, rồi những người dân từ Lục Ngạn (Bắc Giang) sang xin giống, cho đến ngày nay, vải thiều Thanh Hà đã phát triển rộng rãi và khoác trên mình một thương hiệu lớn, mang lại ấm no cho rất nhiều người dân.

“Vải thiều Thanh Hà không ở đâu bằng, ăn có vị thơm, đặc trưng hột nhỏ, da đỏ tươi, ruột trong và ráo cùi… Đây có thể do là đất đai nơi này phù sa màu mỡ, phù hợp với giống vải này. Cũng có nguồn gốc từ cây Vải Tổ, nhưng vải Lục Ngạn cũng không thể bằng vải trồng ở vùng đất Thanh Hà”, ông Hoàng Văn Lượm cho biết.


Ông Hoàng Văn Lượm bên cây Vải Tổ cha ông để lại

Để nhớ ơn người đã mang giống vải quý này, hiện nay cây vải gần 200 năm vẫn được người thân, đặc biệt là ông Hoàng Văn Lượm chăm sóc rất chu đáo. Cụ Hoàng Văn Cơm cũng được nhân dân và con cháu đúc tượng và thờ cúng rất chu đáo ngay bên cạnh cây vải thiều đầu tiên cụ Cơm trồng trên mảnh đất Thanh Hà.

Cây cũng giống như người, cây Vải Tổ tuổi đã cao nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc. Để “cụ” vải được tươi tốt, việc chăm sóc cũng ở trong một chế độ đặc biệt. Cũng chính vì tuổi đã cao nên cây vải Tổ không còn cho ra nhiều trái nhưng bù lại “con cháu” của cây vải Tổ hiện nay không những khẳng định vị thế ở trong nước mà còn được ưa chuộng ở rất nhiều thị trường khó tính như: Nhật, Pháp, Mỹ, Úc, EU…


Việc chăm sóc cây Vải Tổ và thờ cúng cụ Hoàng Văn Cơm được ông Lượm chăm lo chu đáo.

Người dân vui mừng vì thu nhập “gấp 5, gấp 10” so với trồng lúa

Toàn huyện Thanh Hà hiện tại có khoảng 3000 ha vải. Do thời gian thu hoạch vải ngắn nên người nông dân huyện Thanh Hà đã cấy ghép và lai tạo các giống vải để kéo dài vụ. Vải thiều Thanh Hà được chia làm hai trà: trà vải thiều sớm vào tầm giữa tháng 5 đến đầu tháng 6 với các loại vải như: U trứng trắng, U hồng, U thâm, Tàu lai; trà vải thiều chính kéo dài từ đầu tháng 6 đến đầu tháng 7.

Từ năm 2018 đến nay, “Lễ hội vải thiều” và các hoạt động xúc tiến thương mại, quản bá giới thiệu đặc sản vải thiều Thanh Hà được tỉnh Hải Dương quan tâm, tổ chức thường niên. Đây là cơ hội để vải thiều Thanh Hà được giao lưu, mở rộng thị trường, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.


Khách trải nghiệm vui vẻ chụp hình lưu niệm và tìm hiểu về cây Vải Tổ Thanh Hà


Ông Đỗ Văn Trường (SN 1957, xóm 4, Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà), người đã có 30 năm trồng vải vui vẻ chia sẻ: “ Hiện nay gia đình tôi có 1 mẫu vải, gồm khoảng 120 gốc vải thiều, U hồng và tàu lai. Mỗi vụ có thể thu nhập được khoảng 8 tấn. Nếu nói về thu nhập, trồng vải có thu nhập gấp 5, gấp 10 lần so với trồng lúa…”.

Ông Bùi Văn Phương, Phó trưởng Công an xã Thanh Sơn cũng rất nhiệt tình hướng dẫn khách đến trải nghiệm thăm cây Vải Tổ, thăm vườn vải của người dân địa phương.


Ông Đỗ Văn Trường vui mừng vì năm nay vải được mùa, được giá

“Vải năm nay được mùa, sai quả, mẫu mã đẹp, bán được giá nên bà con rất phấn khởi. Tuy nhiên, do đặc thù thu hoạch vải cần nhanh chóng nên bà con cũng rất vất vả về mặt nhân công. Thu hoạch vải có khi vào lúc 2, 3 giờ sáng. Không chỉ vậy, việc chăm sóc vải cho đến lúc được thu hoạch cũng gặp rất nhiều những khó khăn. May mắn, người trồng vải hiện nay được quan tâm rất nhiều của các lãnh đạo địa phương cũng như của tỉnh Hải Dương”, ông Phương cho biết.


Ông Bùi Văn Phương vui vẻ giới thiệu cho khách trải nghiệm tại vườn vải thiều Thanh Hà

Niềm vui vải được mùa, được giá long lanh trên những gương mặt đẫm mồ hôi của những người trồng vải Thanh Hà, nhưng đâu đó vẫn còn những nỗi lo giá vật tư tăng cao, rủi ro khi thời tiết thất thường cũng trên những gương mặt ấy…

Đức Hạnh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP

Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP

OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao

Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao

OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024, tỉnh Lào Cai có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao.
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

LNV - Năm 2024, TP. Thái Nguyên có 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, ở 4 nhóm, gồm: Thực phẩm tươi sống; thực phẩm thô, sơ chế; thực phẩm chế biến và chè.
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định

TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định

OVN - Khu phức hợp giải trí – du lịch – thương mại TOCEPO tọa lạc tại số 224 đường Đống Đa, TP Quy Nhơn là điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan mua sắm.
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên

Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên

OVN - Trải qua nhiều năm tháng, nghề nấu rượu mang thương hiệu Quán Đế vẫn được người dân tại xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với những nét đặc trưng riêng biệt vốn có.

Tin khác

Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch

Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch

OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP

Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP

OVN - Năm ngoái, lần đầu tiên TP.HCM tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP thành công ngoài mong đợi. Năm nay, Thành phố tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 với quy mô lớn hơn.
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

OVN - Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

LNV - Thông qua Chương trình OCOP, nhiều địa phương trên địa bàn thị xã An Nhơn quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống.
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP

Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP

LNV - Từ năm 2021 đến nay, UBND tỉnh Quảng Bình đã ưu tiên bố trí nguồn vốn 11,7 tỷ đồng để triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao

Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Sáng 22-10, UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam

Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam

LNV - Ngày 27/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì, phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) tổ chức Lễ biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam (Industrie 4.0 Awards) lần thứ ba, năm 2024. Tại Chương trình, HTX trà an toàn Phú Đô vinh dự được biểu dương TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam, với hạng mục: Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0.
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch

Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch

LNV - Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Thường Tín vừa phối hợp tổ chức khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo và và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Thường Tín (Hà Nội).
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Vừa qua, Hội đồng OCOP huyện Sơn Hòa đã tổ chức họp đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 1 năm 2024.
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

LNV - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang năm 2024 được tổ chức từ ngày 4- 5/10 tại Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, là một sự kiện quan trọng nhằm quảng bá nông sản và di sản văn hóa địa phương, hưởng ứng “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.”
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm đặc trưng OCOP và bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ mở rộng sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện Chương trình OCOP.
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các làng nghề, nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, từng bước nâng vị thế, giá trị sản phẩm.
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố

LNV - Trường THCS Phú Sơn tiền thân là Trường cấp 2 của huyện Bất Bạt, được thành lập năm 1956, ban đầu trường chỉ có 2 lớp học với vài chục học sinh, sau gần 70 năm xây dựng và phát triển, đến nay nhà trường đã có một cơ ngơi đàng hoàng to đẹp, đạt chuẩn
Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng

Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng

LNV - Vừa qua, tại Vườn hoa Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4 nhằm giao lưu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Thủ đô và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Hồng.
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề

Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề

LNV - Sáng 8-11, Đoàn giám sát của HĐND Thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn đã làm việc với huyện Gia Lâm về kết quả thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23-9-2021 của HĐND Thành phố về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Khen thưởng nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiều đóng góp trùng tu điện Thái Hòa

Khen thưởng nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiều đóng góp trùng tu điện Thái Hòa

LNV - Ngày 8/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trao tặng Giấy khen cho các nghệ nhân và thợ lành nghề có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, tu bổ di tích điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề, thu hút gần 10 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Những con số trên cho thấy sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động