Cao Bằng: Khó khăn trong xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP
Cam Trưng Vương, xã Nguyễn Huệ (Hòa An) có nhiều tiềm năng để xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP, tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ chưa đáp ứng yêu cầu.
Chương trình OCOP được thực hiện theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng” với 6 bước: Sau khi đăng ký sản phẩm, các đơn vị sản xuất sẽ nhận phương án, kế hoạch và triển khai thực hiện; cơ quan chức năng có thẩm quyền đánh giá, phân hạng sản phẩm, trên cơ sở đó sẽ hỗ trợ và xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm. Đối với những sản phẩm đang có lợi thế, đã có nhãn hiệu, việc thực hiện chu trình OCOP khá dễ dàng, không mất nhiều thời gian, nhưng đối với những huyện, xã không có sản phẩm đặc sản, đặc thù và sản phẩm là thế mạnh thì việc lựa chọn sản phẩm chủ lực để chuẩn hóa, phát triển sản phẩm OCOP là một thách thức lớn cho cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.
Bí thư Đảng ủy xã Thái Cường (Thạch An) Nông Hải Hùng cho biết: Đặc thù của xã là sản xuất nông nghiệp đơn thuần, trồng trọt một số loại nông sản phổ biến, như: lúa, ngô, khoai sắn, rau củ quả; chăn nuôi với quy mô nhỏ hẹp, với số lượng ít; không có sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu công nghiệp, dịch vụ. Do đó, khi khảo sát, đánh giá, lựa chọn sản phẩm tham gia chương trình OCOP, xã vẫn chưa xác định được sản phẩm chủ lực tiềm năng, thế mạnh để phát triển, nâng lên thành sản phẩm OCOP. Hiện xã tích cực tuyên truyền, khích lệ người dân lựa chọn sản phẩm phù hợp, từ đó, sẽ xây dựng kế hoạch, hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP.
Hiện nay rất nhiều xã trên địa bàn tỉnh, mặc dù có nhiều sản phẩm đang được sản xuất, song đều trong tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tư duy thời vụ, tự phát; sản xuất không tập trung, không có sự đầu tư, thiếu sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sản phẩm khó tìm được đầu ra, tình trạng “rớt giá”, “ép giá” thường xuyên xảy ra, tạo tâm lý không mặn mà, thiếu tính bền vững của người sản xuất. Bà Hoàng Thị Phin, nông dân xóm Tẩu Thoong, xã Ngọc Động (Quảng Hòa) chia sẻ: Chúng tôi sản xuất theo mùa vụ và kinh nghiệm là chính. Cứ thấy sản phẩm nào sản xuất ra bán có lãi là làm, người nọ bắt chước người kia làm theo. Có vụ cả làng cùng trồng bí xanh, chanh leo, khoai tây, các loại rau, nhưng lãi không thấy đâu chỉ thấy bị ép giá. Thành thử không có loại nông sản nào gắn bó với đồng ruộng được lâu dài ngoài cây lúa, cây ngô và mía truyền thống tại địa phương.
Theo đồng chí Nông Thị Thương, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa An, để xây dựng sản phẩm OCOP, địa phương phải dựa vào thực tế, xác định sản phẩm nào có thể phát triển trở thành chủ lực, sau đó quy hoạch vùng sản xuất. Qua khảo sát cho thấy huyện có nhiều sản phẩm lợi thế, có giá trị kinh tế, có khả năng mở rộng thị trường và có thể phát triển thành sản phẩm OCOP trong tương lai, như: gạo Pì Pất, dứa, cam Trưng Vương, quýt Hà Trì, miến dong Án Lại, bún khô Nam Tuấn… Tuy nhiên hiện nay, quy mô, năng lực quản trị các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP tại địa phương còn nhỏ và yếu.
Đến nay, toàn huyện mới chỉ có 1 sản phẩm rượu gạo Nhật Cao Bằng của cơ sở sản xuất kinh doanh Thuận Toàn, xóm 1, Bế Triều, thị trấn Nước Hai được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Năm 2021, huyện xây dựng 3 sản phẩm tham gia phân hạng, đánh giá 3 sao OCOP cấp tỉnh, gồm: Gạo Nhật ĐS1 và J02 Cao Bằng của Công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp Hòa An, thị trấn Nước Hai; sản phẩm cơm cháy Huy Hoàng, thị trấn Nước Hai; bún khô Nam Tuấn của chủ thể Hoàng Văn Chiến, xóm Nà Rị, xã Nam Tuấn. Trong đó, chỉ có sản phẩm bún khô Nam Tuấn mang tính đặc thù, đặc sản của địa phương được nhiều người tiêu dùng biết đến.
Gạo Nếp Ong Trùng Khánh đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2020.
Về nguyên nhân, hiện nay các cơ sở sản xuất, các làng nghề đang phải đối mặt với những thách thức lớn về thiếu nguồn lao động tay nghề cao, vốn đầu tư để đổi mới công nghệ sản xuất, hạn chế về trình độ quản trị sản xuất, kinh doanh. Việc xây dựng các dự án liên kết trong sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm khai thác thế mạnh sản phẩm vẫn là một trong những trở ngại lớn trong việc chuẩn hóa và nâng cấp sản phẩm hiện có. Đa phần các sản phẩm ở các địa phương hiện nay có nguồn gốc từ sản phẩm nông nghiệp đến phi nông nghiệp vẫn trong tình trạng sản xuất manh mún, “mạnh ai người đó làm”, thói quen sản xuất theo hướng tự phát; thiếu, yếu về công nghệ, chưa xây dựng được liên kết chuỗi gắn với truy xuất nguồn gốc, do đó, khó đáp ứng tiêu chí xuất xứ và tiêu thụ theo hướng thương mại hiện đại.
Đồng thời, công tác xúc tiến thương mại là một giải pháp quan trọng để mở rộng thị trường, yếu tố quyết định việc phát triển, nâng cấp giá trị sản phẩm OCOP. Nhưng tại tỉnh ta, đa số các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nguồn vốn và khả năng phát triển, quảng bá sản phẩm hạn hẹp, phụ thuộc nhiều vào cung ứng trong tỉnh... Bên cạnh yêu cầu về chất lượng sản phẩm thì hình thức, mẫu mã của sản phẩm cũng chưa có sự đầu tư.
Thời gian tới, để xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP hiệu quả, cần có các giải pháp căn cơ nhằm chuẩn hóa, nâng cao giá trị và phát triển sản phẩm OCOP hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho các sản phẩm OCOP gắn với tư vấn, hỗ trợ tham gia các chương trình, hội chợ sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh. Quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các huyện, xã tập trung đánh giá tiềm năng, thế mạnh, xác định các sản phẩm thuộc các nhóm ngành theo quy định. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, mở rộng mạng lưới sản phẩm OCOP trong khu vực; tăng cường trao đổi kinh nghiệm, tập huấn, xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP và đưa vào nhiệm vụ thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Bài, ảnh: Xuân Lam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024
09:38 | 09/06/2025 OCOP

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề