Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Bình Phước: Phụ nữ S'tiêng đam mê giữ lửa nghề truyền thống

LNV - Với niềm trăn trở phải bảo tồn và lưu giữ giá trị truyền thống văn hóa đồng bào mình, bà Thị Mương (SN 1956) - người dân tộc S’tiêng đã cùng nhiều chị em thành lập nên Tổ dệt thổ cẩm. Đồng thời, hướng đến tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập cho các thành viên phụ nữ trong thời gian nhàn rỗi.

Là người con dân tộc S’tiêng, bà Thị Mương sinh ra và lớn lên tại vùng quê thuộc ấp Bù Dinh (xã Thanh An, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước). Khi còn là thiếu nữ, hình ảnh bà, mẹ cùng các dì ngồi dệt vải bên những khung tre đã in sâu và tiềm thức Thị Mương. Từ những bông vải được kéo sợi thành chỉ, người phụ nữ dân tộc S’tiêng sẽ xếp chỉ lên khung, kéo sợi, dệt và nhuộm màu để làm nên những mặt hàng thủ công, khăn, áo, khố, váy,… tinh xảo với hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ mang đậm bản sắc văn hóa đồng bào mình.

Bà Thị Mương bên khung dệt
Bà Thị Mương bên khung dệt

Đối với người S’tiêng nói chung hay cụ thể là phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng, dệt thổ cẩm chính là cái nghề truyền thống đã “ăn sâu” trong máu. Dù cho công việc này đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp, tiêu tốn thời gian, họ vẫn sẵn lòng làm một cách chỉn chu nhất. Mỗi chiếc khăn đội đầu, khăn quàng cổ, đến váy, khố, mền đất đều kết tinh từ đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo, cần cù của người phụ nữ. Chính vì vậy, sản phẩm cũng có giá thành tương đối cao nếu so với các mặt hàng cùng chủng loại. Đây là một trong những hạn chế khiến sản phẩm khó tiếp cận với khách hàng khi họ chưa hiểu hết giá trị thực.

“Đối tượng chủ yếu đến tìm mua mặt hàng dệt thổ cẩm của tôi thường vẫn là những đồng bào dân tộc. Chỉ người đồng bào với đồng bào thì mới mua sản phẩm về làm quà hoặc mặc trong các dịp lễ hội, cưới hỏi. Người ta thấy mình làm đẹp, khác biệt với những nơi khác nên xóm này truyền tai xóm khác, thế là bao năm qua, chị em S’tiêng tại ấp Bù Dinh vẫn giữ được cái nghề truyền thống, lại vừa có thêm thu nhập” - Bà Thị Mương chia sẻ.

Đôi tay tỉ mỉ tạo hoa văn cho sản phẩm
Đôi tay tỉ mỉ tạo hoa văn cho sản phẩm

Để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ dệt không chỉ dành nhiều thời gian gia công mà còn phải dồn tâm huyết từ lựa chọn nguyên liệu đến quy trình quay sợi, dệt vải. Trước kia, các công đoạn đều phải làm bằng thủ công, trồng bông, xe bông, quay sợi,…và chủ yếu sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên như lá, hoa, vỏ cây,… để làm màu nhuộm, sợi vải sau khi nhuộm được phơi khô, tiến hành gỡ các vụn màu. Cũng theo bà Mương, ngày xưa sau khi kéo chỉ, người dệt thường phải nấu trong nước gạo cho cứng sợi, tăng độ bền. Tuy nhiên, ngâm chín quá có thể khiến sợ chỉ giòn, dễ đứt, trái lại mềm quá cũng không đạt chuẩn.

Bộ khung dệt thổ cẩm cầm tay
Bộ khung dệt thổ cẩm cầm tay

Hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển, phụ nữ S’tiêng đã có thể tìm mua nguyên liệu sẵn trên thị trường, màu sắc vừa đa dạng, phong phú, chỉ lại có độ bền cao, khó hư hại. Việc này giúp tối ưu công đoạn sản xuất, tạo điều kiện để các chị em yêu nghề có thể dành thời gian cho công việc dệt sau ngày làm rẫy.

Riêng khâu dệt, muốn làm nên hoa văn tinh xảo, độc đáo, người dệt phải có hoa tay, óc thẩm mỹ, sự am tường nhất định về đường nét, màu sắc, hình khối; đồng thời phải dùng khung dệt thủ công kết hợp cùng dụng cụ cuộn vải, xiết sợi dệt mới đan,… Hoa văn trang trí trên vải thổ cẩm chủ yếu là các hình khối, người, chim thú, hoa lá và hoa văn họa tiết đơn giản nhưng không kém phần tinh tế khác. Ngày nay, hoa văn trên vải thổ cẩm của người S’tiêng cũng được bổ sung cho phù hợp với thị hiếu và cuộc sống hiện đại.

Khung dệt quay của người S’Tiêng
Khung dệt quay của người S’Tiêng

“Bản thân là Chi Hội trưởng Chi hội Phụ nữ qua nhiều nhiệm kỳ, đồng thời cũng là một phụ nữ dân tộc S’tiêng, tôi luôn đắn đo và trăn trở phải làm thế nào để vừa có thể lưu giữ những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, vừa giúp những chị em tại chính nơi mình sinh sống cải thiện thu nhập”. Do đó, sau thời gian dài suy nghĩ, được sự ủng hộ của chính quyền các cấp, bà Mương cùng các chị em cùng nhau thành lập Tổ dệt thổ cẩm tại nhà riêng ở ấp Bù Dinh, xã Thanh An.

Khố dệt thổ cẩm của người S’Tiêng
Khố dệt thổ cẩm của người S’Tiêng

Hiện nay, tổ dệt có 30 thành viên, với khoảng 15 cá nhân là thợ lành nghề. Mỗi thành viên ước tính có thể dệt trung bình từ 5 - 7 tấm chăn thổ cẩm (kích thước 1,8x2m)/năm cùng một số sản phẩm khác, ước tính thu nhập từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng/người/năm. Trong đó, chăn mền giá dao động từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng; riêng với khăn, áo, khố giá từ 200.000 đồng - 300.000 đồng. Thời gian tới, bà Mương dự kiến sẽ mở thêm lớp dạy cho các hội viên, chị em phụ nữ có mong muốn được học nghề trên địa bàn. Và bà cũng mong muốn gia tăng số lượng thổ cẩm dệt để nhiều người biết đến và bán rộng rãi ra thị trường trong nước.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thanh An chị Trần Thị Thiên Thu đánh giá, mặc dù đầu ra sản phẩm chưa ổn định nhưng tổ dệt đã cho thấy những nỗ lực đáng khích lệ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa; tạo việc làm, gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Đồng thời, thổ cẩm S’tiêng được đưa đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bài: Tuấn Anh - Ảnh: Hồ Phát

Tin liên quan

Phú Thọ: Hồi sinh làng nghề dệt thổ cẩm ở xóm Chiềng

Phú Thọ: Hồi sinh làng nghề dệt thổ cẩm ở xóm Chiềng

LNV - Nghề dệt là di sản quý giá, niềm tự hào, biểu tượng cho bản sắc văn hóa, truyền thống lâu đời đối với đồng bào Mường ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn. Thế nhưng “báu vật” này đang đối diện với nguy cơ thất truyền...
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

LNV - Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…

Tin mới hơn

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

LNV - Thời gian qua, An Giang đã ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, các làng nghề, làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững.
Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

LNV - Từ ngày 11/7/2024 đến hết ngày 15/7/2024; Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Sản phảm OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định được tổ chức tại Công viên Thiếu nhi tỉnh Thành phố Quy Nhơn. Đến tham dự hội chợ có trên 100 gian hàng với nhiều tỉnh tham gia. Đặc biệt, gian hàng của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên được nhiều người dân và du khách quan tâm .
Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

LNV - Trái ngược với hình ảnh quen thuộc của những đồi cà phê bạt ngàn, làng nghề miến Chi Lăng thuộc phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) giờ đây nơi đây lại nhộn nhịp với những hoạt động sản xuất miến khô tấp nập, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm-Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề làm trống Bắc Thai nổi tiếng và được biết đến như một sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh. Nghề làm trống đã gắn bó với người dân nơi đây khoảng 100 năm, dù trải qua nhiều khó khăn, nơi đây vẫn giữ nghề như một nét văn hóa riêng.
Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

LNV - Cái nghề cha truyền con nối ấy cứ thế tồn tại, qua lúc thịnh lúc suy nhưng dường như người làng rèn này chưa một ngày dừng tay búa, chưa một ngày dừng thổi lửa. Sắt và thép cứ thế được tôi luyện để ra thành phẩm phục vụ mọi người.

Tin khác

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

LNV - Tận dụng nguồn đất đai, lao động, và nguồn mây tre dồi dào ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình), HTX mây tre đan Vân Sơn đã kết hợp nhuần nhuyễn với ứng dụng khoa học công nghệ để đưa mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường.
Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

LNV - Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Minh Châu được gọi với cái tên là "xã đảo" nằm giữa Sông Hồng thuộc địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội). Khó khăn trở ngại lớn nhất của người dân nơi đây là đi lại sinh hoạt từ xã về huyện, nhất là trong các mùa mưa bão, lũ lụt, phải sử dụng thuyền, đò.
Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

LNV - Sáng 5-7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tại làng nghề trên địa bàn thành phố.
Người đam mê với điêu khắc gốm

Người đam mê với điêu khắc gốm

LNV - Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ, sinh năm 1984, tại Giang Cao, xã Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) và hiện đang là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề. Trong Luật Thủ đô mới được Quốc hội thông qua đã có nhiều điều, khoản thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.
Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

LNV - Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/7/2024, trong đó chương trình giới thiệu nghệ thuật ẩm thực cá ngừ đại dương gắn với Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Hội chợ OCOP, Làng nghề tỉnh Bình Định là điểm nhấn tạo sự khác biệt để thu hút du khách mọi miền đất nước hội tụ về Bình Định.
Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy (sinh năm 1979), sinh ra và lớn lên tại làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng. Gia đình anh có 3 thế hệ làm nghề đúc nơi đây. Hiện anh làm Giám đốc Công ty TNHH MTV BK (trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng),
Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Nghi nức tiếng trong vùng bởi có "đôi tay vàng".
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

LNV - Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn là một trong 5 làng nghề được tỉnh Bình Định lựa chọn để tập trung hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2023-2025 trở thành điểm du lịch làng nghề.
Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

LNV - Sáng 27/6, tại quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của Hội LHPN 15 quận huyện, đại diện các nghệ nhân, làng nghề truyền thống…
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Sở NN&PTNT vừa phối hợp UBND huyện Đồng Xuân, Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở VHTT&DL), Công ty TNHH Du hành Đại Hữu, Trường phổ thông Duy Tân tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình để gắn với phát triển du lịch cộng đồng nông thôn tại khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động