Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

LNV - Làng nghề gốm Gia Thuỷ được hình thành và phát triển đến nay hơn 60 năm, trong suốt ngần ấy thời gian, gốm Gia Thuỷ đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật thủ công đặc sắc được hình thành từ đất.

Theo nhiều nghệ nhân tại làng nghề gốm Gia Thuỷ, xã Gia Thuỷ, huyện Nho Quan (nay là xã Gia Tường, tỉnh Ninh Bình), gốm Gia Thuỷ được khởi nguồn vào năm 1959 do một số thợ gốm ở Thanh Hoá đã di cư về đây và mở ra các lò gốm chuyên làm các vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt cho bà con nhân dân như chum, vại, nồi, niêu… Sau đó, những người con ven sông Bôi đã không ngừng trau dồi, học hỏi và phát triển nghề đến ngày nay.

Đất làm gốm Gia Thuỷ được tuyển chọn và sàng lọc kỹ lưỡng qua nhiều công đoạn
Đất làm gốm Gia Thuỷ được tuyển chọn và sàng lọc kỹ lưỡng qua nhiều công đoạn

Đặc trưng từ chất đất

Ông Trịnh Văn Dũng, thế hệ thứ 3 trong gia đình có truyền thống lâu đời gắn bó với gốm, hiện là Giám đốc HTX gốm Gia Thuỷ cho biết: “Nghề gốm Gia Thuỷ không phải nghề bản địa, tuy nhiên do nguồn nguyên liệu sẵn có và đặc biệt ở địa phương, kết hợp những bàn tay tài hoa, lòng yêu nghề của những người thợ đã tạo nên sức sống mãnh liệt của gốm Gia Thuỷ”.

Gốm Gia Thuỷ có nét riêng, độc đáo và khác lạ so với nhiều loại gốm nổi tiếng khác là do chất đất nơi đây vô cùng đặc biệt khi được pha trộn ba màu đất nâu, xanh, vàng, có độ kết dính cao, mịn và chịu nhiệt tốt.

Đất sau khi được tuyển chọn kỹ lưỡng sẽ được đem phơi khô, sau đó đập nhỏ và cho vào bể ngâm 5 – 7 giờ. Tiếp đó được người thợ nguấy đều, rồi lọc qua sàng để chọn lấy mộng đất, chất đất tốt nhất đem phơi ra sân hoặc dán lên tường.

Nhìn đơn giản là vậy, tuy nhiên công đoạn phơi đất này nếu khô quá hoặc ẩm quá đều rất khó làm gốm. Vì vậy, người thợ khi phơi phải thường xuyên quan sát độ ẩm của đất nhằm đảo bảo độ dẻo. Sau đó, đất được chuyển vào xưởng, khi đó người thợ đạp nhuyễn đất thêm ba lần nữa, lúc đó đất mới sẵn sàng để tạo hình.

Các nghệ nhân của làng nghề gốm Gia Thuỷ luôn miệt mài chăm chút cho từng sản phẩm
Các nghệ nhân của làng nghề gốm Gia Thuỷ luôn miệt mài chăm chút cho từng sản phẩm

Tuỳ vào từng sản phẩm mà người thợ sẽ lăn đất tạo thành những hình khối khác nhau. Đối với chum, vại, người thợ sẽ nặn ra những thớ đất dài, tròn để khi đưa lên bày xoay sẽ được khớp lại một cách được dễ dàng. Những người thợ lành nghề của làng sẽ tạo hình được 20 sản phẩm cỡ lớn/ngày và khoảng 50 – 60 sản phẩm kích cỡ nhỏ.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Mai cho biết: “Chị bén duyên với nghề gốm khi chỉ là một cô bé theo chân ông cha tới xưởng, đến nay trải qua 35 năm gắn bó, tình yêu với đất với gốm vẫn không ngừng chảy trong huyết quản của chị. Hiện chị phụ trách khâu tạo hình (trong nghề gọi là chuốt). Khi chuốt cần con mắt thẩm mỹ cao và độ khéo léo, uyển chuyển của đôi tay vừa tạo hình vừa tạo độ dầy, mỏng đồng nhất cho sản phẩm”.

Nghệ nhân Đinh Ngọc Hà, người chuyên trang trí hoạ tiết chia sẻ: “Gốm Gia Thuỷ chủ yếu dùng hoạ tiết phổ thông, mang đậm văn hoá của dân tộc như tranh tứ quý, hoa sen… Khi trang trí, ngoài bàn tay khéo léo, yêu nghề, kiên trì, nghệ nhân cần phải am hiểu nét văn hoá dân tộc Việt Nam nhằm tránh đưa những hình ảnh, văn hoá lai tạp lên sản phẩm gốm truyền thống”.

Hoạ tiết, hoa văn trên gốm Gia Thuỷ luôn mang đậm nét văn hoá của dân tộc
Hoạ tiết, hoa văn trên gốm Gia Thuỷ luôn mang đậm nét văn hoá của dân tộc

Sau khi tạo hình hoàn chỉnh, sản phẩm được phơi nắng để khô tự nhiên, sau đó đưa vào lò nung truyền thống bằng củi đến nhiệt độ 1.200 – 1.500 độ trong vòng 3 ngày 3 đêm. Gốm thành phẩm hoá sành có nước da nâu bóng (người dân thường gọi là men da lươn), chứa nước không bị thấm, đựng rượu thì thơm, êm.

“Giữ lửa” nghề truyền thống

Trước kia ở thời hoàng kim của nghề, cả làng có trên 40 xưởng sản xuất gốm, trong đó có nhiều xưởng có hàng trăm lao động thường xuyên. Tuy nhiên, do những biến động của thời gian và thị trường nên giờ đây hầu hết các nghệ nhân của làng nghề tập trung sản xuất tại HTX gốm Gia Thuỷ để cùng nhau phát triển làng nghề.

Gốm Gia Thuỷ được phơi khô tự nhiên dưới nắng trước khi đem nung
Gốm Gia Thuỷ được phơi khô tự nhiên dưới nắng trước khi đem nung

Hơn 60 năm trôi qua nhưng gốm Gia Thuỷ vẫn giữ được nét riêng có, đây là dòng gốm không tráng men mà để mộc đem nung. Các sản phẩm gốm Gia Thuỷ nhìn thô ráp, đơn sơ không nhiều hoạ tiết cầu kỳ, hay mạ vàng… như nhiều sản phẩm gốm khác, nhưng vẫn đảm bảo tính hài hoà, tinh tế, mộc mạc và giá trị sử dụng cao.

Để đáp ứng nhu cầu cao hơn nữa của thị trường, ngoài các dòng sản phẩm chính như chum, vò, vại, ấm trà…làng nghề hiện đã cho ra nhiều dòng sản phẩm mỹ nghệ được thị trường đón nhận.

Nghệ nhân Trịnh Văn Dũng cho biết: Trong HTX hiện có hơn 60 thợ lao động với 10 nghệ nhân, không ít người có thâm niên trong nghề hàng chục năm. Mỗi năm làng nghề cho ra lò hàng nghìn sản phẩm, hàng ra đến đâu hết đến đó. Đặc biệt là vào dịp cận Tết, khác thập phương đổ về khiến HTX làm việc không ngơi tay để cung ứng cho thị trường.

Hơn 60 năm qua, gốm Gia Thuỷ được thị trường trong và ngoài nước đón nhận và đánh giá cao nhớ nét riêng, đặc sắc của mình
Hơn 60 năm qua, gốm Gia Thuỷ được thị trường trong và ngoài nước đón nhận và đánh giá cao nhớ nét riêng, đặc sắc của mình

“Tuy đầu ra cho sản phẩm tốt nhưng nguyên liệu lại đang dần khan hiếm từ nguồn đất sét tại chỗ, đến củi đốt. Thêm vào đó HTX cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để mở rộng sản xuất”, ông Dũng chia sẻ thêm.

Được biết, để đảm bảo sản xuất cho làng nghề, chính quyền địa phương đã quy hoạch vùng nguyên liệu rộng 2ha. Cùng với đó, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, HTX huy động vốn để tiến hành xây dựng. Đặc biệt là không ngừng hỗ trợ đào tạo nghề cho thế hệ trẻ để tiếp nối cha ông“giữ lửa” cho gốm Gia Thuỷ.

Làng nghề gốm Gia Thuỷ được công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2007. Làng nghề đã và đang tạo công ăn việc làm cho hơn 60 lao động. Mức thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng, riêng những người thợ tay nghề cao từ 15 – 20 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm gốm Gia Thuỷ còn có mặt ở các thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia, Nhật Bản.
Anh Tú/baovanhoa.vn

Tin liên quan

Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa

Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa

LNV - Với tuổi đời hơn 60 năm, làng nghề gốm Gia Thủy ở Ninh Bình kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật tạo hình, mang đến cho người tiêu dùng những tác phẩm gốm đậm đà bản sắc văn hóa Việt.
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ

Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ

LNV - Làng gốm Gia Thủy, thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của Việt Nam với lịch sử phát triển hơn 50 năm. Nơi đây lưu giữ và phát huy những tinh hoa của nghệ thuật làm gốm, từ khâu chọn đất, tạo hình, đến kỹ thuật nung gốm độc đáo. Các sản phẩm của làng không chỉ mang giá trị sử dụng cao mà còn thể hiện đậm nét văn hóa dân tộc, với hoa văn và kiểu dáng truyền thống.

Tin mới hơn

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

LNV - Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ nằm tại xã Phú Tân, tỉnh An Giang (mới), có lịch sử hàng trăm năm. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ và kế thừa, nghề làm bánh phồng không chỉ là sinh kế của người dân địa phương mà còn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng, góp phần giữ gìn bản sắc làng nghề xưa.
Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

LNV - Làng nghề gốm Gia Thuỷ được hình thành và phát triển đến nay hơn 60 năm, trong suốt ngần ấy thời gian, gốm Gia Thuỷ đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật thủ công đặc sắc được hình thành từ đất.

Tin khác

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

LNV - Vừa là vùng trồng nhãn lớn nhất tỉnh, vừa lưu giữ nhiều giống nhãn cổ quý, xã Tân Hưng đang trở thành điểm sáng trong phát triển nông nghiệp đặc sản.
Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

LNV - Chiều 11-7, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại kiểm tra mô hình "Sản xuất hoa sen gắn với xây dựng nhãn hiệu và phát triển du lịch tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng" tại xã Chuyên Mỹ (Hà Nội).
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống của dân tộc, mà còn gửi gắm những thông điệp nghĩa tình, phản ánh tâm tư, tình cảm và khát vọng hạnh phúc bình dị của người Việt Nam.
Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

LNV - Hà Nội từ lâu được biết đến là vùng đất giàu truyền thống thủ công với mạng lưới làng nghề lớn và đa dạng bậc nhất cả nước. Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 334 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận chính thức. Không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa lâu đời, những làng nghề này còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, với tổng giá trị sản xuất hàng năm vượt 24.000 tỷ đồng.
Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

LNV - Hình thành cách đây khoảng 20 năm, nghề hấp cá xuất khẩu ở xã Cửa Việt mang lại thu nhập khá cao cho các cơ sở chế biến và tạo sinh kế ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Dù vậy, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các cơ sở hấp cá nằm rải rác trong khu dân cư không còn phù hợp vì ảnh hưởng đến môi trường. Mong muốn của chính quyền địa phương và các hộ dân là sớm đưa các cơ sở vào khu làng nghề tập trung để hoạt động ổn định. Song nguyện vọng đó đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

LNV - Làng Giá nằm ở xã Yên Đỗ, Hoài Đức, Hà Nội. Nơi này có một thứ bánh nức tiếng gần xa, đó là bánh gai làng Giá đến nỗi có câu ca dao về bánh gai ở đây đã ra đời: “Bánh gai làng Giá thơm ngon. Con gái làng Giá tươi giòn sắc xuân”.
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

LNV - Nghề dệt lụa ở làng Đốc Tín, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (nay là xã Hương Sơn, Hà Nội) đã có một thời gian phát triển mạnh mẽ.
Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Chủ tịch nước Lương Cường dự và khai mạc kỳ họp lần thứ 3/2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC lll)

Chủ tịch nước Lương Cường dự và khai mạc kỳ họp lần thứ 3/2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC lll)

LNV - Sáng ngày 16/7/2025 tại thành phố Hải Phòng Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường Tham dự và phát biểu khai mạc kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC. Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cùng t
Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị 20/CT-TTg: Quyết liệt giải quyết ô nhiễm môi trường

Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị 20/CT-TTg: Quyết liệt giải quyết ô nhiễm môi trường

LNV - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 20/CT-TTg, yêu cầu các bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp cấp bách và quyết liệt nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt tại các đô thị lớn và khu vực làng nghề. Chỉ thị này đề ra các giải pháp cụ thể, từ việc hoàn thiện thể chế đến tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm môi trường.
Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

LNV - Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ nằm tại xã Phú Tân, tỉnh An Giang (mới), có lịch sử hàng trăm năm. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ và kế thừa, nghề làm bánh phồng không chỉ là sinh kế của người dân địa phương mà còn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng, góp phần giữ gìn bản sắc làng nghề xưa.
Phụ nữ Nghệ An: nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới bền vững

Phụ nữ Nghệ An: nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới bền vững

LNV - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Nghệ An đã đóng vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền và vận động hội viên tham gia tích cực vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Một trong những hoạt động nổi bật là cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch,” giúp nâng cao chất lượng sống cho người dân nông thôn và góp phần vào việc hoàn thành các tiêu chí của chương trình NTM.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

LNV - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc, trải dài trên địa bàn ba địa phương Quảng Ninh, Bắc Ninh và Hải Phòng, đã chính thức được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới diễn ra ngày 12/7. Đây là di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam, đồng thời là di sản liên tỉnh thứ hai sau vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà, và cũng là di sản dạng chuỗi đầu tiên được công nhận.
Giao diện di động