Bắc Quang (Hà Giang): Phát triển bền vững cho thương hiệu cam Sành
Cam Sành là nông sản góp phần lớn vào việc nâng cao thu nhập cho người dân
Tiềm năng phát triển cam Sành
Hiện Bắc Quang có 3.307 hộ nông dân trồng cam với diện tích khoảng 4,5 ha, sản lượng ước đạt trên 42.163 tấn/năm. Trong đó, cam Vàng chín được bán đầu vụ là 1.1 ha, sản lượng ước đạt trên 13.615 tấn, được trồng tại 17 xã, thị trấn trong huyện. Diện tích cây cam Sành hiện còn lại là 2.800 ha, sản lượng ước đạt 27.987,8 tấn. Diện tích cam Sành hiện nay chiếm phần lớn ở Bắc Quang và đang được trồng tại 21/23 xã, thị trấn.
Khảo sát thị trường tiêu dùng cho thấy, người tiêu dùng yêu thích cam Sành Bắc Quang bởi hương vị thơm ngọt đặc trưng. Hiện trên 93% diện tích trồng cam ở Bắc Quang đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất sản phẩm an toàn; trong đó, có trên 90% diện tích cam được trồng theo tiêu chuẩn VietGap.
Sản phẩm cam Sành được gắn nhãn hiệu để mang tới người tiêu dùng
Chủ tịch Hiệp hội cam Sành Bắc Quang Phạm Quang Lân cho biết: Sản lượng cam Sành được tiêu thụ thông qua tư cách pháp nhân của các HTX và Hiệp hội và được bán về các siêu thị, đại lý, các sàn giao dịch điện tử trên toàn quốc chiếm hơn 80%. Đây là kết quả sau nhiều nỗ lực của các đơn vị trồng cam.
Theo Giám đốc HTX trồng cam VietGap xã Vĩnh Hảo, ông Hoàng Quyết Thắng cho biết: Không có tư cách pháp nhân, thì sẽ không thể đại diện bán hàng trên các trang mạng, sàn giao dịch và các siêu thị lớn. Bởi thế, vai trò bán hàng trong mùa thu hoạch cam Sành vừa qua đã trao cho các HTX và Hiệp hội cam Sành Bắc Quang đảm nhận.
Một xu hướng sản xuất bền vững mới được thiết lập đó là, người trồng cam phải có sự bắt tay nhau tham gia vào HTX và liên kết trong Hiệp hội cam Sành Bắc Quang để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Còn vai trò chính của các HTX và Hiệp hội trồng cam là định hướng sản xuất. Trong đó, định hướng cả công tác quy hoạch vùng trồng, ổn định về diện tích, sản lượng và tổ chức lại sản xuất theo chuỗi. Các HTX, Hiệp hội lo tìm kiếm thị trường và giao dịch bán hàng; người nông dân chuyên lo sản xuất và tuân thủ nghiêm các quy trình sản xuất tạo ra những sản phẩm cam Sành chất lượng tốt nhất cho tiêu dùng.
Hướng đi phát triển bền vững cho cam Sành
Cam sành là một trong những cây trồng chủ lực được Hà Giang lựa chọn, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hiện cam sành đã được xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, từng bước chiếm lĩnh thị trường, được khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên, thực tiễn sản xuất cam cũng chỉ ra không ít bất cập như: phát triển không theo quy hoạch, chưa có định hướng rõ ràng; đầu tư thâm canh thấp, chưa áp dụng chăm sóc theo quy trình kỹ thuật bảo tồn gen dẫn tới mẫu mã quả xấu, không đồng đều, chất lượng quả còn chua, nhiều hạt... Thêm vào đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định do chưa có cơ chế, chính sách; chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào bảo quản, chế biến sản phẩm…
Cam Sành huyện Bắc Quang bước vào mùa thu hoạch
Theo định hướng quy hoạch phát triển cây cam Sành của Bắc Quang, đến năm 2025 sẽ mở rộng diện tích trồng từ 2.500 – 3.200 ha, sản lượng ước đạt trên 31.000 tấn. Trong đó, cây cam Sành chỉ phát triển tại 9 địa điểm thay vì được trồng tại 23 xã, thị trấn như hiện nay.
Thực tiễn thu hoạch cam vừa đây cho thấy, Bắc Quang chỉ cần giữ ổn định diện tích cam hiện có. Đồng thời, làm tốt công tác kiểm soát để tránh phát triển tràn lan. Tuân thủ nghiêm ngặt về quy hoạch vùng trồng, giữ ổn định về diện tích để làm ra quả cam Sành có chất lượng tốt nhất, mẫu mã đẹp nhất mới là cách để phát triển trồng cây cam Sành bền vững cho cả trước mắt và mai sau./
Bài, ảnh: Tường Vi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên
10:03 | 06/03/2025 Khuyến nông

Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu
09:48 | 06/03/2025 Khuyến nông

Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi
10:17 | 27/02/2025 Khuyến nông

Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp
10:46 | 24/02/2025 Khuyến nông

Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao
14:57 | 20/02/2025 Khuyến nông

9 quận, huyện của Hà Nội lấy đủ nước gieo cấy vụ xuân
10:22 | 18/02/2025 Khuyến nông
Tin khác

Ở vùng rau VietGAP Phú Long
10:29 | 17/02/2025 Khuyến nông

Phát huy hơn nữa ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
10:18 | 17/02/2025 Khuyến nông

Bộ NN&PTNT đốc thúc 11 tỉnh thành tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2025
15:38 | 04/02/2025 Khuyến nông

Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ
11:13 | 31/01/2025 Khuyến nông

Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp
10:33 | 08/01/2025 Khuyến nông

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng
10:22 | 18/12/2024 Khuyến nông

Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.
09:53 | 11/11/2024 Khuyến nông

Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề

Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm
08:49 | 05/11/2024 Khuyến nông

Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội
10:13 | 03/11/2024 Khuyến nông

Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp
12:12 | 31/10/2024 Khuyến nông

Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ
17:00 | 15/10/2024 Khuyến nông

Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 | 09/10/2024 Khuyến nông

Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì
12:15 | 08/10/2024 Khuyến nông

Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ
16:00 | 23/09/2024 Khuyến nông

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
10:53 Tin tức

Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
10:46 Tin tức

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống
10:44 Văn hóa - Xã hội

Bình Định phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
10:43 Nông thôn mới

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 Làng nghề, nghệ nhân









