Hà Nội: 35°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Độc đáo gốm Hương Canh

LNV - “Ai về mua vại Hương Canh/Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng…”.Câu ca dao cứ vẳng bên tai nhắc nhở tôi tìm tới địa danh và làng nghề làm gốm nổi tiếng này khi đặt chân lên Vĩnh Phúc - một vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng.
Theo sự chỉ dẫn của các đồng nghiệp tại địa phương, chúng tôi đã đến được làng gốm Hương Canh khá nhanh chóng và dễ dàng. Bởi nơi này chỉ cách thành phố Vĩnh Yên ngày nay chừng 12 km dọc theo Quốc lộ 2 về hướng Đông Nam và Thủ đô Hà Nội 42 km. Làng gốm gần như nằm trọn trong địa bàn thôn Lò Cang, thị trấn Hương Canh, huyện Xuyên Bình,tỉnh Vĩnh Phúc. Với bề dày lịch sử hơn 300 năm tuổi, nghề làm gốm Hương Canh nổi tiếng với những sản phẩm gốm gia dụng trên cả nước về chất lượng và độ bền, đẹp của gốm thủ công truyền thống. Gốm Hương Canh nổi tiếng không chỉ nhờ tài hoa, óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của nghệ nhân, mà một yếu tố không kém phần quan trọng, đó là nguyên liệu (chất đất) làm gốm mang tính đặc thù của tài nguyên đất ở địa phương mà không phải nơi nào cũng có được.


Tác giả và nghệ nhân vẽ gốm tại lò gốm Thanh Nhạn


Chất đất đặc biệt, hoa văn độc đáo

Nguyên liệu dùng để sản xuất gốm là một loại đất sét xanh nhiều thịt, có hàm lượng sắt cao, được khai thác ngay tại vùng đất đồng quê Hương Canh. Chính chất đất đặc biệt của vùng Hương Canh cũng đã tạo cho sản phẩm gốm sành nơi đây giá trị đặc biệt và độc đáo. Ngoài vẻ bền đẹp, gốm Hương Canh còn có nhiều công dụng thích hợp với loại gốm gia dụng sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Chính đất sét để làm gốm ở đây là loại đất sét xanh có nhiều sắt, lại là lớp trầm tích lắng đọng tự nhiên; nên khi nung, với sự tác động trực tiếp của nhiệt, xương gốm sẽ trở nên bền chắc. Sản phẩm gốm sẽ có màu tự thân và khi gõ vào nghe thấy âm thanh trong và ngân vang như gõ vào các sản phẩm được chế tác bằng kim loại.

Theo kinh nghiệm cũng như lời kể của Nghệ nhân Ưu tú Giang Thị Nhạn và những người thợ gốm Hương Canh thì nhờ đặc trưng của chất đất sử dụng làm nguyên liệu mà một số sản phẩm đồ gốm Hương Canh như bình đựng rượu sẽ giúp khử bớt độc tố Andehit có trong rượu; bình cắm hoa thì giúp hạn chế được mùi phân hủy của hoa trong bình, nước cắm hoa không bị hôi như các bình sứ được làm với chất đất khác. Rõ nhất là khi dùng cắm các loại hoa có độ phân hủy cao như sen, lili... không cần phải dùng hóa chất để khử mùi. Ấm pha trà làm bằng gốm Hương Canh thì giữ được nhiệt lâu hơn. Các loại trà khô đựng trong các bình, hũ gốm Hương Canh có thể để đến 5 - 6 tháng vẫn giữ được hương vị và độ khô giòn, không bị ẩm.

Tác giả và Nghệ nhân Ưu tú Giang Thị Nhạn tại lò gốm Thanh Nhạn, Hương Canh

Người thợ gốm Hương Canh vẫn sử dụng kỹ thuật thủ công nặn vuốt gốm bằng tay trên bàn xoay cùng với những lò tự xây, nung theo kiểu truyền thống. Cũng chính vì vậy mà đã tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm của các lò gốm với độ nung khác nhau. Sản phẩm của các nghệ nhân trong quá trình chế tác, họ cũng có thể sáng tạo thay đổi một số họa tiết. Đây cũng là điểm tạo nên nét đặc trưng cho mỗi lò, thể hiện được phong cách khác nhau qua sự sáng tạo của các nghệ nhân.

Không như gốm của những làng gốm nổi tiếng khác trong nước, gốm Hương Canh mang đậm hơi thở của cuộc sống sinh hoạt bình dị hàng ngày. Hoa văn của gốm Hương Canh đơn giản và gần gũi với đời thường, không được chú ý trau chuốt như những sản phẩm chỉ dùng để trưng bày, trang trí. Các sản phẩm như chum, vại, hũ, lọ, bình rượu,… phần nhiều để trơn, ít trang trí. Nếu có trang trí thì chủ yếu là các văn chải, hình kỷ hà, sóng nước, các vòng tròn đồng tâm quanh thân. Ngày nay, ngoài những hoa văn trên sản phẩm gốm truyền thống xưa, các nghệ nhân Hương Canh cũng đã có nhiều sáng tạo khi đưa những mẫu hoa văn trang trí làm đẹp và phong phú thêm cho các sản phẩm gốm, đặc biệt là gốm thủ công mỹ nghệ. Tuy vậy, các sản phẩm này vẫn được sản xuất bằng chất liệu và kỹ thuật thủ công truyền thống. Các đề tài trang trí vẫn hướng về quan niệm triết lý văn hóa, nghệ thuật dân tộc của người Á Đông như: sen - hạc, hoa mai, hoa cúc, tùng, trúc, giải hoa văn hình kỷ hà, sóng nước, băng hoa dây… Người thợ gốm và nghệ nhân Hương Canh còn gửi gắm cái hồn quê mộc mạc qua hình ảnh chim bói cá, chim, cá, những loài hoa đồng nội rất thân thuộc của quê hương mình trên các sản phẩm gốm truyền thống với những nét vẽ đơn giản, không quá trau chuốt và có khi “tốc tả” nhưng vẫn thể hiện được tính chân thật, tinh tế mà không đơn điệu, thô kệch.

Gốm Hương canh từ quá khứ đến hiện tại

Gốm Hương Canh vốn nổi tiếng là gốm gia dụng, nên trước đây chuyên tập trung vào sản xuất các sản phẩm truyền thống như các loại chum, vại, vò, tiểu sành và một số đồ gia dụng nhỏ sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày như hũ, liễn, lọ, be sành phục vụ nhu cầu trao đổi, mua bán với dân trong vùng và các địa phương trên cả nước từ những thế kỷ trước. Nhưng thời gian gần đây, các hộ gia đình và nghệ nhân gốm Hương Canh đã có sự giao lưu học hỏi, phát triển sản xuất thêm một số đồ gốm thủ công mỹ nghệ khác như các loại bình hoa, nậm, bầu đựng rượu, độc bình, vật dụng trang trí, chao đèn, con giống và một số phù điêu họa tiết trang trí trong các nhà hàng với nhiều hình dáng, mẫu mã khác nhau khá phong phú và đa dạng.

Một số sản phẩm gốm Hương Canh

Trải qua gần 300 năm hình thành và phát triển, làng nghề gốm Hương Canh đã từng có lúc phát triển rực rỡ ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX trở về trước với những sản phẩm gốm gia dụng nổi tiếng cả nước như: vại, chum sành,… và cũng có những lúc thăng trầm; đã có thời kỳ tưởng chừng như mai một. Đặc biệt là khi hợp tác xã sản xuất gốm, đồ gia dụng và gạch ngói giải thể, không còn phát triển. Nhưng nhờ một số hộ gia đình và nghệ nhân với sự tâm huyết và lòng yêu nghề vẫn cố gắng duy trì sản xuất các sản phẩm gia dụng để bảo tồn nghề truyền thống. Một vài nghệ nhân trong làng đã chủ động đi giao lưu, học hỏi để tìm hướng đi, đầu ra cho sản phẩm. Từ đó, song song với việc sản xuất các loại gốm gia dụng truyền thống, họ đã sản xuất thêm các loại gốm thủ công mỹ nghệ; đa dạng hóa sản phẩm với nhiều mẫu mã mới phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường.

Nghề làm gốm Hương Canh đang dần được vực dậy, từ 3 hộ ban đầu trong thôn nay đã nâng lên thành 7 - 8 hộ. Sản xuất được tiếp tục duy trì, ngày càng có nhiều khách đặt hàng và khách du lịch tìm tới tham quan, trải nghiệm. Điển hình là lò gốm Thanh Nhạn của hộ gia đình nghệ nhân ưu tú Giang Thị Nhạn (71 tuổi) nay do con trai cả của bà là Nguyễn Giang Anh làm chủ lò và lò gốm Quang của nghệ nhân Nguyễn Hồng Quang - em trai của bà Giang Thị Nhạn. Đây cũng là hai lò gốm lớn sản xuất gốm thủ công mỹ nghệ nhiều nhất trong thôn. Ông Quang là một người yêu nghề và chịu khó tìm tòi học hỏi, đi đầu trong việc “thổi hồn” thêm vào các sản phẩm gia dụng và đặc biệt là đồ gốm thủ công mỹ nghệ. Ông cũng chính là người có công níu giữ nghề làm gốm truyền thống của Hương Canh và tìm đầu ra cho sản phẩm. Khi tìm hiểu qua các chủ lò gốm ở đây và nghệ nhân ưu tú Giang Thị Nhạn, chúng tôi được biết, các sản phẩm gốm Hương Canh hiện nay ngoài tiêu thụ tại chỗ cũng đã có mặt ở một số địa phương và các thành phố lớn trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau... Tuy chưa nhiều nhưng đã có một số sản phẩm gốm Hương Canh được đặt hàng trở thành mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài qua các kênh khác nhau.

Hy vọng trong thời gian tới, với sự quan tâm của chính quyền địa phương và ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch, làng gốm Hương Canh sẽ hưng thịnh như xưa và trở thành điểm du lịch làng nghề hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tới tham quan, trải nghiệm các quy trình làm gốm truyền thống của người dân nơi đây. Qua đó, góp phần “chắp cánh” cho thương hiệu gốm Hương Canh vươn xa, mãi trường tồn cùng câu ca dao đã từng in sâu trong tâm thức - niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.

Theo Đoàn Bích Ngọ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

LNV - Nằm cách TP. Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân (TP Huế) ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Trong những năm trở lại đây, làng hương này còn trở thành địa điểm tham quan đặc sắc của du khách trong và ngoài nước.

Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với cộng đồng địa phương.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.
Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

LNV - Giá cà phê trong nước hôm nay (9/7) giảm mạnh, mức giảm từ 3.700 - 3.800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, giá tiêu cũng biến động giảm và đi ngang, mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa
Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

LNV - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND về triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho l
Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

LNV - Gần ba năm sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Lay Nưa (nay là xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) đã và đang hiện rõ một diện mạo nông thôn khởi sắc, trù phú.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh
Giao diện di động