Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Cần Thơ: Nghề đan dây nhựa tạo cơ hội cho lao động nhàn rỗi

LNV - Với ưu điểm dễ học, dễ làm, không cần đầu tư vốn, không ràng buộc thời gian, nghề đan gia công sản phẩm từ dây nhựa khá phát triển, ngày càng được nhân rộng, thu hút nhiều lao động nữ tận dụng thời gian nhàn rỗi tham gia. Qua đó, góp phần giúp chị em tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Những ngày cuối tháng 5-2021, không khí lao động tại nhà chị Trần Thị Thu Em (khu vực Thới Bình, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt) rất tất bật. Nhiều chị em tỉ mỉ đan những chiếc ghế nhựa. Là “đầu mối” nhận gia công sản phẩm cho các chị em nơi đây, chị Thu Em chia sẻ: “Từ giữa năm 2020, tôi đã nhận hàng ghế nhựa về đan gia công tại nhà. Ban đầu, tôi chỉ làm riêng lẻ. Khi đã thạo nghề và thấy mô hình này phù hợp với điều kiện của chị em tại địa phương, tôi kết nối cho mọi người. Cách 2-3 ngày, tôi nhận 100-200 sản phẩm từ tổ liên kết đan dây nhựa và chia cho các thành viên cùng gia công”. Nhận thấy hiệu quả của mô hình, tháng 12-2020, Hội LHPN phường Thới Thuận đã xây dựng Tổ đan ghế nhựa tại khu vực Thới Bình; động viên các hội viên phụ nữ cùng tham gia, giúp cải thiện thu nhập đáng kể.


Tổ đan ghế nhựa tại khu vực Thới Bình, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương.


Theo các thành viên của tổ, học nghề đan ghế nhựa không khó, chỉ cần chịu khó quan sát là có thể làm được. Với những công đoạn khó như làm khung sườn đã có chị Thu Em tận tình hướng dẫn. Bà Dương Thị Ánh, ngụ khu vực Thới Bình, đã gần 60 tuổi nhưng đôi tay vẫn còn rất nhanh nhẹn, tỉ mỉ đan từng sợi nhựa rất đều và đẹp. Bà Ánh bộc bạch: “Trước đây, tôi đi làm mướn, giặm lúa… Nay đã lớn tuổi, sức khỏe yếu nên không thể làm việc nặng nhọc. Nhờ mô hình này, tôi có công việc ổn định”. Theo bà Ánh, bình quân mỗi ngày, bà có thể đan được 3-4 sản phẩm, kiếm khoảng 60.000 đồng, giúp trang trải chi phí sinh hoạt trong gia đình. Còn chị Phạm Thị Diễm, khu vực Thới Bình, cũng tham gia Tổ đan ghế nhựa từ những ngày đầu Hội LHPN phường khởi xướng. Chị Diễm kể: “Chồng tôi làm nghề bốc vác, còn tôi ở nhà lo nội trợ và mở quán nước giải khát nhỏ tại nhà để kiếm thêm thu nhập. Ngoài thời gian nội trợ, bình quân mỗi ngày, tôi đan khoảng 5 tấm thành ghế. Tuy số tiền công không nhiều nhưng cũng góp thêm thu nhập cho gia đình”.

Hiện nay, Tổ đan ghế nhựa khu vực Thới Bình có 9 thành viên tham gia, chủ yếu là hộ khó khăn, phụ nữ lớn tuổi, không có điều kiện đi làm ăn xa… Các thành viên đều làm thành thạo tất cả công đoạn, gồm: ra sườn, đan và hoàn thiện sản phẩm. Bình quân mỗi ngày, một người có thể đan từ 3-7 sản phẩm, tiền công từ 60.000-120.000 đồng.

Ngoài Tổ đan ghế nhựa tại khu vực Thới Bình, phường Thới Thuận, hiện nay trên địa bàn quận Thốt Nốt, nghề đan gia công sản phẩm từ dây nhựa đang được nhiều chị em quan tâm. Toàn quận có 4 tổ đan giỏ nhựa. Còn tại huyện Cờ Đỏ, hiện có 4 tổ đan ghế nhựa giúp trên 200 chị có việc làm ổn định; trong đó, tập trung tại các xã Thới Hưng, Đông Thắng,… Chị Lê Kim Luyến, Chủ tịch Hội LHPN xã Đông Thắng, cho biết: “Mô hình đan dây nhựa đã được Hội LHPN xã thành lập từ năm 2017 đến nay, triển khai tại 3 ấp Thới Hiệp, Thới Hiệp 2 và Đông Thắng, thu hút 25 chị tham gia thường xuyên. Mô hình này giúp chị em tận dụng khoảng thời gian nông nhàn để kiếm thêm thu nhập mỗi tháng từ 1,5-2,5 triệu đồng”.

Nghề đan dây nhựa dễ học, dễ làm nên thu hút lao động nữ ở nhiều độ tuổi khác nhau tham gia, kể cả các cô tuổi bảy mươi vẫn có thể nhận gia công sản phẩm. Bên cạnh đó, nghề đan dây nhựa không ràng buộc thời gian. Đó chính là những ưu điểm giúp nghề này có điều kiện để phát triển tại nhiều địa phương. Hiện nay, trên địa bàn thành phố, có khá nhiều cơ sở lớn, nhỏ chuyên sản xuất, nhận gia công làm giỏ nhựa, ghế nhựa… đang hoạt động hiệu quả, tạo cơ hội cho nhiều lao động nhàn rỗi có việc làm ổn định. Là một trong những đầu mối cung ứng hàng lớn tại huyện Vĩnh Thạnh, anh Nguyễn Văn Nghĩa, chủ cơ sở liên kết đan ghế dây nhựa tại ấp Vĩnh Lân, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, chia sẻ: “Tôi đang liên kết với Công ty TNHH Phúc Gia Hưng, phụ trách tiếp nhận và giao nguyên liệu cho các thành viên tại các tổ nhỏ lẻ và là đầu mối thu gom sản phẩm hoàn chỉnh giao cho công ty. Với những ưu điểm như: không cần vốn, thu nhập ổn định, mọi người đều có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi tham gia. Hiện nay, tôi liên kết với 23 điểm lớn, nhỏ khác nhau trên các địa bàn Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh và An Giang với tổng số trên 100 thành viên là hội viên Hội LHPN tham gia. Tùy theo kích thước, độ khó của sản phẩm mà chi phí gia công khác nhau, dao động từ vài ngàn đồng đến 35.000 đồng/sản phẩm. Chị em thạo nghề có thể đan từ 5-7 sản phẩm/ngày, góp phần tăng thu nhập cho gia đình”.

Với đặc thù công việc gia công đan dây nhựa khá đơn giản, có thể làm tại nhà, tiền công hợp lý, mô hình này đang giúp nhiều lao động nhàn rỗi có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống.

Bài, ảnh: Kiến Quốc

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

LNV - Những sợi miến thơm ngon nức tiếng của đồng bào vùng cao xã Côn Minh (Na Rì) đã theo chân du khách đi khắp muôn nơi. Đây cũng là địa phương duy nhất của tỉnh Bắc Kạn vừa được công nhận Làng nghề.
Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

LNV - Một làng ở An Giang trăm năm làm nghề vẽ tranh gì mà tới nay vẫn bán được hàng? Làng nghề tranh vẽ kiếng (tranh vẽ trên kính) ở huyện Chợ Mới là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở An Giang.
Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

LNV - Ngày 26/3, UBND huyện Đức Huệ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An công nhận xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
Công nhận nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố Quyết định nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm và làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề đan võng ngô đồng

Nghề đan võng ngô đồng

LNV - Nghề đan võng ngô đồng ở đảo Cù Lao Chàm xã Tân Hiệp, (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) được coi là một nghề thủ công đặc biệt, ​​tiêu biểu cho đời sống văn hóa đặc sắc của người dân Hội An.
Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

LNV - Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương đã tồn tại trên 500 năm. Trải qua hàng trăm năm, nghề in ở đây đã dần bị mai một. Hiện nay, làng chỉ còn 4 hộ giữ được nghề truyền thống. Trước nguy cơ mai một nghề truyền thống, các nghệ nhân của làng đang nỗ lực gìn giữ, phát huy những nét đẹp của nghề truyền thống này.

Tin khác

Long An: Mai vàng Tân Tây - khởi sắc làng nghề

Long An: Mai vàng Tân Tây - khởi sắc làng nghề

LNV - Không chỉ thành lập mô hình dịch vụ du lịch mà hiện nay, Hợp tác xã (HTX) Mai vàng Tân Tây cũng được thành lập. Đây là tín hiệu vui, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của người dân trong khu vực Làng nghề trồng mai xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
Chuyện giữ nghề nơi “xứ mây” Phú Vinh

Chuyện giữ nghề nơi “xứ mây” Phú Vinh

LNV - Cũng chẳng ngoa khi gọi làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là “xứ mây”. Một phần bởi làng nghề đã có thâm niên hơn 400 năm lịch sử, phần khác vì nơi đây là xứ sở của mây tre, là nơi quy tụ những “bàn tay lụa” khéo léo bậc nhất Hà Nội.
Nghề dệt thổ cẩm của Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

Nghề dệt thổ cẩm của Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

LNV - Dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh đẹp độc đáo. Du khách đến vùng đất này, bên cạnh việc thưởng lãm phong cảnh, văn hóa đồng bào dân tộc khách thăm còn có dịp tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Pà Thẻn. Đây là một nét văn hóa phản ánh đậm nét đời sống tinh thần và cũng là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Pà Thẻn nơi đây.
Làng làm heo đất ở Lái Thiêu

Làng làm heo đất ở Lái Thiêu

LNV - Làng làm heo đất ở Lái Thiêu (Bình Dương) ra đời cách đây gần nửa thế kỷ. Cho đến nay, dù số hộ theo nghề đã vơi đi nhưng nét đẹp truyền thống của làng nghề vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Những hộ bám theo nghề vẫn miệt mài vật lộn với con heo bỏ ống.
Bảo tồn và phát triển làng nghề - nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng

Bảo tồn và phát triển làng nghề - nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng

LNV - Đầu xuân Giáp Thìn 2024, Phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam tại Hải Phòng có buổi gặp mặt chúc mừng xuân mới và trao đổi với ông Nguyễn An Hưng- Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến ngày càng phát triển

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến ngày càng phát triển

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển.
Nghêu Trà Vinh - Cơ hội để phát triển

Nghêu Trà Vinh - Cơ hội để phát triển

LNV - Tỉnh Trà Vinh, với vị trí nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có hệ sinh thái nước mặn đa dạng, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phát triển. Diện tích đất cồn và bãi bồi ven biển của tỉnh Trà Vinh rất lớn (khoảng 15.000ha), thích hợp cho nghề nuôi nghêu, sò. Sản phẩm nghêu tại Trà Vinh được nuôi thả tự nhiên, nghêu thành phẩm có kích thước lớn, sạch cát, thịt dày và vị ngọt đặc trưng.
Vễ Vĩnh Châu ghé thăm làng nghề bánh phồng tôm 70 năm tuổi

Vễ Vĩnh Châu ghé thăm làng nghề bánh phồng tôm 70 năm tuổi

LNV - Lạc Hòa, một xã ven biển thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh phồng tôm. Món quà quê hương giản dị này không chỉ mang đậm hương vị của biển cả mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.
Kỳ quan di sản “ Làng nghề - Một thoáng Việt Nam”

Kỳ quan di sản “ Làng nghề - Một thoáng Việt Nam”

LNV - Làng nghề “Một thoáng Việt Nam” tọa lạc tại ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM. Nơi đây được ví như một “bảo tàng sống” về văn hóa Việt Nam, thu hút du khách bởi không gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Làng nghề Bàu Đá: giữ lửa “ đệ nhất danh tửu”

Làng nghề Bàu Đá: giữ lửa “ đệ nhất danh tửu”

LNV - Rượu Bàu Đá là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định, có xuất xứ từ xóm Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn (cách Quy Nhơn khoảng 30km). Rượu Bàu Đá được các gia đình trong vùng chưng cất từ gạo như một nghề gia truyền.
Nghề dệt đũi ở Nam Cao

Nghề dệt đũi ở Nam Cao

LNV - Nghề dệt đũi Nam Cao (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) hình thành từ hơn 400 năm về trước, nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự độc đáo. Những sản phẩm ở làng nghề dệt đũi Nam Cao được làm thủ công với rất nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu tới khi thành thành phẩm đòi hỏi sự công phu, cần mẫn, tỉ mỉ, trau chuốt từng chút một của người nghệ nhân.
Tinh hoa trong từng đường kim, mũi chỉ

Tinh hoa trong từng đường kim, mũi chỉ

LNV - Làng Văn Lâm xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình được cho là nơi phát tích, hội tụ đầy đủ nhất những tinh hoa của nghề thêu ren với những bàn tay vàng đã được Hiệp hội làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam công nhận. Trải qua hàng thế kỷ người dân nơi đây vẫn lưu giữ nghề truyền thống và phát triển bằng những sản phẩm thêu tay độc đáo có độ tinh xảo cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nhiều di sản văn hóa, nghề thủ công truyền thống được ghi danh

Nhiều di sản văn hóa, nghề thủ công truyền thống được ghi danh

LNV - Trong danh mục 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố, có thêm 5 nghề thủ công truyền thống – tri thức dân gian được ghi danh.
Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn

Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn

OVN - UBND tỉnh Bình thuận vừa ban hành kế hoạch “Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, Khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn Bình Thuận gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; Hỗ trợ phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là những mục tiêu hướng tới của kế hoạch.
Làng nghề áo dài Trạch Xá nghìn năm tuổi

Làng nghề áo dài Trạch Xá nghìn năm tuổi

LNV - Nghề may làng Trạch Xá (xã Hoà Lâm, huyện Ứng Hoà, TP. Hà Nội) trải qua hơn 1.000 năm vẫn giữ được truyền thống làm hoàn toàn thủ công. Dịp cuối tháng 2/2024 vừa qua, Làng nghề may Trạch Xá đã được công nhận là 1 trong 26 Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024

Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024

LNV - Sáng 29-3, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

LNV - Những sợi miến thơm ngon nức tiếng của đồng bào vùng cao xã Côn Minh (Na Rì) đã theo chân du khách đi khắp muôn nơi. Đây cũng là địa phương duy nhất của tỉnh Bắc Kạn vừa được công nhận Làng nghề.
Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

LNV - Một làng ở An Giang trăm năm làm nghề vẽ tranh gì mà tới nay vẫn bán được hàng? Làng nghề tranh vẽ kiếng (tranh vẽ trên kính) ở huyện Chợ Mới là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở An Giang.
Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

LNV - Ngày 26/3, UBND huyện Đức Huệ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An công nhận xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động