Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 23°C Thừa Thiên Huế

Yên Bái đưa vụ Đông trở thành vụ sản xuất chính trong năm

LNV - Vụ Đông năm 2022, tỉnh Yên Bái chỉ đạo, khuyến khích người dân đưa một số cây trồng mới đã được trồng thử nghiệm thành công vào sản xuất, đồng thời áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng tạo thêm giá trị kinh tế cho nông dân.


Cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái hướng dẫn nông dân chăm sóc cây ngô trên đất dốc tại xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải.


Chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Với định hướng phát triển sản xuất vụ đông theo chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và phát triển bền vững, vụ đông năm 2022, các địa phương trên tỉnh Yên Bái tiếp tục xác định là vụ sản xuất chính trong năm, có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng của ngành nông nghiệp và tạo thu nhập đáng kể cho nông dân.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã hoàn thành gieo trồng gần 10.000 ha cây vụ đông. Từ nhiều ngày qua, bên cạnh cây ngô đông trên đất 2 vụ lúa và cây khoai lang, người dân trong tỉnh đang tích cực gieo trồng nhiều loại cây vụ đông ngắn ngày. Trọng tâm là các loại rau, củ, quả được trồng trên vùng núi cao, có điều kiện thời tiết phù hợp.

Ông Nguyễn Đức Điển, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, trong cơ cấu cây trồng vụ đông tại tỉnh Yên Bái, cây ngô vẫn chiếm diện tích 5.600 ha nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thức ăn chăn nuôi tại chỗ để phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi; cây khoai lang đạt gần 1.100 ha. Tuy nhiên, năm nay diện tích cây rau các loại tăng mạnh, đạt gần 3.200 ha, ước sản lượng gần 40.000 tấn. Đây là những loại rau màu có chất lượng, được thị trường ưa chuộng, mang lại giá trị kinh tế cao.

Mô hình liên kết sản xuất trồng cây cải bẹ xanh giữa nông dân và Hợp tác xã Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái).

Để hoàn thành mục tiêu sản xuất vụ Đông năm 2022, ngành nông nghiệp yêu cầu các địa phương cần bố trí sớm khung thời vụ, cơ cấu giống phù hợp, quy hoạch sản xuất thành những vùng tập trung, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết tổ chức sản xuất vụ đông theo chuỗi giá trị để tạo ra vùng sản xuất chuyên canh theo hướng an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, nhiều cánh đồng trồng ngô đông của tỉnh Yên Bái được thay thế bằng cây rau màu khác, như: dưa chuột bao tử, ngô bao tử, dưa hấu, ớt xanh, bí xanh, bí ngô, khoai tây, khoai sọ, bắp cải, su hào, su su, cà chua...Nhất là là các rau cải, như: cải mầm đá, cải ngọt, cải ngồng, cải chip, cải cúc, cải canh, cải mơ, cải bẹ xanh, cải xoong... Qua thử nghiệm, các loại rau này phát triển khá tốt nhờ thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây, có chất lượng vượt trội so với trồng nơi khác.

Điển hình như giống rau cải mầm đá được trồng thành công tại bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải. Đây là giống rau mới, có giá trị kinh tế cao, giàu dinh dưỡng, có khả năng chống chịu được lạnh, băng giá của mùa đông vùng núi cao. Năm nay, rau cải mầm đá đặc sản được mở rộng trồng đại trà trên diện tích gần 10 ha, với sự liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm của Hợp tác xã Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu Mù Cang Chải.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ nhiệm Hợp tác xã cho biết, cây cải mầm đá rất phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây, trung bình mỗi cây cho trọng lượng từ 1,5 đến 2 kg, sản lượng đạt khoảng 30 tấn/ ha, với thời giá hiện tại từ 25 nghìn đến 30 nghìn đồng/kg, ước cho doanh thu khoảng 300 triệu/ ha. Toàn bộ sản phẩm được bán tại các siêu thị, các trường học tại khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Nâng cao giá trị sản xuất vụ đông

Theo thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho thấy, giá trị sản xuất bình quân vụ đông đạt trên 30 triệu đồng/ha. Trong đó, cây ngô đạt giá trị trên 16 triệu đồng/ha, cây khoai lang đạt 15,5 triệu đồng/ha, cây rau màu đạt giá trị 64 triệu đồng/ha. Dựa trên lợi thế của từng tiểu vùng khí hậu và thổ nhưỡng, ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái đã quy hoạch thành những vùng trồng rau màu chuyên canh.

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn người dân trồng cây ngô đông trên đất hai vụ lúa tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên.

Để nâng cao giá trị sản xuất, giành thắng lợi toàn diện cả về diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng vụ Đông năm 2022, ông Phạm Đình Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, ngoài việc làm tốt công tác quy hoạch vùng trồng chuyên canh, ngành nông nghiệp đã tham mưu chính quyền các cấp chỉ đạo các hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện liên kết chặt chẽ trong tổ chức sản xuất từ khâu gieo trồng đến thu hoạch, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm…

Đặc biệt, các địa phương đã hỗ trợ người dân tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật về quy trình làm đất, kỹ thuật trồng, chăm sóc; cơ giới hóa sản xuất; thực hiện điều tiết nước tưới hợp lý cho từng vùng nhằm đảm bảo nguồn nước tưới thường xuyên cho cây trồng. Nhất là tổ chức chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch thông qua các hội nghị đầu bờ theo từng thời kỳ phát triển của cây trồng.

Ông Chang Thế Sửu, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải cho biết, khi đã trở thành vùng chuyên canh trồng rau màu, người dân nơi đây không chỉ được học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc, áp dụng máy móc vào sản xuất mà quan trọng hơn là dần hình thành tính chuyên nghiệp, tuân thủ khung thời vụ và kỷ luật trong sản xuất nông nghiệp. Tiêu biểu là mô hình trồng rau cải mầm đá đã đem lại năng suất và thu nhập cho nhân dân gấp từ 10 - 15 lần so với trồng lúa.



Cây cải mầm đá được trồng tại cánh đồng xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải cho trọng lượng mỗi cây từ 1,5 đến 2 kg, sản lượng đạt khoảng 30 tấn/ha.

Sau 2 năm trồng thử nghiệm thành công ở huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ, cây ớt xanh xuất khẩu đã được trồng đại trà, với diện tích hàng chục héc-ta tại nhiều địa phương trong tỉnh Yên Bái, do Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Quỳnh Anh liên kết với các hộ dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cây ớt xanh dễ trồng, ít sâu bệnh, cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Ông Đinh Văn Hoa ở thôn Bản Thinh, xã Thanh Lương, huyện Văn Chấn chia sẻ, Tổ hợp tác chúng tôi trồng giống ớt xanh Jalappeno và ớt vàng Banana. Cả hai giống ớt này đều thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, rất dễ trồng, dễ chăm sóc. Hơn nữa, vùng chuyên canh trồng ớt đã có sự hỗ trợ về máy móc chuyên dụng, công nghệ chăm sóc hiện đại, giảm đáng kể sức lao động cho người nông dân. Từ đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời giá hiện cho doanh thu đạt gần 200 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn gấp 10 lần trồng ngô.

Mặc dù suất đầu tư trồng rau màu khá cao nhưng hiệu quả đầu tư mang lại cho người dân thường gấp nhiều lần so với trồng lúa. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế hợp tác, liên kết giữa người nông dân với hợp tác xã được hình thành trong quá trình sản xuất, nhiều loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao được các hợp tác xã cung ứng, hợp tác đầu tư và thu mua theo giá thị trường.

Tuy còn gặp nhiều bất lợi về giá cả các loại vật tư nông nghiệp tăng cao, nguồn lao động nông nghiệp ở nông thôn thiếu hụt, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn thô sơ đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, vụ đông năm 2022, tỉnh Yên Bái xác định là vụ sản xuất chính trong năm, phấn đấu gieo trồng trên 10.000 ha, với giá trị đạt khoảng 500 tỷ đồng.

Bài và ảnh Tiến Khánh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

LNV - Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Thủ đô Hà Nội không đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp theo số lượng, mà hướng đến những giá trị bền vững, đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và mục tiêu bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân...
Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

LNV - Bài viết về cách nông nghiệp công nghệ cao nâng cao chất lượng, tăng thu nhập và mở rộng thị trường cho nông dân miền núi phía Bắc Việt Nam.
Sơn La: Hiệu quả các mô hình khuyến nông

Sơn La: Hiệu quả các mô hình khuyến nông

LNV - Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thuận Châu đang khẳng định vai trò là cầu nối đưa khoa học kỹ thuật đến với nông dân, thông qua việc xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông phù hợp, giúp người dân nâng cao năng lực sản xuất và hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Vườn dưa lưới công nghệ cao trĩu quả ở Đức Thọ

Vườn dưa lưới công nghệ cao trĩu quả ở Đức Thọ

LNV - Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Nguyễn Doãn Vũ (Đức Thọ, Hà Tĩnh) không chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch mà còn mở hướng làm ăn mới cho thanh niên vùng nông thôn.
Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

LNV - Trong những năm gần đây, xu hướng du lịch nông nghiệp đang dần trở thành một lựa chọn phổ biến, thu hút nhiều du khách muốn trải nghiệm sự kết hợp giữa thiên nhiên và công nghệ. Tại tỉnh Nghệ An, mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với du lịch trải nghiệm đã được phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
Phát triển chuỗi nông sản xuất khẩu: "Chìa khóa" nâng giá trị sản phẩm

Phát triển chuỗi nông sản xuất khẩu: "Chìa khóa" nâng giá trị sản phẩm

LNV - Hà Nội có một số mặt hàng nông sản tiềm năng xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao. Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết; kiểm soát an toàn thực phẩm; đầu tư chế biến sâu, tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng.

Tin khác

Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang

Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang

LNV - Khác với nhiều địa phương có tình trạng ruộng bỏ hoang, ở huyện Ứng Hòa, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đang phát huy hiệu quả.
Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo tại Hà Nội: Tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu

Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo tại Hà Nội: Tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu

LNV - Thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030, thời gian qua, Hà Nội tích cực hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất gạo hàng hóa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tăng giá trị. Cùng với đó, Hà Nội nỗ lực kết nối xây dựng vùng nguyên liệu; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu lúa gạo…
Lâm Đồng: Quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận

Lâm Đồng: Quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận

OVN - Ngày 11/6, UBND huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) tổ chức Hội thảo – Đào tạo với chủ đề “Sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận Định vị thương hiệu – Mở rộng thị trường”, nhằm quảng bá và nâng cao giá trị ba sản phẩm đặc trưng được xác lập nhãn hiệu chứng nhận gồm: Bánh tráng làng Tày, dứa mật Đam Rông và sầu riêng Đam Rông.
Mê Linh: Địa danh Tiến Thắng được sử dụng đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”

Mê Linh: Địa danh Tiến Thắng được sử dụng đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”

LNV - Thông tin từ UBND huyện Mê Linh cho biết, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2550/QĐ-UBND về việc cho phép Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Bạch Trữ sử dụng địa danh “Tiến Thắng” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng” cho sản phẩm và dịch vụ mua bán rau gia vị tươi ở xã Tiến Thắng.
HTX rau màu Dân Lý: Kết nối nông dân, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn

HTX rau màu Dân Lý: Kết nối nông dân, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn

LNV - Thành lập từ năm 2018, Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau màu xã Dân Lý (Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã trở thành mô hình hiệu quả trong liên kết sản xuất nông nghiệp an toàn. Nhờ sự đồng lòng của các thành viên, đặc biệt là vai trò chủ chốt của phụ nữ địa phương, HTX không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần xây dựng thương hiệu nông sản sạch, bền vững.
Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

LNV - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8-5-2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

LNV - Cây mận tam hoa không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động của TP Sơn La.
Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

LNV - Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, trong đó có nội dung quan trọng về bảo vệ môi trường, nhiều mô hình nông nghiệp xanh đã hình thành và phát huy hiệu quả rõ nét.
Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI

LNV - Vụ xuân 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với các địa phương triển khai mô hình cấy máy ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng hữu cơ, giảm phát thải. Trước đó, mô hình sản xuất lúa SRI (đối với lúa cấy) được triển khai
Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

LNV - Theo báo cáo của Cục Thống kê, quý I/2025, trên cả nước, ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan ở cả ba lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

LNV - Nhận thấy tiềm năng từ cây dược liệu, Hợp tác xã Dược liệu Phú Xuyên (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên) đã mạnh dạn đầu tư trồng và chiết xuất tinh dầu từ cây mùi già, húng quế.
Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

LNV - Nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu, ngành Nông nghiệp Hà Nội luôn tích cực hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng vùng sản xuất tập trung, cấp mã số vùng trồng...
Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi

Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi

LNV - Hiện thời tiết rét kèm theo mưa phùn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Để bảo vệ cây trồng, vật nuôi, người dân tập trung các biện pháp phòng, chống, hạn chế dịch bệnh phát sinh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng thời gian tới.
Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

LNV - Những năm gần đây, Thiện Nghiệp đã có một số mô hình chăn nuôi được triển khai tại các hộ dân trong xã. Mục đích nhằm đa dạng hóa giống vật nuôi, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần tạo ra diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp của thành phố nói chung và xã nói riêng. Trong đó có mô hình nuôi dê sinh sản.
Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao

Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao

LNV - Tận dụng lợi thế đất đai màu mỡ và dòng sông Hồng chảy qua địa bàn, HTX Nông - Ngư nghiệp phát triển Kim Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã xây dựng mô hình trồng rau VietGAP và nuôi cá lồng bè, mang lại thu nhập ổn định cho các thành viên.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Qu
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở V
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Giao diện di động