Xây dựng vùng nguyên liệu cho các sản phẩm OCOP

LNV - Thời gian qua, các địa phương, chủ thể sản xuất trong tỉnh đã chú trọng xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với phát triển các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao mang đặc trưng, lợi thế, góp phần hình thành các chuỗi liên kết hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm OCOP, yêu cầu của thị trường về chất lượng gắn với nguồn gốc sản phẩm là rất cao. Do đó, các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh đã và đang xây dựng vùng nguyên liệu ổn định để bảo đảm nguồn cung sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường.


Vùng nguyên liệu cà gai leo tại xã Thạch Sơn (Thạch Thành) của Công ty TNHH Hoàng Thảo Mộc.

Ngay từ năm 2018, Công ty TNHH Hoàng Thảo Mộc, phường Đông Cương, TP Thanh Hóa đã liên kết với một số hộ dân trên địa bàn tại các xã Thạch Sơn (Thạch Thành) và Đông Hoàng (Đông Sơn) trồng hơn 40 ha cà gai leo, kim ngân, rau má, thìa canh... để có nguồn nguyên liệu sản xuất. Đồng thời, ký kết hợp đồng với các hộ dân chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc dược liệu bằng phương pháp hữu cơ nhằm tạo ra nguyên liệu sạch phục vụ chế biến. Theo đó, năm 2019, công ty đã đầu tư dây chuyền chế biến các sản phẩm như trà hoàng thảo mộc, trà gai leo, trà dây thìa canh, trà rau má, trà gừng, trà dây... Trong đó, sản phẩm trà hoàng thảo mộc và trà cà gai leo túi lọc của công ty đã được công nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa năm 2020 và đang phân phối tại 90 siêu thị trong cả nước, với sản lượng thành phẩm bình quân từ 80 - 100 tấn/năm. Ông Hoàng Văn Nam, giám đốc công ty cho biết: Ngay từ khi hình thành, phát triển vùng nguyên liệu, việc đầu tiên là tác động để người dân thay đổi phương thức sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín. Đồng thời, áp dụng khoa học - kỹ thuật, các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất. Việc phát triển vùng nguyên liệu, vùng trồng tập trung, chuyên canh đã giúp người dân tạo ra số lượng sản phẩm lớn hơn, chất lượng đồng đều hơn. Qua đó, hằng năm, các vùng nguyên liệu đã cung cấp cho công ty khoảng 120 tấn nguyên liệu sạch, bảo đảm các tiêu chuẩn mà thị trường yêu cầu.

Với mong muốn thúc đẩy giá trị của cây chè và mang đến cho khách hàng những sản phẩm hữu cơ chất lượng, HTX dịch vụ nông, lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn) hiện có 4 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao. Trong đó, có 2 sản phẩm là chè Bình Sơn, trà xanh túi lọc Bình Sơn được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Để bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định trong quá trình sản xuất, HTX đã hợp tác với các hộ trồng chè trên địa bàn nhằm tự chủ và kiểm soát vùng nguyên liệu tại chỗ, góp phần nâng cao hiệu quả, giá trị sản phẩm và bước đầu giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Ông Lê Đình Tú, giám đốc HTX, cho biết: Các sản phẩm của HTX hiện đã có mặt tại các trung tâm mua sắm, siêu thị và các sàn thương mại điện tử trên cả nước. Điều đó giúp cho doanh số của sản phẩm luôn có sự tăng trưởng tốt. Thời gian tới, để phát triển mạnh hơn các sản phẩm về chè, HTX tiếp tục hỗ trợ người dân về cơ sở vật chất, các tiến bộ khoa học - kỹ thuật; công nghệ... trong quá trình chăm sóc chè để tạo ra những sản phẩm uy tín, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Từ thực tế cho thấy, một trong những tiêu chí hàng đầu của các sản phẩm OCOP là phải mang đậm nét đặc trưng của địa phương gắn với tổ chức sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định. Do đó, để nâng cao giá trị sản xuất của các sản phẩm OCOP và khuyến khích hỗ trợ các chủ thể hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu quy mô lớn, ổn định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025. Trong đó, có hỗ trợ thúc đẩy hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn và hỗ trợ, khuyến khích các chủ thể thực hiện những giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.

Ông Phan Xuân Hùng, Tổ trưởng Tổ quản lý Chương trình OCOP thuộc Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới tỉnh, cho biết: 158 sản phẩm OCOP đã được công nhận nhưng việc hình thành vùng nguyên liệu sản xuất của các sản phẩm chưa đạt được hiệu quả cao. Số lượng sản phẩm xây dựng được vùng nguyên liệu bền vững còn hạn chế. Để phát triển bền vững các sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa, việc hình thành vùng nguyên liệu sẽ giúp cho các doanh nghiệp, HTX chủ động trong kế hoạch sản xuất và kiểm soát được nguồn nguyên liệu về thời gian, số lượng và chất lượng của sản phẩm. Do đó, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các chủ thể sản xuất thì những chính sách hỗ trợ, phát triển sản phẩm OCOP và phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được tỉnh ban hành sẽ là yếu tố quan trọng để các chủ thể phát triển thêm các sản phẩm OCOP chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn, chất lượng “vươn ra” thị trường lớn.

Bài và ảnh: Lê Hòa

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Từ món thịt chua - thức ăn dân dã của người Mường, chị Thu Hoa tự mày mò, học hỏi, gây dựng thương thiệu Trường Foods nổi tiếng, lan tỏa đặc sản quê hương Phú Thọ tới người dân mọi miền.
Làng lươn lớn nhất xứ Nghệ hối hả hoàn thành đơn hàng Tết

Làng lươn lớn nhất xứ Nghệ hối hả hoàn thành đơn hàng Tết

LNV - Làng Phan Thanh, nằm ở vùng trũng cuối xã Long Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), những ngày này, người dân đang tập trung vào việc sơ chế các sản phẩm từ lươn để phục vụ Tết. Những ngày này, người dân làng Phan Thanh tất bật với những đơn hàng Tết. Hơn 50 gia đình theo nghề với hàng trăm tấn lươn bỏ cho thương lái tỏa đi muôn nơi.
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

OVN - Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

LNV - Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt, xã Tam Đa (huyện Phù Cừ) đã và đang trở thành một trong những địa phương tiêu biểu về các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm OCOP cam Bố Hạ. Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm người dân nơi đây lại “phấn khởi” bước vào vụ thu hoạch để cung cấp những trái cam đạt chất lượng cao phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán.
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

LNV - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP

TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP

OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Tin khác

Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

OVN - Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao. Đây là kết quả từ chương trình đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của các đặc sản địa phương trên thị trường.
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

OVN - Theo thống kê của UBND TP. Hà Nội, đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch đề ra từ đầu năm 2024...
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ hội Nông sản”.
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

LNV - Đến nay, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên và trong số hơn 7.000 chủ thể OCOP, có hơn 2.000 hợp tác xã (HTX) có sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

LNV - Hà Nội đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo vùng chuyên canh, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho khoảng 10 triệu dân sinh sống trên địa bàn Thủ đô; một phần cung cấp cho các địa phương khác và hướng đến xuất khẩu.
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

LNV - Ngành nuôi hươu lấy nhung tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự chăm sóc kỹ lưỡng của người dân, nghề nuôi hươu không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội, khẳng định vị thế của Hương Sơn là "thủ phủ hươu nhung" của cả nước.
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

OVN - Rượu Sâm Báo An Tâm là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận năm 2023, đến nay sản phẩm Rượu Sâm Báo An Tâm của Lương y Đỗ Quang Dũng - Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh rượu An Tâm (Khu 3 thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang tiếp tục khảng định chất lượng và thương hiệu, từng bước vươn ra thị trường để đến với người tiêu dùng.
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

LNV - Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP, trong đó có 451 sản phẩm đạt hạng OCOP 3 sao (chiếm tỷ lệ 90,74%), 46 sản phẩm đạt hạng OCOP 4 sao (chiếm tỷ lệ 9,26%).
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

LNV - Ngày 30-12, Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội nghị đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao năm 2024.
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

LNV - Ngày 25/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4, 5 sao năm 2024.
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

LNV - Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nổi bật với những tiềm năng du lịch phong phú và sản phẩm OCOP đa dạng. Việc phát triển du lịch gắn với quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Lạng Sơn không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa, nông sản đặc sản của địa phương.
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

OVN - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Trường THCS Nga Liên Giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia

Trường THCS Nga Liên Giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia

LNV - Trong nhiều năm qua, trường THCS Nga Liên (Nga Sơn, Thanh Hóa) đã không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, luôn được các cấp lãnh đạo huyện Nga Sơn quan tâm, nhân dân địa phương tin tưởng, ủng hộ và đánh giá cao về đổi mới công tác quản lí giáo dục, cũng như nâng cao chất lượng dạy và học. Với sự cố gắng vươn lên qua từng năm học, trường vinh dự được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2023.
Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời phỏng vấn nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025: Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời phỏng vấn nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025: Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

LNV - Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3-02-1930/3-02-2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam. Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài trả lời phỏng vấn của Tổng bí thư.
Gốm Chu Đậu - Món Quà Truyền Thống Văn Hóa Và Niềm Tự Hào Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam

Gốm Chu Đậu - Món Quà Truyền Thống Văn Hóa Và Niềm Tự Hào Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam

LNV - Gốm Chu Đậu không chỉ là sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của Việt Nam mà còn là biểu tượng văn hóa mang đậm nét truyền thống dân tộc. Được công nhận là thương hiệu quốc gia, gốm Chu Đậu đã ghi dấu ấn sâu sắc trên bản đồ gốm sứ thế giới, trở thành món quà ý nghĩa dành tặng đối tác, bạn bè và người thân, mang theo giá trị lịch sử, nghệ thuật và phong thủy.
Bình Định: Phù Mỹ tận tâm với công tác an sinh xã hội

Bình Định: Phù Mỹ tận tâm với công tác an sinh xã hội

LNV - Xác định chính sách an sinh xã hội là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định chính trị - xã hội, là chìa khóa để phát triển toàn diện và bền vững, huyện Phù Mỹ thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, nâng cao sức khỏ
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030

LNV - Trung tâm điều phối nông thôn mới huyện Quốc Oai đánh giá Ngọc Liệp đạt 16/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Theo đó, Ngọc Liệp đang trong diện phê duyệt và xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động