Xây dựng thương hiệu OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống
Sản xuất hiện đại, giữ nguyên giá trị truyền thống
Sau hơn 2 năm chững lại vì dịch bệnh COVID-19, hiện nay cả nước có 63/63 địa phương thực hiện Chương trình OCOP, triển khai các vùng nguyên liệu tập trung, hướng tới sản xuất hiện đại theo hướng an toàn sinh học, sản xuất hữu cơ nhưng vẫn giữ nguyên hương vị cùng những giá trị truyền thống. Chương trình đã thu hút nhiều doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm OCOP. Nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình, tổ hợp tác thay đổi mô hình, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã. Họ đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản, sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu, thành lập phương án kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn, từ đó xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc thù cho từng địa phương.
Triển khai các vùng nguyên liệu tập trung an toàn sinh học |
Ông Chu Thúc Đạt, Vụ trưởng Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương - Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ: Thời gian qua, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu OCOP, các địa phương đã chú trọng phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm, hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng miền. Với các tiêu chí về nguồn gốc nguyên liệu an toàn, tính phát triển bền vững, chương trình OCOP góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn và mở ra nhiều cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị nông sản truyền thống. Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã cũng tăng cường đầu tư công nghệ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến và bảo quản sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao, tạo nền tảng nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm OCOP |
Xây dựng thương hiệu – Nâng cao giá trị sản phẩm
Sau giai đoạn sản xuất, bước chuẩn hóa, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm OCOP nhằm nâng cao chuỗi giá trị hàng hóa cũng được chú trọng. Một số địa phương bắt đầu chú ý phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn VietGAP, Global Gap, HACCP,... nhằm tăng độ tin cậy cho sản phẩm đã được xếp hạng sao OCOP. Nhiều địa phương còn thực hiện sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm OCOP, triển khai hỗ trợ áp dụng thí điểm hệ thống truy xuất nguồn gốc nhằm giúp đơn vị sản xuất, doanh nghiệp,… và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa OCOP.
Bên cạnh chứng nhận OCOP, các sản phẩm còn đạt nhiều tiêu chuẩn VietGAP, Global Gap, HACCP,... |
Bên cạnh đó, trong quá trình thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP, việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Hầu hết địa phương đều thực hiện liên kết với các trang thương mại điện tử, điểm bán hàng và quảng bá thông qua triển lãm hội chợ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP, tạo hệ thống phân phối hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm OCOP còn được cấp chỉ dẫn địa lý, đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp để tham gia các hội chợ và triển lãm chuyên ngành lớn tại những thị trường quốc tế trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu,... giúp khảo sát thị trường, mở ra cơ hội để chủ thể OCOP tiếp xúc, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP Việt Nam.
Anh Huỳnh Văn Bỉnh – Công ty TNHH MTV Chế biến trái cây Năm Hiếu (TP. Cần Thơ) cho biết, đơn vị sản xuất của anh cũng phát triển từ hộ kinh doanh gia đình, dù sản phẩm nước ép của công ty chỉ mới đạt chứng nhận OCOP vào năm 2022 nhưng công ty đang nỗ lực hoàn thiện sản phẩm, lắng nghe ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm, bao bì mẫu mã, song vẫn giữ được hương vị tự nhiên, truyền thống. Công ty hi vọng mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất.
Nhiều hội chợ, triển lãm OCOP được tổ chức, thu hút giao thương |
Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: Thời gian tới Thành phố cần tiếp tục tăng cường tập trung công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về chương trình OCOP; đẩy mạnh xúc tiên thương mại; ưu tiên và xây dựng mạng lưới kết nối sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường cho các sản phẩm phát triển bền vững; triển khai một số mô hình về bảo tồn và phát huy vai trò của các làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển sản phẩm OCOP, dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch; tập trung xây dựng nhãn hiệu, thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói sản phẩm, in tem OCOP, ưu tiên lựa chọn, sử dụng các nguyên liệu, sản phẩm tái chế thân thiện với môi trường.
Với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có cùng với việc thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, các sản phẩm OCOP được kỳ vọng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Không chỉ đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng mà còn xây dựng được thương hiệu đặc trưng riêng truyền thống từng địa phương. Đặc biệt là nhận sự hỗ trợ của các địa phương, các bộ ngành, Chương trình OCOP sẽ là động lực lớn, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vững chắc.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 | 15/01/2025 OCOP
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết
14:56 | 14/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
14:23 | 13/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP
14:22 | 13/01/2025 OCOP
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
09:57 | 10/01/2025 OCOP
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
09:56 | 10/01/2025 OCOP
Tin khác
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
10:28 | 08/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
08:57 | 07/01/2025 OCOP
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh
08:53 | 07/01/2025 OCOP
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
08:52 | 07/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP
16:37 | 03/01/2025 OCOP
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 | 02/01/2025 OCOP
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh
09:55 | 02/01/2025 OCOP
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
14:10 | 31/12/2024 OCOP
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP
09:18 | 31/12/2024 OCOP
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao
15:00 | 30/12/2024 OCOP
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 | 26/12/2024 OCOP
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
20:30 | 26/12/2024 OCOP
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 | 25/12/2024 OCOP
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh
09:09 | 25/12/2024 OCOP
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 | 23/12/2024 OCOP
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội