WHO ưu tiên bảo vệ nhân viên y tế ở tuyến đầu chống Covid-19
Bên ngoài Trung Quốc, 1.848 ca nhiễm mới được ghi nhận tại 48 quốc gia. Trong đó, 80% số ca được phát hiện tại Hàn Quốc, Iran và Italy. Có thêm 12 nước ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, 122 quốc gia chưa ghi nhận ca nhiễm nào. Hiện có 21 quốc gia chỉ ghi nhận một trường hợp nhiễm Covid-19.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: Reuters)
Không thể điều trị Covid-19 giống hệt cách điều trị cúm
Theo ông Ghebreyesus, khi chúng ta có thêm dữ liệu, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về virus SARS-CoV-2 và bệnh do loại virus này gây ra (Covid-19). Virus SARS-CoV-2 không phải là SARS, MERS hay cúm. Nó là một loại virus bất thường với các đặc tính bất thường.
Cả Covid-19 và cúm đều gây ra bệnh về đường hô hấp và lây lan theo cùng một cách, đó là thông qua nước mũi, nước bọt của người bệnh. Tuy nhiên, giữa Covid-19 và cúm có một số khác biệt quan trọng.
Đầu tiên, dữ liệu của WHO cho thấy, Covid-19 không lây lan mạnh như cúm. Đối với bệnh cúm, người bị cúm nhưng chưa đổ bệnh sẽ là phương tiện truyền nhiễm chính. Nhưng điều này dường như không xảy ra đối với các ca nhiễm Covid-19. Thực tế tại Trung Quốc cho thấy, chỉ 1% ca nhiễm Covid-19 không có triệu chứng và phần lớn các ca bệnh xuất hiện các triệu chứng trong vòng hai ngày.
Một số quốc gia đang phát hiện ca nhiễm Covid-19 bằng cách sử dụng các hệ thống giám sát bệnh cúm và các bệnh khác về đường hô hấp. Những nước như Trung Quốc, Ghana, Singapore... đã không tìm thấy hoặc phát hiện rất ít các ca nhiễm Covid-19 trong các mẫu bệnh phẩm như vậy.
Tổng Giám đốc WHO cho rằng, cách duy nhất để xác nhận các ca nhiễm Covid-19 là tìm kháng thể Covid-19 trong cơ thể của nhiều người. Một số quốc gia đang nghiên cứu về phương pháp này, từ đó chúng ta sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về sự lây lan của Covid-19 trong cộng đồng.
Thứ hai, Covid-19 gây ra nhiều bệnh nặng hơn cúm mùa. Trong khi nhiều người trên thế giới đã có khả năng miễn dịch đối với các chủng cúm mùa thì Covid-19 vẫn là một chủng virus mới mà chưa ai có khả năng miễn dịch. Điều đó có nghĩa là nhiều người dễ bị nhiễm Covid-19 và một số người sẽ bị bệnh nặng. Đến nay, khoảng 3,4% người nhiễm Covid-19 trên đã giới đã qua đời, trong khi tỷ lệ tử vong do cúm mùa thường là dưới 1%.
Thứ ba, thế giới đã có nhiều loại vaccine và phương pháp điều trị cúm mùa, nhưng tại thời điểm này, chưa có vaccine và phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho Covid-19. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng về phương pháp điều trị Covid-19 đang được triển khai, và hơn 20 loại vaccine đang trong giai đoạn phát triển.
Thứ tư, chúng ta không nói về cách ngăn chặn cúm mùa vì đó là điều không thể. “Song chúng ta có thể ngăn chặn Covid-19. Chúng ta không truy tìm con đường lây lan cúm mùa, nhưng các quốc gia nên làm như vậy đối với Covid-19, bởi vì việc này sẽ ngăn chặn dịch bệnh lây lan và cứu nhiều mạng sống. Ngăn chặn là việc có thể làm”, ông Ghebreyesus khẳng định.
Theo ông Ghebreyesus, những sự khác biệt này cho thấy, thế giới không thể điều trị Covid-19 giống hệt cách điều trị cúm.
Quan ngại về nguồn cung trang - thiết bị bảo hộ y tế
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, ông Ghebreyesus bày tỏ quan ngại rằng, sự gián đoạn nghiêm trọng và ngày càng tăng đối với nguồn cung toàn cầu về trang thiết bị bảo hộ cá nhân đang gây ảnh hưởng đến năng lực ứng phó Covid-19 của các quốc gia. Việc tích trữ, lạm dụng và gia tăng nhu cầu sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân đã gây ra sự gián đoạn này.
Giá của khẩu trang y tế đã tăng gấp sáu lần, giá của khẩu trang N95 tăng gấp ba lần, trong khi giá của áo dành cho nhân viên y tế tăng gấp hai lần.
Tình trạng thiếu trang thiết bị bảo hộ cá nhân như găng tay, khẩu trang y tế, mặt nạ chống độc, kính bảo hộ,... đang đẩy các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống Covid-19 vào tình thế nguy hiểm khi chăm sóc người bệnh. Tổng Giám đốc WHO khẳng định, chúng ta không thể ngặn chặn Covid-19 mà không bảo vệ các nhân viên y tế.
Đến nay, WHO đã chuyển gần 500 nghìn bộ thiết bị bảo hộ cá nhân tới 27 quốc gia. Song ông Ghebreyesus cảnh báo, nguồn cung đang sụt giảm nhanh chóng. WHO ước tính, mỗi tháng công tác ứng phó Covid-19 sẽ cần đến 89 triệu khẩu trang y tế, 76 triệu găng tay y tế và 1,6 triệu kính bảo hộ. WHO đã hướng dẫn các quốc gia sử dụng hợp lý trang thiết bị bảo hộ cá nhân tại các cơ sở y tế cũng như quản lý nguồn cung hiệu quả.
Ngoài ra, WHO đang làm việc với các chính phủ, nhà sản suất và Mạng lưới chuỗi cung ứng trong đại dịch để thúc đẩy sản xuất và bảo đảm nguồn cung cho các quốc gia đang trong tình trạng nguy hiểm và quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid-19.
WHO vẫn tiếp tục kêu gọi các nhà sản xuất khẩn trương đẩy mạnh hoạt động cũng như hối thúc các nước khuyến khích các nhà sản xuất tăng năng suất để đáp ứng nhu cầu hiện nay và bảo đảm nguồn cung.
Ông Ghebreyesus nhấn mạnh, riêng WHO hay một ngành công nghiệp nào đó không thể giải quyết vấn đề này, mà cả thế giới cần phối hợp để bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có thể bảo vệ những người đang ở tuyến đầu trong cuộc chiến đẩy lùi Covid-19.
Theo Nhân dân
Tin liên quan
Tin mới hơn
Diễn đàn: "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội"
15:39 | 13/09/2024 Tin tức
Trưng bày hơn 300 sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu
15:34 | 13/09/2024 Tin tức
TP. Hội An: “Lễ hội Cổ Cò 2024” gần 60 gian hàng sản phẩm đặc sắc tham dự
15:34 | 13/09/2024 Tin tức
Bình Phước: Người dân thị xã Chơn Thành hướng về miền Bắc
09:57 | 13/09/2024 Tin tức
Làng nghề trồng hoa ở Hưng Yên ngập trong nước lũ
09:54 | 13/09/2024 Tin tức
Lời kêu gọi của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
15:14 | 12/09/2024 Tin tức
Tin khác
Quảng Ngãi hướng về đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3
10:41 | 12/09/2024 Tin tức
Huyện Thọ Xuân: Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia nằm trong tốp dẫn đầu của tỉnh Thanh Hóa
10:35 | 12/09/2024 Tin tức
Bình Định đồng hành cùng đồng bào miền Bắc vượt qua cơn bão số 3
10:31 | 12/09/2024 Tin tức
423 sản phẩm tham dự Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm TCMN năm 2024
10:24 | 12/09/2024 Tin tức
Huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3
10:21 | 12/09/2024 Tin tức
Đồ chơi Trung thu ở Hà Nội hơn 100 năm trước
11:05 | 11/09/2024 Tin tức
Đà Nẵng: Phiên chợ Nông sản và Sản phẩm OCOP
11:20 | 10/09/2024 Tin tức
Lễ hội quà tặng du lịch thu hút 100 đơn vị làng nghề, lữ hành ... tham gia
11:18 | 10/09/2024 Tin tức
Hà Nội nguy cơ ngập do nước sông Hồng gần sát mức báo động 1
10:24 | 10/09/2024 Tin tức
Thủ tướng: Khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bão số 3
10:01 | 10/09/2024 Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng
10:46 | 09/09/2024 Tin tức
Hải Phòng tập trung khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
10:25 | 09/09/2024 Tin tức
Hải Phòng : toàn hệ thống chính trị tích cực vào cuộc, với tinh thần không chủ quan để hạn chế thấp nhất thiệt hại do Bão số 3 gây ra
10:12 | 09/09/2024 Tin tức
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth tổ chức kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam
19:20 | 08/09/2024 Tin tức
Huyện Hà Trung (Thanh Hóa): Triển khai sâu rộng và đa dạng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật
09:31 | 05/09/2024 Tin tức
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 Nghiên cứu trao đổi
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 Làng nghề, nghệ nhân