Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Tương Nam Đàn – dân dã vị quê

LNV - Nam Đàn (Nghệ An) không chỉ biết tới bởi những di tích lịch sử nổi tiếng, nơi đây còn có rất nhiều món quà quê dung dị mà chan chứa tình người. Một trong những món quà quê nổi tiếng của vùng đất Nam Đàn đó là tương.
Tuy không phải là cao lương mỹ vị nhưng từ bao đời nay, tương Nam Đàn vẫn được biết đến là thương hiệu mang nét đặc trưng riêng của xứ Nghệ. “Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn”, mỗi lần có dịp ghé về Nam Đàn, điều không thể bỏ qua là nếm thử thứ sản vật đầy trầm tích văn hóa này.


Tương Sa Nam Hương Dương - sản phẩm OCOP 4 sao Nghệ An


Công đoạn đầu tiên của quy trình làm tương Nam Đàn là làm mốc. Mốc được làm từ hạt ngô hoặc nếp, điều quan trọng để làm mốc chính là chọn loại nếp chính mùa, hạt mùi thơm và chắc mẩy. Nếp sẽ được vò thật kỹ, đem đi hông, sau đó rải đều để nguội. Khi xôi nguội hẳn, người làm rưới vào một ít nước chè đặc và đem ủ kín bằng lá nhãn. Sau 12-15 ngày nếu mốc lên đều có màu vàng da cam hoặc màu đen óng như mật là được. Lúc này mốc được bóp vụn ra, đem phơi nắng cho thật giòn và cuối cùng là cho vào túi nilon giữ kín chờ ngày ngả tương.

Gia đình chị Hồ Thị Xuân Hương, cơ sở HTX sản xuất và chế biến Tương Sa Nam Hương Dương tại Xóm 2, Nam Anh (Nam Đàn) đã hơn 60 năm hành nghề thấm được những vất vả, kì công từ những công đoạn đầu tiên để làm tương, chị chia sẻ: “Đây được coi là giai đoạn kì công, vất vả nhất, quyết định cơ bản sự thành bại của sản phẩm tương huyện Nam Đàn. Mốc phải phơi nắng to, cũng không thể sấy, vì phụ thuộc vào thời tiết nên phải làm tranh thủ để cất giữ”.


Chị Hồ Thị Xuân Hương - GĐ HTX sản xuất và chế biến Tương Sa Nam Hương Dương đang phơi nắng mốc sau khi ủ


Song song với quá trình phơi mốc, người làm tương phải sàng lọc đậu, đem rang cho chín đều rồi xay vỡ cho lên bếp nấu trong khoảng 10-12 giờ. Sau khi nấu kỹ đổ đậu vào chum ủ chỉ một tuần, khi nước đậu tỏa mùi thơm ngào ngạt là lúc có thể ngạ tương. Đem bột mốc và muối trộn vào chung nước đậu dùng thanh tre khuấy đều ủ tương trong 1-2 tháng là tương đã chín.


Những nồi đậu tương đang trong quá trình được nấu chín

Tương Nam Đàn đạt chuẩn phải có màu vàng ươm hoặc màu cánh gián. Chai tương không có màu nâu như tương Bần, mà vàng sánh như mật ong. Những mảnh đậu lơ lửng trong nước tương đặc quánh, thơm và ngọt lịm. Dù lượng muối bỏ vào làm tương không ít, nhưng vị đậm đà của muối biển đã chìm đi, nhường chỗ cho hương vị của thứ nước chấm đặc sắc. Lúc này, người ta sẽ đong vào chai, để tương lắng thành 3 tầng khác nhau. Lớp trên cùng là đậu nành, giữa là nước và dưới đấy là phần mốc.


Khi chín mở ra tương có mùi thơm, màu vàng sánh như mật ong

HTX sản xuất và chế biến Tương Sa Nam Hương Dương không chỉ lưu giữ làng nghề mà còn trở thành nguồn thu nhập ổn định để phát triển kinh tế địa phương. Mỗi ngày bán ra trên dưới 300 lít, giao động 30.000 đồng/lít, mang lại thu nhập cao và ổn định cho gia đình, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Hiện tại, thương hiệu tương của gia đình chị đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao năm 2019. Thường xuyên tham gia hội chợ quảng bá sản phẩm tại các tỉnh thành trên cả nước do Bộ NN&PTNN tổ chức..


Tương được đóng vào từng loại chai dung tích từ 0,5 – 5 lít

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Viết Sỹ - Chủ tịch UBND xã Nam Anh, huyện Nam Đàn cho biết: “Các sản phẩm được lựa chọn đưa vào lộ trình xây dựng sản phẩm OCOP là những sản phẩm chủ lực, có thương hiệu và thị trường tiêu thụ trên địa bàn xã. Trong thời gian tới, xã sẽ tăng cường quảng bá, kết nối thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại. Đồng thời, tiếp tục phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, chú trọng các sản phẩm có tiềm năng phục vụ tốt cho du lịch, tạo sự cộng hưởng để hoàn thành mục tiêu nông thôn mới của xã”./.

Bài, ảnh: Phương Linh




Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

LNV - Tỉnh Hà Giang có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, là điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á năm 2023 theo đề cử của giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards lần thứ 30 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Nơi đây có nhiều đặc sản nông nghiệp riêng biệt có thể trở thành điểm tựa vững chắc để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp.
Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Bàu Bàng đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Gạo Nàng Keo Thạnh Phú

Gạo Nàng Keo Thạnh Phú

LNV - Lúa Nàng Keo là một giống lúa mùa cổ truyền được người dân trồng và gìn giữ từ hàng trăm năm. Nàng Keo được trồng nhiều nhất trong vùng canh tác tự nhiên lúa - tôm tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
Xây dựng thương hiệu riêng cho xoài cát chu Cầu Kè

Xây dựng thương hiệu riêng cho xoài cát chu Cầu Kè

OVN - Về với huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều vườn xoài đang độ chín cây. Thực khách sẽ bị chinh phục bởi những quả xoài chừng vừa bàn tay nắm, đang đến ngày chín, mang một màu vàng tươi rất bắt mắt. Xoài Cát Chu ở đây rất ngọt, khi cắt ra có mùi thơm dịu nhẹ không lẫn với bất kỳ loại xoài trồng từ nơi nào khác.
Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn

Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn

OVN - Cho đến nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã không còn là chương trình xóa đói giảm nghèo cho các địa phương vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm OCOP đã dần khẳng định vị thế cũng như chất lượng và khả năng cạnh tranh khi giao thương thị trường nội địa và thị trường thế giới. Đây là chương trình tạo nên tiếng vang cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, kết nối nhiều lĩnh vực cùng phát triển, thu lợi nhuận kép cho nông thôn.
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối

Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối

OVN - Từ nguồn nguyên liệu tưởng chừng bỏ đi, với đôi bàn tay khéo léo, cùng sự sáng tạo, chị Nguyễn Thị Phượng (chủ cơ sở) đã cho ra mắt các sản phẩm túi xách thời trang làm bằng dây chuối. Bên cạnh mặt hàng túi xách bằng dây nhựa, đã được nhiều chứng nhận sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thì đây là lần đầu tiên một sản phẩm đan đát thủ công được vinh dự góp mặt vào sân chơi OCOP.

Tin khác

Hội Báo toàn quốc 2024 – Báo chí đưa OCOP đến gần với công chúng

Hội Báo toàn quốc 2024 – Báo chí đưa OCOP đến gần với công chúng

OVN - Với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, Hội Báo toàn quốc 2024 mang chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân” diễn ra thành công. Năm nay, Hội Báo quy tụ hơn 600 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương cùng sự tham gia của 64 gian hàng sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành trên cả nước đã thu hút đông đảo bạn đọc và khách hàng đến tham quan, trải nghiệm.
Thuận Châu: 150 cán bộ, chủ thể tham gia tập huấn Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP năm 2024

Thuận Châu: 150 cán bộ, chủ thể tham gia tập huấn Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP năm 2024

OVN - Ngày 15/03/2024, tại huyện Thuận Châu (Sơn La), Chương trình tập huấn “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2024 chính thức khai mạc. Chương trình có sự tham gia của 150 học viên là cán bộ quản lý chương trình tại các xã, thị trấn và chủ thể các sản phẩm OCOP.
Cà Mau: Để sản phẩm OCOP vươn xa

Cà Mau: Để sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Tính đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau có 9 sản phẩm được công nhận OCOP. Trong đó, 1 sản phẩm OCOP 4 sao và 8 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Ðể sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Phú Tân đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất để nâng chất sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
Trà Vinh: Công nhận thêm 10 sản phẩm OCOP 4 sao

Trà Vinh: Công nhận thêm 10 sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã quyết định công nhận 10 sản phẩm OCOP của 5 chủ thể gồm 3 công ty, 1 hộ kinh doanh và 1 hợp tác xã trong tỉnh đạt hạng 4 sao năm 2023.
Điện Biên tập trung phát triển hiệu quả các sản phẩm OCOP

Điện Biên tập trung phát triển hiệu quả các sản phẩm OCOP

OVN - Những năm qua, việc phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã thu được những kết quả tích cực. Với nhiều giải pháp đồng bộ, việc phát triển các sản phẩm OCOP đã và đang có những đóng góp không nhỏ vào sự “vươn mình” của mảnh đất Điện Biên lịch sử.
DMD Việt Nam mở rộng đại lý phân phối

DMD Việt Nam mở rộng đại lý phân phối

LNV - Ngày 26/ 01/ 2024, DMD Việt Nam thuộc Tập đoàn VGGroup vừa mở thêm đại lý phân phối mới tại Bắc Giang.
Yên Bái: sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng

Yên Bái: sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng

OVN - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, trong năm 2023, tỉnh Yên Bái đã có quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận cho 72 sản phẩm mới, đạt 232,2% so với chỉ tiêu được giao; nâng hạng 03 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, đạt 100% chỉ tiêu được giao tại Chương trình hành động số 135/CTr-TU của Tỉnh ủy.
Chả cá thu Sơn Phương - sản phẩm OCOP 3 sao

Chả cá thu Sơn Phương - sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Không những làm “sống lại” nghề gia truyền, chị Mai Thị Phương (SN 1980, thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) còn biến mặt hàng “ruột” của gia đình thành sản phẩm OCOP 3 sao.
Lễ hội “Về miền Hoa Ban” giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống

Lễ hội “Về miền Hoa Ban” giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống

LNV - Lễ Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên Phủ 2024 với chủ đề “Về miền Hoa Ban” diễn ra tối ngày 16/3/2024 tại Quảng trường 7-5 TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Khô rắn An Giang

Khô rắn An Giang

LNV - Mỗi mùa có những món ăn riêng. Đến vùng miền Tây vào những ngày nước nổi lênh đênh, nếu không thử qua các món như cá linh bông súng, đặc sản ếch nướng hay các món rắn, du khách chắc chắn sẽ cảm thấy tiếc nuối khi đến đây mà không có dịp thưởng thức qua.
Quảng Ninh: Áp dụng khoa học, công nghệ nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Áp dụng khoa học, công nghệ nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP

LNV - Nhờ đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao KH&CN vào sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ... đến nay hơn 400 nông sản là sản phẩm OCOP của tỉnh đã được hình thành nhờ ứng dụng KH&CN, tạo nên chất lượng và giá trị vượt trội.
Sơn La: Thuận Châu nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP

Sơn La: Thuận Châu nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP

OVN - Là địa phương có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, huyện Thuận Châu (Sơn La) đã thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, sản phẩm làng nghề. Hỗ trợ xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp; khai thác lợi thế của từng vùng, địa phương để thực hiện tốt chương trình OCOP. Tăng cường liên kết, xúc tiến, giới thiệu, quảng bá nông sản của huyện, nhất là các nông sản chủ lực, có giá trị cao.
TP. Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 Sao

TP. Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 Sao

OVN - Theo kết quả chấm điểm mới nhất, TP Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2023.
Bắc Giang: Quan tâm phát triển sản phẩm OCOP

Bắc Giang: Quan tâm phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Tỉnh Bắc Giang có nhiều sản phẩm OCOP từ cây dược liệu với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, được khách hàng tin dùng. Thời gian qua, các cấp, ngành trong tỉnh đã quan tâm thực hiện nhiều cơ chế, chính sách để phát triển sản phẩm OCOP từ những loại cây này.
Nâng cao thương hiệu sản phẩm OCOP Thái Bình

Nâng cao thương hiệu sản phẩm OCOP Thái Bình

OVN - Trong những năm qua Chương trình OCOP của tỉnh Thái Bình đã có những dấu ấn nhất định, bước đầu đạt được kết quả khả quan, phát huy được nhiều sản phẩm lợi thế của địa phương, vai trò cộng đồng được nâng cao.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

LNV - Ngày 26/3, UBND huyện Đức Huệ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An công nhận xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

LNV - Tỉnh Hà Giang có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, là điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á năm 2023 theo đề cử của giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards lần thứ 30 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Nơi đây có nhiều đặc sản nông nghiệp riêng biệt có thể trở thành điểm tựa vững chắc để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp.
Kế hoạch tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Kế hoạch tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

LNV - Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024, dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/5, với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Bàu Bàng đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

LNV - Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, được thuần hóa để nuôi lấy thịt và xạ hương. Thời gian qua, ngành chức năng cũng đã cấp phép cho người dân nuôi loài động vật có nguồn gốc tự nhiên này nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường một cách hợp
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động