Hà Nội: 14°C Hà Nội
Đà Nẵng: 18°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 24°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Trồng thử nghiệm thanh long ở xứ Nghệ, thu 200 triệu đồng/ha/năm...

TBV - Vài năm trở lại đây, nhiều nông dân tại Nghệ An đã mạnh dạn vào Bình Thuận học hỏi kỹ thuật trồng thanh long, mua giống về trồng thử nghiệm cho kết quả khả quan, thu lãi trên 200 triệu đồng/ha/năm....

Cây thanh long thích ứng rộng, có thể phát triển tốt trên vùng đất cao cưỡng, đất cằn cỗi, trồng trong vườn nên nông dân Nghệ An đón nhận loại cây trồng này rất hồ hởi. Từ thực tế trên, diện tích thanh long không ngừng mở rộng. Hưởng ứng chủ trương cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả, đầu năm 2007, bà Phạm Thị Sinh ở thôn 1 xã Hoa Sơn (Anh Sơn) vào Bình Thuận mua giống thanh long về trồng trên 4 sào đất vườn (2.000m2).

Sau 2 năm trồng và chăm sóc, cây thanh long bắt đầu cho quả bói. Đến nay, 170 trụ thanh long của bà mỗi năm thu hoạch hơn 3 tấn, với giá bán tại vườn 20.000 - 25.000 đồng/kg, mỗi năm bà thu lãi trên 70 triệu đồng. Hiện toàn xã Hoa Sơn có 15 hộ tham gia trồng thanh long với diện tích 3ha. Theo nhận xét của bà Sinh, cây thanh long thích ứng rộng, từ đất khô cằn đến đất cát, có thể trồng trong vườn, ngoài đất ruộng. Đây là loại cây chịu hạn tốt, lại ít sâu bệnh, không mất nhiều công chăm sóc chỉ cần bón gốc cây bằng phân chuồng, bổ sung thêm NPK và đảm bảo đủ ánh sáng.

Ông Dũng trong vườn thanh long

Ông Dũng trong vườn thanh long


Cũng vào năm 2007, ông Hồ Phi Toàn ở xóm 14, xã Quỳnh Lộc, huyện Quỳnh Lưu (nay là thuộc thị xã Hoàng Mai) được Trạm Khuyến nông huyện, xã chọn làm điểm thực hiện mô hình trồng thanh long. Sau khi vào Bình Thuận tham quan học tập, ông mua giống về trồng 300 gốc trên diện tích hơn 2.000m2. Năm 2009 vườn thanh long bắt đầu cho thu hoạch. Đến nay, ông Toàn thu lãi ròng trên 70 triệu đồng mỗi năm. Theo ông Toàn, thanh long là cây chịu hạn nhưng thiếu nước sẽ giảm năng suất, nên khi trồng thanh long cần tưới nước thường xuyên, cần tủ gốc bằng rơm rạ để giữ độ ẩm cho đất. Mật độ trồng 3 x 3m. Khoảng 1.200 trụ/ha. Cọc trụ làm bằng xi măng cốt thép khi chôn xong cao từ 1,6 - 1,7m sau. Bón lót 5 - 10kg phân chuồng, 0,8kg NPK trên gốc, bón thúc 250gr NPK. Năm thứ 2 và các năm tiếp theo bón 15kg phân chuồng hoai, 4,5kg NPK chia làm 8 lần trong năm/gốc. Khi cành dài 30 - 40cm, uốn cành nằm xuống đỉnh trụ.

Thanh long thường cho quả 2 đợt chính trong năm, nếu chăm sóc tốt có thể cho 3 đợt. Từ mô hình này, bà con ở Hoàng Mai đang phát triển loại cây trồng này trong vườn nhà mình. Đã có hàng trăm hộ dân ở các xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Thắng, Quỳnh Lộc... chọn cây thanh long để trồng. Ông Nguyễn Văn Dũng ở xóm 9, xã Nghi Phương (Nghi Lộc) cho biết, cuối năm 2013, ông cải tạo 3ha đất lò gạch thủ công cũ. Do phải san lấp các hố sâu bằng nhiều loại đất cằn cỗi nên ông không biết phải trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả. Bao đêm nằm gác tay qua trán và tìm hiểu trên mạng Internet, ông quyết định vào Bình Thuận học hỏi kỹ thuật trồng thanh long....

Đến tháng 2/2014, ông quyết định trồng thử trên diện tích 1ha. Tận dụng số gạch còn rơi vãi sót lại của lò gạch thủ công, ông xây các trụ thanh long với kích thước 0,4x0,4x2,3m, chôn trụ sâu 0,5m. Sau khi xới đất, bón phân quanh mỗi trụ, ông trồng 4 hom. Cây thanh long phát triển nhanh đến ngỡ ngàng, chỉ chưa đầy 1 năm sau là cho quả bói.

Năm 2015, niên vụ thu hoạch đầu tiên, ông bán được 3 tấn quả, thu về trên 70 triệu đồng. Hiện nay, với diện tích gần 3ha, ông trồng 1.200 gốc, hàng cách hàng, cây cách cây từ 2,5 - 3m. Gần 1.200 gốc thanh long, mỗi năm cho thu hoạch hơn 10 tấn, với giá bán tại ruộng 25.000 đồng/kg. Mỗi năm sau khi trừ chi phí ông thu về được hơn 200 triệu đồng. “Lúc đầu, tôi định đổ trụ bê tông như các trang trại ở Bình Thuận nhưng thấy số gạch rơi vãi cũng phí nên tận dụng. Nhưng quá trình trồng thanh long tôi thấy, xây trụ bằng gạch loại B, C (gạch chất lượng kém - PV), sau đó, ở giữa có khoảng trống đổ đất vào thì cây thanh long phát triển nhanh hơn, khả năng chống hạn tốt hơn, hoa nhiều, quả to. Lý do là cây thanh long bám trên trụ xây bằng gạch này mát hơn bám trên trụ bê tông, cột đất ở giữa sẽ giúp đất giữ ẩm tốt hơn… Vì thế, đến nay hàng nghìn cột trụ thanh long tôi đều xây bằng gạch chất lượng kém, hiệu quả thì thấy rõ. Năm nay, dù thời tiết rất khắc nghiệt nhưng thanh long ra hoa, kết trái sớm hơn 1 vụ. Đợt hái đầu tiên tôi đã thu về 1,3 tấn, sẽ còn 6 đợt hái quả nữa, dự tính sẽ đút túi trên 200 triệu đồng…”, ông Dũng phấn khởi....

Văn Dũng
Theo Nông Nghiệp VN

Tin liên quan

Tin mới hơn

"Bàn tay vàng" Người thợ mộc

"Bàn tay vàng" Người thợ mộc

LNV - Người dân làng nghề sản xuất đồ mộc Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội vô cùng phấn khởi khi đón nhận Bằng công nhận danh hiệu "Làng nghề Hà Nội". Một sự kiện ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi, vượt mọi khó khăn của người dân Vạn An, đóng góp tích cực vào quá trình xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn thị xã.
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

LNV - Đàn ông Trạch Xá khéo may - Tay đo, tay thước suốt ngày chỉ kim. Quả thực, hiếm có làng quê nào như làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa - nơi hầu hết đàn ông trong làng đều làm nghề may áo.
Làng nghề nước mắm Nam Ô

Làng nghề nước mắm Nam Ô

LNV - Cứ mỗi dịp gần Tết, người dân làng nước mắm Nam Ô lại tất bật chuẩn bị đủ sản lượng nước mắm phục vụ cho khách hàng trong và ngoài thành phố đến mua làm quà biếu và tiêu dùng. Từ đầu ngõ, nghe thoang thoảng hương vị mắm đặc trưng, quyện trong không gian thân thuộc giữa làng chài cổ.
Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước

Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước

LNV - Nữ Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) duy nhất của phường rối nước hơn 300 năm tuổi, bà Nguyễn Thị Thỏa (sinh năm 1965 ở thôn Đào Thục, xã Thục Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) luôn giữ trong mình ngọn lửa đam mê với nghề và nỗ lực để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đặc sắc của quê hương.
Làng nghề bánh nổ Điền Trang

Làng nghề bánh nổ Điền Trang

LNV - Bánh nổ, món ăn dân dã chỉ có ở Quảng Ngãi này từ lâu đã thành đặc sản. Khi tiếng búa đóng vào chày vang khắp cả làng Điền Trang, xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa chính là chuông báo, Tết sắp đến.
Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang

Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang

LNV - Bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, (tỉnh Điện Biên) là nơi người dân tộc Lào sinh sống lâu đời. Từ xưa, người Lào quan niệm phụ nữ phải biết dệt vải, “biết dệt vải mới lấy được chồng!”. Bởi vậy nghề dệt vải truyền thống người Lào Na Sang được lưu giữ, truyền dạy và phát triển cho tới ngày nay.

Tin khác

Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết

Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết

LNV - Với truyền thống hơn 100 năm trồng quất cảnh, nông dân xã Cẩm Hà, TP Hội An đã chuẩn bị 71.000 chậu quất phục vụ Tết Ất Tỵ.
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

LNV - Nhiều năm trở lại đây, làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ như một trong những làng nghề truyền thống có bước phát triển vượt bậc. Kế thừa những giá trị tinh hoa do cha ông để lại, các nghệ nhân chạm khắc đá nơi đây, qua bao thế hệ, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện tay nghề. Chính nhờ sự đam mê và tài năng đó, họ đã tạo ra những tuyệt tác độc đáo, góp phần đưa thương hiệu nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân không chỉ vang danh trong nước mà còn vươn xa ra thế giới.
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

LNV - Hồn đất thăng hoa qua bàn tay người thợ
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

LNV - Làng nghề bánh tráng Long Bình, ở khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho làng nghề được phục hồi và phát triển.
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

LNV - Những ngày này, làng nghề đèn lồng truyền thống Hội An (Quảng Nam) đang bước vào giai đoạn nhộn nhịp nhất trong năm. Nhiều cơ sở tất bật ngày đêm sản xuất những chiếc đèn lồng để phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

LNV - Hai câu thơ: "Ai ra xứ Huế mộng mơ / Mua về chiếc nón bài thơ làm quà" của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một trong những câu thơ nổi bật trong thơ ca dân tộc, phản ánh một cách tinh tế về vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của vùng đất Huế. Những từ ngữ giản dị nhưng đầy sức gợi, "xứ Huế mộng mơ" đã khắc họa được hình ảnh của một mảnh đất yên bình, thơ mộng, nơi có những giá trị văn hóa lâu đời, đặc biệt là những làng nghề truyền thống như nghề làm nón lá.
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

LNV - Làng nghề vùng Bắc Bộ từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, gắn liền với quá trình truyền nghề qua nhiều thế hệ. Những tinh hoa từ nghề xưa không chỉ là sản phẩm thủ công mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của các làng nghề trong thời đại ngày nay.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

LNV - Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam – Cơ quan của Trung ương Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam tổ chức kỉ niệm 13 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (22/12/2011 – 22/12/2024). Tổng kết công tác năm 2024 – Triển khai công tác năm 2025.
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

LNV - Năm Căn, vùng đất tận cùng của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn xanh mướt mà còn được biết đến với nghề làm than đước. Nghề thủ công này đã gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương, góp phần tạo nên một nét đẹp riêng biệt của vùng đất này.
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

LNV - Làng nghề đan lưới Vân Trình, với hơn 500 năm lịch sử, không chỉ là nguồn sinh kế bền vững cho hơn 800 lao động mà còn là niềm tự hào văn hóa, gắn liền với linh hồn và bản sắc của người dân Thừa Thiên Huế.
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6275/QĐ-UBND về công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống, Làng nghề truyền thống” Hà Nội.
Nghề trồng nấm ở An Giang

Nghề trồng nấm ở An Giang

LNV - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983 công nhận Nghề thủ công truyền thống nghề làm muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

LNV - Nghề thêu truyền thống có mặt ở nhiều nơi, nhưng để đạt đến mức độ tinh xảo, điêu luyện, không thể không nhắc đến làng nghề thêu ở Mỹ Đức (Hà Nội) – nơi được coi là ‘cái nôi’ của nghệ thuật thêu. Với sự kết hợp độc đáo giữa hội hoạ và thêu, nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng, cùng chồng là một hoạ sĩ, đã sáng tạo ra một phương pháp thêu mới lạ. Để có được thành công này, bà đã trải qua hàng năm trời nghiên cứu, cải tiến, và không ngần ngại từ bỏ hàng trăm bức tranh thêu tay tỉ mỉ.
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

LNV - Từ những hạt lạc tròn mẩy, mật mía ngọt ngào, gừng tươi cay nồng, những người nghệ nhân đã khéo léo đem nấu và kết hợp cùng bánh đa tạo nên món Cu đơ Ông bà Thư Viện thơm ngon nức tiếng – xứng tầm là đặc sản xứ Nghệ.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Thêm 3 huyện của Bến Tre, Sóc Trăng và Bà Rịa-Vũng Tàu đạt chuẩn nông thôn mới

Thêm 3 huyện của Bến Tre, Sóc Trăng và Bà Rịa-Vũng Tàu đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký các quyết định công nhận huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre); huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng); huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đạt chuẩn nông thôn mới.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
"Bàn tay vàng" Người thợ mộc

"Bàn tay vàng" Người thợ mộc

LNV - Người dân làng nghề sản xuất đồ mộc Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội vô cùng phấn khởi khi đón nhận Bằng công nhận danh hiệu "Làng nghề Hà Nội". Một sự kiện ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi, vượt mọi khó khăn của người dân Vạn An, đóng góp tích cực vào quá trình xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn thị xã.
Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

LNV - Từ ngày 22 đến 27-12, tại 33 Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức "Phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao và sản phẩm OCOP" mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

LNV - Đàn ông Trạch Xá khéo may - Tay đo, tay thước suốt ngày chỉ kim. Quả thực, hiếm có làng quê nào như làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa - nơi hầu hết đàn ông trong làng đều làm nghề may áo.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động