TP. Hồ Chí Minh: Triển khai Chương trình Bình ổn thị trường giai đoạn 2022 - 2032
Đồng chí Phan Văn Mãi phát biểu tại sự kiện (Ảnh: ND)
Theo Ban tổ chức, Chương trình Bình ổn giá trên địa bàn Thành phố được triển khai lần đầu năm 2002 nhằm ổn định giá cả các mặt hàng Tết trong dịp Tết Nguyên đán. Sau 20 năm thực hiện đã có sự chuyển biến căn bản từ nhận thức “Bình ổn giá” sang nhận thức “Bình ổn thị trường”. Từ mục tiêu ban đầu là cố định giá cả mùa Tết, đến nay Chương trình đã trở thành công cụ điều tiết giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu thông qua điều tiết cung-cầu hàng hóa, giảm tối đa các biện pháp can thiệp hành chính lên giá bán…
Cùng với đó, phát huy mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện Chương trình. Giai đoạn đầu, Chương trình chỉ có thành phần kinh tế nhà nước tham gia. Đến nay, Chương trình đã huy động tất cả các thành phần kinh tế cùng tham gia thực hiện bình ổn thị trường. Nguồn vốn thực hiện Chương trình được chuyển từ hình thức nhà nước ứng vốn ngân sách cho doanh nghiệp dự trữ hàng hóa sang hình thức xã hội hóa, kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp.
Từ giải pháp dự trữ hàng hóa là chủ đạo, đến nay Chương trình thực hiện bình ổn thị trường trong dài hạn, tập trung thúc đẩy sản xuất trong nước theo hướng hiện đại, năng suất cao; bảo đảm nguồn cung dồi dào, bền vững. Đồng thời phát triển nhanh hệ thống phân phối, nâng cao hiệu quả logistics, giảm chi phí trung gian, giảm chênh lệch từ giá thành sản xuất đến và giá bán tiêu dùng. Quy mô của Chương trình ngày càng mở rộng, danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn thị trường tăng từ một nhóm mặt hàng (lương thực, thực phẩm) lên 4 nhóm mặt hàng (lương thực, thực phẩm, sữa, dược phẩm thiết yếu và các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng).
Năm 2021 và 2022 Chương trình được bổ sung thêm các nhóm mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19. Thời gian thực hiện ban đầu chỉ trong dịp Tết Nguyên đán, từ năm 2010 đến nay Chương trình được triển khai thực hiện xuyên suốt cả năm. Từ nguyên tắc cố định giá, đến nay Chương trình thực hiện điều chỉnh giá bán linh hoạt, kịp thời; bảo đảm hợp lý, có khả năng dẫn dắt thị trường, bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng và luôn thấp hơn thị trường từ 5% đến 10%.
Người dân mua sắm hàng hóa (thực phẩm, trái cây) bình ổn thị trường tại một siêu thị ở thành phố. (Ảnh: ND)
Xuyên suốt 20 năm, Chương trình kiên trì các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời ưu tiên phát triển điểm bán và tổ chức bán hàng lưu động tại các quận ven, huyện ngoại thành, khu dân cư tập trung đông người lao động thu nhập thấp, khu lưu trú công nhân, khu công nghiệp, khu chế xuất…
Đến nay, Chương trình đã hoàn toàn xã hội hóa, quy mô Chương trình ngày càng lớn. Từ nguồn vốn ngân sách 45 tỷ đồng, doanh thu Chương trình đạt 344 tỷ đồng năm 2002; từ năm 2013, Thành phố đã không còn ứng vốn ngân sách, doanh thu đã đạt 13.242 tỷ đồng; đến năm 2022 doanh thu của Chương trình dự kiến đạt 22.355 tỷ đồng. Kết quả, tổng sản lượng hàng hóa bình ổn thị trường ngày càng lớn, chiếm thị phần cao, đủ sức điều tiết thị trường và sẵn sàng can thiệp, bổ sung nguồn cung khi có hiện tượng khan hàng, sốt giá.
Cùng với đó, Chương trình góp phần thúc đẩy liên kết vùng, hình thành các chuỗi cung ứng liên vùng, gắn kết thị trường giữa các địa phương, qua đó phát huy tiềm năng, thế mạnh và nâng tầm hợp tác phát triển kinh tế giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương, nhất là các khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, theo hướng thiết thực và hiệu quả; thể hiện vai trò đầu tàu của Thành phố trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Để Chương trình được triển khai đạt kết quả tốt trong thời gian tới (giai đoạn 2022-2023), đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Sở Công thương và các sở, ban, ngành thành phố triển khai hiệu quả Quy chế của Chương trình, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện trên nguyên tắc xác định rõ các cơ chế phối hợp, triển khai, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp các địa phương khác trong quá trình liên kết phát triển, hình thành các vùng chuyên canh đạt chuẩn gắn với sản xuất, lưu thông hàng hóa. Cùng với đó, tham mưu các giải pháp hình thành cộng đồng liên kết bền vững trong xây dựng các tiêu chuẩn cho sản phẩm bình ổn thị trường mang giá trị thương hiệu đặc trưng của Chương trình, đó chính là “Giá cả hợp lý-Chất lượng nâng cao”.
Đồng chí Phan Văn Mãi đề nghị Sở tiếp tục nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bình ổn thị trường trên tinh thần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động và phát triển, phát huy tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp; tạo động lực cho doanh nghiệp đồng hành cùng thành phố thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Công thương Phan Thị Thắng đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp tục theo sát diễn biến thị trường, giá cả, kịp thời kiến nghị biện pháp xử lý cụ thể. Cùng với đó, tăng cường phát huy các sáng kiến kết nối cung-cầu hàng hóa; hình thành các chuỗi liên kết giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ. Song song đó, phát triển đa dạng phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh thương mại trong nước; tổ chức và vận hành hiệu quả các hệ thống cung ứng, phân phối các nhóm hàng hóa chủ yếu trên thị trường; tiếp tục phát triển các doanh nghiệp “đầu đàn” trong nước có khả năng dẫn dắt thị trường, tạo sức lan tỏa đối với các doanh nghiệp vệ tinh và hạn chế sự phụ thuộc, chi phối của các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia.
Bên cạnh đó, thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực thương mại trong nước theo hướng đổi mới sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh; tăng cường kết nối, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, các hệ sinh thái toàn cầu và khu vực.
An Khê TH
Tin liên quan
Tin mới hơn

Sớm học nghề tự thân lập nghiệp
11:55 | 11/07/2025 Kinh tế

Thanh Hóa: Hiệu quả dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
11:54 | 11/07/2025 Kinh tế

Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa
10:12 | 11/07/2025 Kinh tế

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 | 10/07/2025 Kinh tế

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản
13:57 | 09/07/2025 Kinh tế

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 | 09/07/2025 Kinh tế
Tin khác

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng
08:53 | 08/07/2025 Kinh tế

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 | 04/07/2025 Kinh tế

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 | 03/07/2025 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 | 03/07/2025 Kinh tế

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng
09:40 | 30/06/2025 Kinh tế

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch
10:28 | 26/06/2025 Kinh tế

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo
09:35 | 25/06/2025 Kinh tế

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 | 24/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 | 19/06/2025 Kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 | 15/06/2025 Kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi
15:19 | 10/06/2025 Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí
09:40 | 09/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025
10:46 | 03/06/2025 Kinh tế

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân