Thủ tướng: Phải coi doanh nghiệp là trọng tâm phát triển ngành công thương
Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 ngành công thương. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 ngành công thương vào sáng 7/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ năm 2020 là năm với nhiều khó khăn, thách thức lớn, tác động và ảnh hưởng rất nặng nề không chỉ đối với nước ta mà còn đối với toàn thế giới.
Trong bối cảnh đó, nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, quyết tâm cao và sự nỗ lực phấn đấu, đóng góp to lớn, bền bỉ của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân, chúng ta vẫn hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra với nhiều điểm mới vượt trội và dấu ấn nổi bật.
Thành công đó có sự đóng góp quan trọng của ngành công thương, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hội nhập, thương mại và xuất khẩu.
Tóm tắt một số thành công lớn của ngành công thương, Thủ tướng cho rằng công tác chỉ đạo điều hành, xây dựng thể chế, cải cách hành chính được thực hiện tốt, đạt hiệu quả; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong công tác điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, nhất là việc điều hành giá mặt hàng xăng dầu, bình ổn thị trường; tham mưu cho Chính phủ trong điều hành và tổ chức thực hiện tốt việc giảm giá điện cho người dân và doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19.
Công tác cải cải hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử của Bộ Công Thương không ngừng đổi mới, đi vào chiều sâu hơn. Sau 2 lần thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương còn lại 553 điều kiện thuộc 25 ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, giảm được 880 điều kiện đầu tư kinh doanh.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 nhưng sản xuất công nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng dương; duy trì được sản xuất, xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp.
“Tôi được nghe báo cáo là 5 năm nữa, với đà tăng trưởng này và khả năng phát triển nguồn, chúng ta không thiếu điện”, Thủ tướng chia sẻ.
Xuất khẩu vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng, ước đạt trên 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2019. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Có 31 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Xuất siêu ghi nhận mức kỷ lục gần 19,1 tỷ USD.
Hội nhập kinh tế quốc tế đạt được nhiều kết quả quan trọng và các kết quả năm 2020 đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn và có quan hệ thương mại với trên 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế.
Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành liên quan thực hiện có hiệu quả các vụ việc, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam; đã kháng nghị thành công 65 vụ việc, giúp nhiều doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được hưởng mức thuế 0% hoặc rất thấp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Về vấn đề thương mại với Hoa Kỳ, Thủ tướng nêu rõ thông điệp: “Chính phủ Việt Nam rất quyết liệt trong việc triển khai các hành động cụ thể để giảm thâm hụt thương mại, chống gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp. Quyết tâm cùng với Hoa Kỳ thực hiện kế hoạch hành động chung hướng tới cán cân thương mại hài hòa và bền vững. Chính sách tiền tệ của Việt Nam là nhằm đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo thế cạnh tranh trong thương mại”.
Theo Thủ tướng, năm 2020, trong khó khăn do dịch bệnh, thương mại điện tử vẫn chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ. Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2020 ghi nhận trên 113 triệu lượt xem và tương tác của người tiêu dùng trên các nền tảng trực tuyến; thị trường ghi nhận 3,7 triệu đơn hàng được giao dịch trong 60 giờ, tăng 267% so với cùng kỳ 2019.
Hoan nghênh Bộ Công Thương thẳng thắn nhìn nhận các tồn tại, hạn chế trong năm 2020 cũng như giai đoạn 2016-2020 để có các biện pháp khắc phục trong thời gian tới, Thủ tướng lưu ý ngành công thương tiếp tục tập trung xử lý, khắc phục một số vấn đề. Đó là, đối với sản xuất công nghiệp, ngành công nghiệp mũi nhọn quốc gia còn thiếu và yếu, đặc biệt là ngành công nghiệp do chính doanh nghiệp Việt Nam làm chủ. Tăng trưởng một số ngành công nghiệp chưa ổn định, thiếu bền vững.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng vẫn còn ở mắt xích có giá trị thấp. Các liên kết ngành vẫn còn mới manh nha, manh mún, khiến cho sức cạnh tranh chưa cao, đóng góp còn hạn chế. Một số ngành công nghiệp trọng điểm và truyền thống của một số địa phương đang bị suy yếu sức tăng trưởng trong khi nhiều địa phương vẫn chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn thực sự.
Xuất khẩu tăng mạnh nhưng nhập khẩu vẫn còn lớn, nhiều ngành công nghiệp vẫn chưa chủ động nguồn cung cấp trong nước. Thành phần kinh tế trong nước vẫn còn nhập siêu lớn. Tính đa dạng hóa về thị trường và sản phẩm chưa cao. Lợi thế cạnh tranh của hàng Việt Nam chủ yếu vẫn dựa trên giá cả chứ chưa phải dựa trên giá trị. Một số ngành công nghiệp tiềm ẩn ô nhiễm môi trường, nguy cơ xử lý môi trường sẽ rất tốn kém trong tương lai.
Đặc biệt nhiều dự án lớn chưa được khởi công. Chưa có nhiều thương hiệu quốc gia tầm cỡ. Nhiều quốc sản của Việt Nam vẫn chưa hiện diện trên bản đồ thế giới. Hiện chưa có một chiến lược quốc gia đưa hàng từ nông thôn lên thành thị. Công nghiệp ít có sự lan tỏa đến thu nhập, sức cầu của nền kinh tế. Hàng Việt Nam trong các siêu thị vẫn còn lép vế so với hàng có nguồn gốc nhập khẩu.
Cơ cấu lại mạnh mẽ ngành công nghiệp
Trước bối cảnh đó, Thủ tướng đề nghị ngành công thương cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách với tầm nhìn dài hạn, nhất quán, tạo ra môi trường thuận lợi, đồng bộ hướng vào tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành. Tạo lập hệ thống đòn bẩy kinh tế hợp lý, ổn định và dài hạn để thúc đẩy phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo nguyên tắc cơ chế thị trường.
Nâng cao năng suất nội ngành của các ngành công nghiệp; phát triển ngành công nghiệp phải giảm phụ thuộc vào lợi thế không bền vững của nguồn tài nguyên như dầu thô, dầu mỏ, thay vào đó phải chuyển ngành công nghiệp dựa trên khai thác tự nhiên sang nền công nghiệp dựa trên nền tảng sáng tạo lấy khoa học công nghệ làm động lực và nền tảng cạnh tranh.
Phải coi doanh nghiệp là trung tâm đổi mới sáng tạo, là trọng tâm của sự phát triển ngành công thương để tiếp tục tạo ra thay đổi, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc tạo ra môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tốt hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu lại mạnh mẽ ngành công nghiệp, phải bám vào tăng năng suất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đồng thời, chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất linh kiện, cụm linh kiện nhằm tham gia sâu và có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngành cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, theo dõi sát diễn biến tình hình để có đối sách phù hợp. Chú trọng phát triển thị trường trong nước theo chiều sâu, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa; phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng, người tiêu dùng. Làm tốt hơn nữa công tác thị trường, bao gồm cả dự báo, cân đối cung cầu, cả phát triển thị trường mới và đặc biệt là xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam…
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Năm 2021, Quốc hội giao chỉ tiêu tăng trưởng GDP là 6%. Chính phủ phấn đấu đạt tăng trưởng 6,5% với các động lực tăng trưởng chính là xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư. Để “cỗ xe tam mã” này tiếp tục phát huy trong năm 2021 với quy mô lớn hơn, Thủ tướng đề nghị ngành công thương tiếp tục phấn đấu đạt kết quả mọi mặt tốt hơn năm 2020, tổ chức thực hiện tốt phương châm “đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển” để phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào phát triển đất nước.
“Toàn ngành công thương phải lo phục vụ tết cho nhân dân, không để thiếu hàng hóa, nhất là vùng xa, các trung tâm lớn”, Thủ tướng nói. Cùng với đó, toàn ngành phải lo phòng chống COVID-19 thật tốt và trong toàn ngành công thương không có ai bị mắc COVID-19.
Theo Báo Chính phủ
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
13:54 | 18/09/2024 Tin tức
Bình Định: Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh
11:13 | 18/09/2024 Khuyến công
Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược
10:28 | 18/09/2024 Tin tức
Đắk Lắk – Công ty Thanh Hằng tổ chức đêm hội trăng rằm và quyên góp hơn 160 triệu đồng hỗ trợ đồng bào miền Bắc
10:06 | 18/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Bốc thăm chia bảng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần VI – năm 2024
10:04 | 18/09/2024 Tin tức
Nhiều sản phẩm vùng miền đặc trưng tại Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2024
10:03 | 17/09/2024 Tin tức
Tin khác
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
09:57 | 17/09/2024 Tin tức
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhóm thiện nguyện Thanh Thuỷ (Phú Thọ) - Nơi kết nối những tấm lòng nhân ái
09:16 | 17/09/2024 Tin tức
Hơn 600 triệu đồng của kiều bào hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi
09:32 | 16/09/2024 Tin tức
HTX sản xuất ống hút rau củ thiệt hại sau hoàn lưu bão Yagi
09:32 | 16/09/2024 Tin tức
Suntory PepsiCo Việt Nam hỗ trợ nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
21:46 | 15/09/2024 Tin tức
Khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ nhất năm 2024
23:00 | 14/09/2024 Tin tức
Diễn đàn: "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội"
15:39 | 13/09/2024 Tin tức
Trưng bày hơn 300 sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu
15:34 | 13/09/2024 Tin tức
TP. Hội An: “Lễ hội Cổ Cò 2024” gần 60 gian hàng sản phẩm đặc sắc tham dự
15:34 | 13/09/2024 Tin tức
Bình Phước: Người dân thị xã Chơn Thành hướng về miền Bắc
09:57 | 13/09/2024 Tin tức
Làng nghề trồng hoa ở Hưng Yên ngập trong nước lũ
09:54 | 13/09/2024 Tin tức
Lời kêu gọi của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
15:14 | 12/09/2024 Tin tức
Quảng Ngãi hướng về đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3
10:41 | 12/09/2024 Tin tức
Huyện Thọ Xuân: Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia nằm trong tốp dẫn đầu của tỉnh Thanh Hóa
10:35 | 12/09/2024 Tin tức
Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
13:55 Văn hóa - Xã hội
Thanh Hoá: Hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
13:55 Kinh tế
Phát huy tiềm năng làng nghề gắn với OCOP
13:54 Nông thôn mới
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
13:54 Tin tức