Thanh Hóa: Đưa nghề về với phụ nữ nông thôn

LNV - Những năm gần đây, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã đẩy mạnh đào tạo nghề (ĐTN), giải quyết việc làm (GQVL) cho hội viên, đặc biệt là phụ nữ nông thôn. Đây được xem là một trong những giải pháp quan trọng góp phần tăng thu nhập, từ đó nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững.


Tổ hợp tác sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ do phụ nữ làm chủ xã Nga Điền (Nga Sơn).


Từ một người chỉ biết làm nghề nông và lo nội trợ, hiện chị Ngô Thị Hiền, thôn 3, xã Nga Điền (Nga Sơn) đã trở thành thợ lành nghề tại tổ hợp tác sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xã Nga Điền, với mức lương đều đặn từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng. Chị Hiền tâm sự, với phụ nữ nông thôn, thời gian nhàn rỗi nhiều trong khi khó có thể đi làm thêm công việc nơi khác do còn lo con cái, gia đình. Từ ngày có nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ tại địa phương, chị được trực tiếp dạy nghề theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Lúc đầu còn chưa quen việc, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, các chị em đã thạo nghề và có thêm thu nhập đáng kể nhờ số lượng sản phẩm làm ra. Chị Hiền vui mừng nói, mấy chị em ở đây không ai phải bỏ ruộng vườn và chăn nuôi ở nhà. Thậm chí, có lương ổn định các chị sẵn sàng bỏ tiền để thuê thêm người làm phụ việc sản xuất nông nghiệp, lợi cả đôi đường.

Được biết, tổ hợp tác sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ do phụ nữ làm chủ xã Nga Điền được thành lập năm 2018 với 25 thành viên. Sau 5 năm hoạt động, tổ hợp tác đã liên kết, mở rộng ĐTN, tạo việc làm ổn định cho 600 hội viên phụ nữ trong xã, với thu nhập bình quân đạt từ 4,5 triệu đồng/người/tháng trở lên. Ngoài tổ hợp tác tại xã Nga Điền, toàn huyện Nga Sơn đang có 13 tổ hợp tác làm nghề tiểu thủ công nghiệp do phụ nữ làm chủ, tạo việc làm cho hàng nghìn hội viên, phụ nữ trên địa bàn. Chị Trần Thị Tám, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nga Điền, cho biết: Thông thường, sau 2 - 3 ngày hướng dẫn và biết cách đan, các chị sẽ nhận về nhà hoặc tập trung tại tổ hợp tác để làm cho vui. Đa phần, khi rảnh rỗi các chị đều tập trung tại một tổ gần nhất để làm, vì tại đây vừa có đầy đủ các trang thiết bị giúp tăng lượng sản phẩm, vừa được trò chuyện với các chị, các em. Theo chị Tám những ngày đầu, số lượng phụ nữ đến học và làm khá ít (20 - 30 người), nhưng đến nay toàn xã có hơn 500 chị em tham gia. Các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thùng, hộp cói, khay cói... nguyên liệu sẵn có ở địa phương như cây cói, bèo tây... tiền công được trả trong ngày sau khi nhập sản phẩm. Đặc biệt, công việc cũng không quá nặng nhọc, nhưng có thu nhập ổn định và tận dụng được thời gian nhàn rỗi, phù hợp với phụ nữ nông thôn nên được chị em hưởng ứng.

Đến HTX thủ công nghiệp mỹ nghệ xuất khẩu Trung Kiên, thôn Trung Hậu, xã Hoằng Trung (Hoằng Hóa), chúng tôi thấy không khí làm việc tại đây rất khẩn trương, sôi động. Chị em phụ nữ thoăn thoắt may ráp các phần quai, thân; cẩn thận, tỉ mỉ cắt những đoạn chỉ thừa, xếp những chiếc túi xinh xắn, màu sắc bắt mắt thành từng chồng để hoàn thành sản phẩm theo đơn đặt hàng. Chị Phạm Thị Ngân, chủ nhiệm HTX thủ công nghiệp mỹ nghệ xuất khẩu Trung Kiên, cho biết: “Nhằm giúp chị em phụ nữ địa phương có việc làm tại nhà, tận dụng thời gian nhàn rỗi để phát triển kinh tế gia đình, năm 2014 gia đình tôi quyết định đầu tư mở xưởng may các loại túi xách dùng trong siêu thị. Qua bạn bè giới thiệu, cùng với việc hỗ trợ từ hội liên hiệp phụ nữ xã, gia đình tôi đã đấu mối với Công ty CP Casablanca Việt Nam ở Hà Nội, để tìm hiểu quy trình sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm; đồng thời hướng dẫn các chị em trong xã học nghề thành thạo. Công việc này tương đối nhẹ nhàng, phù hợp với rất nhiều đối tượng phụ nữ, nhất là những người lớn tuổi. Đến nay, HTX đang tạo việc làm cho 100 hội viên, phụ nữ địa phương, với mức thu nhập từ 4,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, HTX còn mở rộng thêm nghề đan cói, thu hút khoảng 20 chị em phụ nữ tham gia, thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm làm ra là hàng xiên, khay, đĩa hoa bằng cói”.

Xác định tạo việc làm, nâng cao thu nhập là “đòn bẩy” để phụ nữ nông thôn vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, trên cơ sở khảo sát nhu cầu học nghề của lao động địa phương, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với các ngành đẩy mạnh ĐTN, GQVL cho hội viên. Đi đôi với việc duy trì, phát triển nghề truyền thống, các cấp hội đã chủ động phối hợp với nhiều công ty, đơn vị du nhập và nhân cấy nghề mới. Từ năm 2018 đến nay, phụ nữ Thanh Hóa đã tổ chức ĐTN cho trên 52 nghìn lao động; sau học nghề, từ 80% trở lên được giới thiệu việc làm hoặc tự tạo việc làm có thu nhập ổn định. Việc phát triển nghề cũng đã khuyến khích phụ nữ nông thôn lập nghiệp, làm giàu cho bản thân, tạo việc làm cho nhiều hội viên khác.

Cùng với phát triển nghề, các cấp hội phụ nữ Thanh Hóa đang đẩy mạnh vận động, hỗ trợ hội viên làm kinh tế hộ gia đình, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Từ đó, đóng góp nhiều hơn vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương. Trong thời gian tới, các cấp hội tiếp tục mở các lớp ĐTN ngắn hạn cho phụ nữ khu vực nông thôn, hướng đến những ngành nghề chị em có thể làm tại nhà, tại địa phương lúc nông nhàn. Tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên phát triển kinh tế hộ gia đình bằng nhiều hình thức như: mở rộng các loại hình kinh doanh dịch vụ, sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất... Bên cạnh đó, chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đấu mối với trung tâm dạy nghề tại địa phương, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông mở các lớp dạy nghề cho chị em. Sau khi đào tạo sẽ thành lập các mô hình, tổ hợp tác, HTX để duy trì bền vững đầu ra.

Bài, ảnh: Trường Giang

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.

Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

LNV - Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó Làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

LNV - Giữa lòng thành phố tấp nập, những dòng nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh,... vẫn tồn tại len lỏi và vang vọng như một phần nghệ thuật không thể thiếu của mảnh đất trải qua hơn 300 năm lịch sử. Đó là câu chuyện về xưởng chế tác đàn thủ công của ông Huỳnh Văn Sắn, một người thợ đã gắn bó với công việc “thổi hồn” vào từng thớ gỗ, dây đàn truyền thống suốt gần 20 năm.
Nghề làm dưa bồn bồn

Nghề làm dưa bồn bồn

LNV - Chế biến dưa bồn bồn là nghề truyền thống ở Cà Mau, nghề rất phổ biến tại xứ Mũi. Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.
Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

LNV - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nón theo chân các bà, các mẹ, các chị em lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất. Nón không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Tày.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

LNV - Tối 11/4, Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2025 với chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã khai mạc. Sự kiện do Sở Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

LNV - 11 làng nghề truyền thống, hơn 400 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng tỷ lệ vi phạm gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay gần như bằng 0. Từ khi triển khai mô hình làng nghề xanh - sạch - đẹp, từng con ngõ, từng bãi tập kết rác, từng hầm xử lý nước thải đều được người dân tự quản chặt chẽ. Làng nghề không chỉ làm ra sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà đang đặt ra cả những chuẩn mực mới cho mục tiêu phát triển bền vững.
Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Chổi đót của Làng nghề bó chổi Mỹ Thành, thôn Mỹ Thành, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo và lành nghề của chính người dân địa phương. Những năm gần đây, sản phẩm chổi đót được tiêu thụ mạnh trong tỉnh Phú Yên và một số tỉnh khác trên cả nước.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh những cá nhân và dòng họ có đóng góp xuất sắc trong việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của dân tộc.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắm thơm ngon, nhẹ nhàng và ấm áp.
100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

LNV - Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam long trọng tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu, trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025", chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

LNV - Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), khi ra trường, Phạm Văn Bình (SN 1987, ở thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã dễ dàng tìm được công việc ổn định tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, chứng kiến cơ sở nước mắm hơn 40 năm của gia đình đang gặp khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, anh Bình đã ấp ủ ý định phục hồi và phát triển nghề truyền thống.
“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

LNV - Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 533047 cho NHCN “Lát Càng Long”.
Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên vẫn tồn tại và phát triển bền vững, góp phần đưa xã Hòa Phong đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất năm 2024.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan

Ngày 1/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan (TP Seoul, Hàn Quốc) do bà Park Heeyoung, Quận trưởng quận Yongsan làm Trưởng đoàn.
Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà

LNV - Mang theo những kiến thức và kinh nghiệm sau thời gian làm việc tại Nhật Bản, anh Phan Phúc Thiện (xã Bình Quới, Châu Thành, Long An) đã mạnh dạn đầu tư mô hình trồng thanh long trong nhà lưới kết hợp công nghệ tưới tự động, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Trị đã chứng minh một chân lý rõ ràng: khi người dân thực sự trở thành chủ thể, mọi thay đổi đều trở nên bền vững. Từ những vùng đất khó, diện mạo nông thôn khởi sắc từng ngày nhờ sự chung tay, đồng lòng và tinh thần chủ động của chính những người nông dân.
Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định tổ chức chương trình Chợ Nhân ái 0 đồng, phục cho 200 bà con là hộ nhèo, cận nghèo, khó khăn, với gần 30 mặt hàng như gạo, mì tôm, các loại nhu yếu phẩm, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ bà con phần nào khó khăn
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Giao diện di động