Hà Nội: 33°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Phú Xuyên - Đất làng nghề, tri ân đáp nghĩa

LNV - Giữa những ngày tháng bảy một nhóm nhà thơ, nhà văn chúng tôi kết hợp cùng đoàn Cựu chiến binh tỉnh Bắc Ninh (trong đó có những người bị địch bắt tù đầy nơi Côn Đảo) đã hành hương về Phú Xuyên – Hà Nội thăm Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy, một địa chỉ đỏ nơi vùng quê chiêm trũng.
Phú Xuyên, Hà Nội được biết đến là "đất trăm nghề" với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng. Các làng nghề tiêu biểu có thể kể đến như: làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ, nghề đan cỏ tế Phú Túc, nghề may Vân Từ, nghề da giày Phú Yên và nghề mộc Chanh Thôn. ….

Người dân nơi đây không những giỏi tay nghề, say mê lao động sản xuất mà còn có truyền thống cách mạng hào hùng. Thật bất ngờ và xúc động khi chúng tôi đặt chân đến một địa chỉ đỏ “Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy” vào đúng dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7. Tại thôn Nam Quất, xã Nam triều, TP Hà Nội.

Một góc trưng bày của bảo tàng gồm nhiều hiện vật là những kỷ vật vô giá
Một góc trưng bày của bảo tàng gồm nhiều hiện vật là những kỷ vật vô giá

Đón đoàn chúng tôi ngay từ cổng là ông Lâm Văn Bảng, Giám đốc bảo tàng cùng các cộng sự của ông. Một cựu chiến binh, một chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy ở nhà tù Phú Quốc. Mặc dù đã ngoài 80 nhưng ông Bảng còn nhanh nhẹ tháo vát. Bản thân là người lính trải qua nhiều năm binh lửa, bị bắt rồi bị tù đày.

Ông Bảng kể lại: Khi chứng kiến nhiều cảnh đau thương của người dân và đồng đội bị giam cầm, tra tấn và hy sinh đã găm sâu vào kí ức của ông, thành những nỗi ám ảnh, nỗi đau không bao giờ nguôi. Từ những day dứt ấy ông nung nấu quyết tâm phải làm gì đó để tưởng nhớ, tri ân những người đồng đội đã hy sinh vì hòa bình thống nhất đất nước.

Với tâm huyết ấy cùng sự đồng hành của một số đồng đội Bảo tàng đã ra đời.

Một bảo tàng đặc biệt với 4 “tự”. “Tự nguyện, tự giác, tự quản, tự chịu trách nhiệm”. Bảo tàng rộng hơn 2.000 m², với gần 4.000 hiện vật. Thật đánh nể phục với một thương binh tuổi đã qua bát thập, dám nghĩ, dám làm, dám bỏ ra hàng nghìn m² đất để làm bảo tang khi mà đất đang đắt đỏ, “Tấc đất tấc vàng”…

Cảnh tra tấn tù nhân tại nhà tù Phú Quốc được tái hiện tại Bảo tàng Chiến sỹ  cách mạng bị địch bắt tù đày
Cảnh tra tấn tù nhân tại nhà tù Phú Quốc được tái hiện tại Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày

Ông Bảng cho biết: Mỗi kỷ vật được lưu giữ nơi đây đều mang trong mình những câu chuyện để kể lại cho hậu thế về chiến tranh đã qua, về những mất mát đau thương, về máu xương mà thế hệ cha anh đã đổ để đánh đổi cho nền độc lập, thống nhất nước nhà. Nhưng để có được hiện vật đó trong phòng trưng bày bảo tàng lại là những việc không hề đơn giản. Ông Bảng cho biết tiếp: Có những hiện vật ông phải cất công đi lại nhiều lần mới có được.

Đó là lá cờ Đảng chỉ nhỏ bằng bao thuốc lá do người bạn tù Phú Quốc tự thêu trong khi bị giam giữ. Đây là kỷ vật nuôi dưỡng niềm tin để những người tù Phú Quốc bền gan vững chí, kiên cường đấu tranh với kẻ thù. Lá cờ là minh chứng cho lòng trung thành với Đảng, dưới lá cờ này họ đã làm lễ kết nạp đảng viên cho nhiều đồng chí. Lá cờ đã được những người tù chuyền tay nhau giữ suốt nhiều năm và cuối cùng đã được đồng chí Nguyễn Văn Dư ở Hồng Dương, Thanh Oai, Hà Nội giữ. Mỗi lần địch lục soát, ông Dư lại cuốn nhỏ lá cờ vào túi ni lông, dùng dây chỉ buộc vào răng thả vào cuống họng cho trôi xuống dạ dày, lúc an toàn lá cờ lại được kéo ra treo ngay ngắn trên tường để động viên nhắc nhở và củng cố quyết tâm đấu tranh của các chiến sĩ trong tù. Để có được lá cờ trưng bày trong bảo tàng ông Bảng phải đạp xe hàng trăm cây số đến nhà ông Dư mới thuyết phục được ông trao lại lá cờ.

Trong số các hiện vật tìm về còn biết bao mồ hôi, công sức của các cộng sự. Trong số đó có công của ông Chu Hữu Ngọc. đó là quyển sổ ghi chép nghị quyết, học tập chính trị của những chiến sĩ cách mạng trong tù. Cuốn sổ chỉ nhỏ bằng 2 đầu ngón tay do gia đình ông Nguyễn Trung Màu, một cựu tù Phú Quốc đang giữ là chuyến đi gặp nhiều trắc trở. Lần đầu ông lên thì người chồng đồng ý, nhưng người vợ lại không. Lần thứ hai cả hai vợ chồng đồng ý nhưng người con lại không chịu. Lần thứ ba khi cả gia đình đồng ý thì ông trưởng họ lại tuyên bố: Đây là vật quý phải giữ lại. Thế là ông Ngọc đành ra về. Phải đến lần thứ tư ông mới mang được cuốn sổ về phòng trưng bày như hiện nay….

Những hiện vật vô giá được các cựu chiến binh, những cựu tù Phú Quốc  tặng lại cho bảo tàng
Những hiện vật vô giá được các cựu chiến binh, những cựu tù Phú Quốc tặng lại cho bảo tàng

Còn bao khó khăn, vất vả khác mà ông Bảng, ông Ngọc và những người tâm huyết đã trải qua để thắp sáng lên tình yêu tổ quốc cho thế hệ hôm nay và mai sau.

“Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày ở Phú Xuyên trở thành điểm đến của quý khách thập phương và tri ân các anh hùng liệt sĩ, là trường học về giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.”

Nhân dịp kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/07/2025 cầu mong các anh hùng thương binh liệt sĩ trường tồn, sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đời đời ghi nhớ công ơn của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày đã cống hiến hi sinh vì tự do độc lập và hạnh phúc của nhân dân.

Thu Sang

Tin liên quan

Tin mới hơn

Chiếu cói làng Vũ Hạ và khát vọng nghĩa tình

Chiếu cói làng Vũ Hạ và khát vọng nghĩa tình

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống của dân tộc, mà còn gửi gắm những thông điệp nghĩa tình, phản ánh tâm tư, tình cảm và khát vọng hạnh phúc bình dị của người Việt Nam.

Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Viết Thạnh gìn giữ và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Viết Thạnh gìn giữ và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ

LNV - Chúng tôi đến thăm làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng, Hà Nội ngay sau khi cả nước vận hành hoạt động bộ máy chính quyền địa phương hai cấp. Không khí tưng bừng cờ hoa khẩu hiệu, thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025- 2030 trên các trục đường giao thông, nơi trụ sở làm việc của xã mới càng làm cho khung cảnh làng nghề nơi đây thêm tươi đẹp, sinh động.
Một ngày ghé thăm làng bánh đa Dụ Đại

Một ngày ghé thăm làng bánh đa Dụ Đại

LNV - Nằm ở xã Quỳnh An, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), làng Dụ Đại được biết đến là một trong những địa phương duy trì nghề làm bánh đa truyền thống hàng chục năm qua.
Rạng danh phường đúc đồng

Rạng danh phường đúc đồng

LNV - Đời nối đời, tiền nhân truyền lại cho hậu thế hơn 400 năm những giọt đồng đỏ au trong lửa rực, để rồi lớp hậu nhân không chỉ giữ được cơ nghiệp trăm năm, mà còn làm rạng danh cho xứ sở.
Nghề dệt lanh của người Mông trên Cao nguyên đá

Nghề dệt lanh của người Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Người Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn có đời sống văn hóa đặc sắc, lâu đời với nhiều nghề truyền thống được gìn giữ qua hàng trăm năm. Nếu như cây khèn là biểu tượng cho sự tài hoa, bản lĩnh của đàn ông người Mông, thì kỹ năng se lanh, dệt vải thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ.
Giữ lửa làng nghề đúc đồng Lộng Thượng

Giữ lửa làng nghề đúc đồng Lộng Thượng

LNV - Làng Lộng Thượng, xã Đại Đồng (làng Rồng) nổi tiếng là cái nôi của nghề đúc đồng ở tỉnh Hưng Yên. Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, làng nghề vẫn bền bỉ tồn tại, chắt chiu tinh hoa từ bàn tay người thợ thổi hồn vào từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, góp phần khẳng định thương hiệu đồ đồng Lộng Thượng trên bản đồ làng nghề Việt.
Làng Gốm Chăm Bình Đức: Nơi Lưu Giữ Hồn Cốt Văn Hóa Chăm

Làng Gốm Chăm Bình Đức: Nơi Lưu Giữ Hồn Cốt Văn Hóa Chăm

LNV - Nằm lặng lẽ ở vùng đất Bình Đức, tỉnh Bình Thuận, làng gốm Chăm Bình Đức – hay còn gọi thân thuộc là gốm Gọ – không chỉ là một làng nghề truyền thống, mà còn là nơi lắng đọng linh hồn văn hóa của cộng đồng người Chăm qua hàng trăm năm. Đây là nơi những đôi bàn tay khéo léo, đầy kiên nhẫn của các nghệ nhân đã và đang gìn giữ một di sản sống động, vừa là kế sinh nhai, vừa là biểu hiện của bản sắc dân tộc Chăm bền bỉ trước thời gian.
Chùa gốm sứ độc đáo bậc nhất Việt Nam bên làng nghề nghìn năm tuổi: Vừa đẹp lạ, vừa linh thiêng kỳ bí

Chùa gốm sứ độc đáo bậc nhất Việt Nam bên làng nghề nghìn năm tuổi: Vừa đẹp lạ, vừa linh thiêng kỳ bí

LNV - Chùa gốm sứ độc đáo bậc nhất Việt Nam, nằm bên làng nghề nghìn năm tuổi, vừa đẹp lạ, vừa linh thiêng kỳ bí, thu hút du khách khám phá văn hóa cổ xưa.
Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An

LNV - Ở bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An), cộng đồng người Thái đang cùng nhau phát triển nghề dệt thổ cẩm đã có lịch sử lâu đời. Bằng tình yêu nghề và đôi bàn tay khéo léo, họ âm thầm đánh thức khung cửi, giữ màu cho nghề dệt truyền thống của người Thái trên mảnh đất này.
Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

LNV - Các làng nghề nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh hút khách du lịch nhờ hương vị đậm đà, quy trình chế biến thủ công và trải nghiệm văn hóa độc đáo ven biển.
Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

LNV - Vùng Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều năm qua, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống dần dần chuyển sang nghề khác, chủ yếu là thương mại - dịch vụ.
Chả cá Lã Vọng -  đặc sản đất Hà thành

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành

LNV - Chả cá Lã Vọng - một món ẩm thực đặc trưng của Hà Nội. Miếng chả cá vàng ruộm, thơm lừng ăn kèm húng láng, thìa là, rau mùi cùng ớt tươi và mắm tôm - những thứ gia vị độc đáo chỉ có ở món này.
Nghề làm bún Đa Mai

Nghề làm bún Đa Mai

LNV - Trong khi nhiều làng nghề thủ công truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một bởi khó khăn về đầu ra sản phẩm thì nghề làm bún tại phường Đa Mai, Bắc Giang (nay là Bắc Ninh) lại ngày càng phát triển, tạo thu nhập ổn định và đem lại cuộc sống khấm khá cho nhiều hộ dân.
Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

LNV - Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ nằm tại xã Phú Tân, tỉnh An Giang (mới), có lịch sử hàng trăm năm. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ và kế thừa, nghề làm bánh phồng không chỉ là sinh kế của người dân địa phương mà còn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng, góp phần giữ gìn bản sắc làng nghề xưa.
Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

LNV - Làng nghề gốm Gia Thuỷ được hình thành và phát triển đến nay hơn 60 năm, trong suốt ngần ấy thời gian, gốm Gia Thuỷ đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật thủ công đặc sắc được hình thành từ đất.
Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

LNV - Vừa là vùng trồng nhãn lớn nhất tỉnh, vừa lưu giữ nhiều giống nhãn cổ quý, xã Tân Hưng đang trở thành điểm sáng trong phát triển nông nghiệp đặc sản.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khai mạc triển lãm “Phát triển Hoàn Kiếm số - Văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc”

Khai mạc triển lãm “Phát triển Hoàn Kiếm số - Văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc”

LNV - Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Hoàn Kiếm lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, sáng 23-7, phường Hoàn Kiếm đã khai mạc triển lãm “Phát triển Hoàn Kiếm số - Văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc".
Chiếu cói làng Vũ Hạ và khát vọng nghĩa tình

Chiếu cói làng Vũ Hạ và khát vọng nghĩa tình

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống của dân tộc, mà còn gửi gắm những thông điệp nghĩa tình, phản ánh tâm tư, tình cảm và khát vọng hạnh phúc bình dị của người Việt Nam.
Nghiệm thu đề án “Đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất rượu sâm nam núi Dành”

Nghiệm thu đề án “Đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất rượu sâm nam núi Dành”

LNV - Vừa qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương Bắc Giang, nay là Bắc Ninh) phối hợp với đơn vị chức năng địa phương đã nghiệm thu hoàn thành đề án “Đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất rượu sâm nam núi Dành” của Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh Hương Việt, thực hiện tại xã Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cũ.
Phú Xuyên - Đất làng nghề, tri ân đáp nghĩa

Phú Xuyên - Đất làng nghề, tri ân đáp nghĩa

LNV - Giữa những ngày tháng bảy một nhóm nhà thơ, nhà văn chúng tôi kết hợp cùng đoàn Cựu chiến binh tỉnh Bắc Ninh (trong đó có những người bị địch bắt tù đầy nơi Côn Đảo) đã hành hương về Phú Xuyên – Hà Nội thăm Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy, một địa chỉ đỏ nơi vùng quê chiêm trũng.
Phường Phú Thượng (Hà Nội): Phát triển kinh tế tư nhân từ các làng nghề

Phường Phú Thượng (Hà Nội): Phát triển kinh tế tư nhân từ các làng nghề

LNV - Ngày 17/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trận Tổ quốc Việt Nam phường Phú Thượng phường Phú Thượng (Hà Nội) tổ chức hội nghị tham gia góp ý Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ phường lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Giao diện di động