Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku là động lực chiến lược cho liên kết vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên
Với tổng chiều dài 125km, tổng mức đầu tư khoảng 43.734 tỷ đồng, tuyến cao tốc này được xác định là dự án trọng điểm quốc gia, trong đó công tác giải phóng mặt bằng đang được tỉnh Gia Lai xem là khâu then chốt để đảm bảo tiến độ triển khai từ năm 2025 đến 2029. Tỉnh ủy Gia Lai đã có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh, trong đó có dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku do Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Quốc Dũng làm Trưởng ban.
Cơ hội phát triển kinh tế, logistics và du lịch vùng
Dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có điểm đầu tại QL.19B thuộc địa phận phường An Nhơn Bắc và điểm cuối tại đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận phường Hội Phú. Tuyến đường gồm 4 làn xe, 8 nút giao thông, 3 hầm xuyên đèo An Khê và Mang Yang cùng 74 công trình cầu, đánh dấu bước tiến lớn trong hạ tầng giao thông vùng.
![]() |
Tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku dài 125km. |
Theo Nghị quyết 219/2025/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 27/6/2025, dự án không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, mà còn là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, tăng cường kết nối hành lang Đông - Tây, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch và bảo đảm quốc phòng – an ninh.
Sau khi sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai để thành lập tỉnh Gia Lai mới, vai trò chiến lược của tuyến cao tốc càng trở nên rõ nét. Đây sẽ là “cầu nối” giữa biển và rừng, giữa cảng biển Quy Nhơn với vùng nguyên liệu rộng lớn của Tây Nguyên, tạo tiền đề quan trọng để phát triển dịch vụ logistics, vận tải biển và công nghiệp chế biến sâu.
Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku cũng sẽ giải quyết căn cơ bài toán logistics cho vùng Tây Nguyên, nơi đang có nguồn nguyên liệu nông sản quy mô lớn như cà phê, hồ tiêu, cao su, mì... với tổng sản lượng xuất khẩu lên đến hàng triệu tấn mỗi năm. Việc kết nối nhanh chóng với cảng biển và sân bay tại Quy Nhơn sẽ giúp rút ngắn chuỗi vận chuyển, tiết giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa địa phương.
Ngoài ra, cao tốc Quy Nhơn – Pleiku còn mở ra khả năng phát triển du lịch liên vùng giữa biển – rừng, tạo điều kiện kết nối nhanh chóng các trung tâm du lịch như Quy Nhơn, Tây Sơn, Mang Den, Biển Hồ, Kon Ka Kinh… từ đó phát triển các tuyến du lịch ngắn ngày, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với trải nghiệm thiên nhiên.
Lãnh đạo tỉnh Gia Lai trực tiếp chỉ đạo dự án
Xác định tầm quan trọng của việc giải phóng mặt bằng đối với tiến độ thi công, chiều 25/7/2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tự Công Hoàng đã chủ trì cuộc họp kiểm tra tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại xã Mang Yang và các địa phương có tuyến đường đi qua.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tự Công Hoàng chỉ đạo về công tác giải phóng mặt bằng. |
Theo ông Nguyễn Tự Công Hoàng, để triển khai tốt công tác giải phóng mặt bằng, mỗi xã, phường cần nhanh chóng thành lập hội đồng bồi thường, khẩn trương rà soát, xác định giá đất cụ thể sát thực tế nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân. Việc quy hoạch lại quỹ đất tái định cư cũng cần sớm hoàn thiện, trên cơ sở kế thừa và điều chỉnh các quy hoạch trước khi sáp nhập hành chính.
“Công tác tuyên truyền, vận động cần đi trước một bước để tạo sự đồng thuận trong dân. Tất cả vướng mắc về pháp lý, đền bù hay hạ tầng phải được giải quyết sớm, nhằm không để dự án bị chậm tiến độ”, Phó Chủ tịch Nguyễn Tự Công Hoàng nhấn mạnh.
Qua báo cáo, trên địa bàn Gia Lai (cũ) có hơn 221 hộ dân bị ảnh hưởng nhà cửa, công trình cần bố trí tái định cư. Dự kiến diện tích đất cần thu hồi trên toàn tuyến khoảng 942 ha, trong đó có gần 190 ha đất lúa, 257 ha đất rừng và hơn 494 ha đất khác.
![]() |
Quang cảnh cuộc họp kiểm tra tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại xã Mang Yang. |
Xác định đây là một trong hai dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia đi qua địa bàn, Tỉnh ủy Gia Lai đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm do Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Quốc Dũng làm Trưởng ban. Ban có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra tiến độ, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; đồng thời chỉ đạo chặt chẽ công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và đảm bảo chất lượng, tiến độ toàn diện của dự án.
Cùng sự tham gia của các Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành và các địa phương liên quan, Ban chỉ đạo là đầu mối quan trọng bảo đảm sự phối hợp xuyên suốt, nhanh chóng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình triển khai dự án.
Với sự đồng thuận cao từ Trung ương, quyết tâm chính trị của tỉnh Gia Lai cùng sự chỉ đạo sát sao của Bí thư Tỉnh ủy – Trưởng ban chỉ đạo dự án, công trình cao tốc Quy Nhơn – Pleiku đang được thúc đẩy khẩn trương, toàn diện. Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng, yếu tố then chốt quyết định thành công của dự án đang được lãnh đạo tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt, với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ tiến độ”.
Không chỉ là dự án hạ tầng giao thông, tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku còn là biểu tượng của sự kết nối, của khát vọng phát triển bền vững và thịnh vượng cho cả vùng Nam Trung Bộ – Tây Nguyên. Đó cũng là lời cam kết mạnh mẽ của tỉnh Gia Lai trong hành trình kiến tạo diện mạo mới cho vùng đất hội tụ giữa rừng xanh và biển cả.
Tin liên quan

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 | 04/07/2025 Kinh tế

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Biểu tượng văn hoá Tây Nguyên giữa lòng Thành Phố
09:50 | 30/05/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên Mông”
10:13 | 28/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Thủ tướng yêu cầu "thần tốc" xây dựng 100 trường nội trú tại xã biên giới
09:56 | 28/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Nhận diện văn hóa trong không gian số”: Hành trình kiến tạo bản sắc dân tộc trong kỷ nguyên số
09:47 | 28/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku là động lực chiến lược cho liên kết vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên
09:46 | 28/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Chiếc nồi hông thơm thảo tình làng
14:59 | 25/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai: Xây dựng trường bán trú cho học sinh 7 xã biên giới vì tương lai trẻ em vùng biên
09:05 | 21/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành
08:47 | 18/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật Mưa đỏ: Tri ân từ khuôn hình
19:13 | 17/07/2025 Văn hóa - Xã hội

"Việt Nam Bách Nghệ" tái hiện các làng nghề thủ công truyền thống Việt
13:45 | 17/07/2025 Văn hóa - Xã hội

9 Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO vinh danh
15:01 | 15/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên Mông”
10:13 Văn hóa - Xã hội

Giữ nghề xưa nơi làng quê Vĩnh Thuận
10:13 Làng nghề, nghệ nhân

Lúa đặc sản trên cánh đồng Buôn Choáh
10:06 Khuyến nông

Hà Nội tăng cường lấy mẫu, kiểm nghiệm đánh giá chất lượng thực phẩm
10:04 Sức khỏe - Đời sống

Thủ tướng yêu cầu "thần tốc" xây dựng 100 trường nội trú tại xã biên giới
09:56 Văn hóa - Xã hội