Thanh Hóa: Chuyện về xây dựng sản phẩm OCOP lúa nếp Cay Nọi ở xã Quang Chiểu

LNV - Lúa nếp Cay Nọi được người dân xã Quang Chiểu (Mường Lát, Thanh Hóa) trồng từ nhiều đời nay. Nhờ chất đất, khí hậu cùng kinh nghiệm chăm sóc của bà con, lúa có vị thơm đặc trưng, hạt căng tròn, trắng mẩy, thơm dẻo. Sản phẩm thường được dùng để đồ xôi, nấu chè, làm bánh... Năm 2021, sản phẩm lúa nếp Cay Nọi đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao đầu tiêu của huyện Mường Lát. Đây là lợi thế để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân xã Quang Chiểu phát huy thế mạnh trong xây dựng nông thôn mới.
Giống lúa nếp Cay Nọi có nguồn gốc từ Lào, được du nhập vào huyện Mường Lát từ những thập niên 80 của thế kỷ trước. Thời ấy, Nhân dân địa phương đang còn túng thiếu, nhiều hộ gia đình còn thiếu ăn khi mùa giáp hạt đến, bởi vậy đã được Nhân dân nước bạn Lào hỗ trợ lúa giống. Từ đó, Cay Nọi được gìn giữ và phát triển trên vùng đất Quang Chiểu như một loại nếp quý do phù hợp khí hậu và thổ nhưỡng.

Toàn xã Quang Chiểu hiện có hơn 400 ha đất nông nghiệp, thì đã có khoảng 300 ha trồng lúa nếp Cay Nọi. Cây lúa nếp Cay Nọi được trồng 1 vụ duy nhất trong năm. Từ độ tháng 6 bắt đầu gieo mạ và cấy ở chân ruộng bậc thang thấp, cho đến cuối tháng 10, đầu tháng 11 thì thu hoạch.


Dự án Xây dựng mô hình phát triển sản xuất sản phẩm OCOP lúa Nếp Cay Nọi, tại bản Pùng, xã Quang Chiểu do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai thực hiện.


Giống lúa nếp Cay Nọi có điểm đặc biệt là thời gian từ khi gieo cấy đến khi thu hoạch kéo dài 5 tháng. Thời gian từ khi gieo mạ đến khi đưa đi cấy cũng kéo dài tận 30 ngày, trong khi đó các giống lúa thông thường chỉ gieo mạ dưới 25 ngày. Bởi theo lý giải của người dân, mạ càng già cây lúa sẽ càng cứng cáp, lúa chắc hạt, càng dẻo, càng thơm. Cây lúa nếp Cay Nọi còn có đặc điểm cao hơn 1m, thân cứng, đặc biệt phù hợp với đồng đất bản Pùng, trồng ở nơi khác không hiệu quả bằng.

Dẫn chúng tôi thăm cánh đồng lúa nếp chuẩn bị đến ngày thu hoạch tại bản Pùng, bà Lương Thị Nồng, chủ nhiệm HTX nông lâm Chung Thành chia sẻ: Giống nếp Cay Nọi của địa phương được lưu giữ và phát triển từ thời xa xưa để lại, khi đến mùa thu hoạch vỏ hạt lúa có màu nâu đỏ, hạt gạo trắng mẩy, khi đồ lên có mùi thơm, dẻo hơn khi ăn nóng. Để làm ra sản phẩm lúa nếp đạt chuẩn, quy trình sản xuất lúa bao gồm 3 công đoạn chính là chọn giống, chăm sóc và đóng gói sản phẩm; trong đó, khâu quan trọng nhất là chọn giống lúa. Giống được chọn ngay tại ruộng, chọn bông lúa dé dài, có hạt mẩy đều, gọn bông, không chọn dé dưới để bảo đảm chất lượng gạo. Sau đó, giống lúa được mang đi phơi nắng trên giàn cách ly đến khi nào hạt có màu trắng đục là đạt chuẩn.

Nói về năng suất, hiệu quả của giống lúa nếp Cay Nọi, chị Nồng hồ hởi: Trước đây, bà con thường cấy dày, bón nhiều đạm nên cây lúa hay bị sâu đục thân, khô vằn và dễ đổ khi gặp mưa bão ảnh hưởng đến năng suất. Từ khi được HTX hướng dẫn sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật đã khắc phục được những hạn chế trên.

Mặc dù có giá trị cao nhưng nhiều năm qua, người nông dân thu hoạch thường bị tư thương ép giá. Chính vì vậy, HTX nông lâm Chung Thành, xã Quang Chiểu (Mường Lát) đã thành lập để làm cầu nối cho gạo Cay Nọi đến với thị trường trong và ngoài tỉnh. HTX liên kết với 31 hộ dân trên địa bàn xã Quang Chiểu, sản xuất gạo Cay Nọi theo Chương trình OCOP. Các hộ dân sẽ được HTX hỗ trợ kỹ thuật, phân bón và giúp tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định. Đây chính là điều kiện để bà con yên tâm phát triển giống lúa gạo đặc sản này.


Xác định OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Vì vậy huyện Mường Lát nỗ lực xây dựng một số sản phẩm có lợi thế của địa phương trở thành sản phẩm OCOP, trong đó lúa nếp Cay Nọi là sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện vào năm 2021. Năm 2022, UBND huyện Mường Lát, giao cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, triển khai dự án: “Xây dựng mô hình phát triển sản xuất sản phẩm OCOP lúa Nếp Cay Nọi” tại bản Pùng, xã Quang Chiểu quy mô 50 ha với 220 hộ tham gia, thời gian thực hiện 5 tháng/vụ mùa năm 2022.

Ông Nguyễn Văn Biện, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mường Lát, cho biết: Hiện nay chúng tôi đang tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP làm cơ sở để chứng minh với các đơn vị quản lý, tổ chức chứng nhận và khách hàng khi sử dụng sản phẩm gạo Cay Nọi. Các hộ tham gia dự án sẽ được tập huấn chuyển giao các quy trình kỹ thuật gieo trồng lúa, quy trình thâm canh, áp dụng thực hành nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, đặc biệt là 100% người lao động tham gia dự án đều được học lớp quản lý dịch hại tổng hợp IPM để hạn chế thấp nhất việc dùng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lúa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, các hộ phải cam kết thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật của mô hình.

Do tuân thủ các quy trình về kỹ thuật, nên năng suất lúa bình quân vụ mùa năm 2022 ước đạt trên 45 tạ/ha; dự kiến sau khi trừ chi phí thực hiện mô hình dự án, lợi nhuận thu về khoảng trên 42 triệu đồng/ha/vụ; các hộ tham gia mô hình sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được trên 2 triệu đồng/vụ/1 sào (500m2).

Dự án Xây dựng mô hình phát triển sản xuất sản phẩm OCOP lúa Nếp Cay Nọi, tại bản Pùng, xã Quang Chiểu là phù hợp với nguyện vọng của Nhân dân, từng bước chuyển giao và nhân rộng diện tích gieo trồng trên địa bàn. Góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu bền vững cho người dân địa phương. Thành công từ mô hình sản phẩm OCOP lúa Nếp Cay Nọi, tạo ra một dự án mang tính đột phá trong sản xuất nông nghiệp của huyện Mường Lát, từ chuỗi liên kết sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm...

Bài, ảnh: Trần Hằng

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP

Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP

OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao

Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao

OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024, tỉnh Lào Cai có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao.
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

LNV - Năm 2024, TP. Thái Nguyên có 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, ở 4 nhóm, gồm: Thực phẩm tươi sống; thực phẩm thô, sơ chế; thực phẩm chế biến và chè.
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định

TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định

OVN - Khu phức hợp giải trí – du lịch – thương mại TOCEPO tọa lạc tại số 224 đường Đống Đa, TP Quy Nhơn là điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan mua sắm.
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên

Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên

OVN - Trải qua nhiều năm tháng, nghề nấu rượu mang thương hiệu Quán Đế vẫn được người dân tại xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với những nét đặc trưng riêng biệt vốn có.

Tin khác

Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch

Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch

OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP

Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP

OVN - Năm ngoái, lần đầu tiên TP.HCM tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP thành công ngoài mong đợi. Năm nay, Thành phố tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 với quy mô lớn hơn.
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

OVN - Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

LNV - Thông qua Chương trình OCOP, nhiều địa phương trên địa bàn thị xã An Nhơn quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống.
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP

Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP

LNV - Từ năm 2021 đến nay, UBND tỉnh Quảng Bình đã ưu tiên bố trí nguồn vốn 11,7 tỷ đồng để triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao

Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Sáng 22-10, UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam

Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam

LNV - Ngày 27/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì, phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) tổ chức Lễ biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam (Industrie 4.0 Awards) lần thứ ba, năm 2024. Tại Chương trình, HTX trà an toàn Phú Đô vinh dự được biểu dương TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam, với hạng mục: Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0.
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch

Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch

LNV - Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Thường Tín vừa phối hợp tổ chức khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo và và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Thường Tín (Hà Nội).
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Vừa qua, Hội đồng OCOP huyện Sơn Hòa đã tổ chức họp đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 1 năm 2024.
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

LNV - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang năm 2024 được tổ chức từ ngày 4- 5/10 tại Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, là một sự kiện quan trọng nhằm quảng bá nông sản và di sản văn hóa địa phương, hưởng ứng “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.”
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm đặc trưng OCOP và bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ mở rộng sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện Chương trình OCOP.
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các làng nghề, nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, từng bước nâng vị thế, giá trị sản phẩm.
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

LNV - Tổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện NQ18 làm cơ sở báo cáo TW có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
Tuyên Quang: Khuyến công đồng hành cùng cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Tuyên Quang: Khuyến công đồng hành cùng cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

LNV -Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đồng hành với các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trong quá trình chuyển đổi số. Đồng thời đề nghị các cơ quan nghiên cứu bổ sung nội dung khuyến công hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn nghiên cứu phát triển, áp dụng các giải pháp thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khuyến công Lâm Đồng: Phối hợp với doanh nghiệp hoàn thành đề án đúng tiến độ

LNV - Năm 2024, hoạt động khuyến công của tỉnh Lâm ngày càng đa dạng, nhiều hoạt động mới được triển khai thực hiện, phù hợp với nhu cầu của các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu

Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và lâu dài, chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc nên sau khi đạt xã NTM kiểu mẫu vào năm 2023, xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất (Hà Nội) tiếp tục nâng cao các tiêu chí, phấn đấu xây dựng NTM kiểu mẫu toàn diện.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh

LNV - Trường THCS Tiên Phong, Ba Vì, Hà Nội có 35 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 27 Đảng viên, làm nhiệm vụ quản lý giáo dục 586 học sinh ở 15 lớp gồm 4 khối, từ lớp 06 đến lớp 09. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, năm học vừa qua, chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường đã bám sát sự chỉ đạo của Sở giáo dục đào tạo Hà Nội, của UBND huyện và Phòng giáo dục đào tạo huyện Ba Vì; Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phát huy dân chủ, đoàn kết thống nhất trong nội bộ, thực hiện phương châm dạy thực chất, học thực chất, “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động