Tạo cơ hội vươn xa cho sản phẩm miến gạo Phúc Thịnh
Miến gạo Phúc Thịnh của cơ sở sản xuất Trịnh Đình Nhạc, xã Quý Lộc (Yên Định).
Được UBND xã Quý Lộc giới thiệu, chúng tôi đến tìm hiểu việc sản xuất miến gạo của gia đình anh Trịnh Đình Nhạc, thôn 6. Tranh thủ trời nắng, anh Nhạc và nhân công đang tấp nập phơi miến để chuẩn bị cho những đơn hàng đã ký. Anh Nhạc cho biết: Nghề làm miến gạo bắt nguồn từ huyện Thọ Xuân, du nhập về địa phương từ những năm 2000, hiện nay toàn xã có khoảng 15 hộ phát triển nghề. Nhận thấy miến gạo là sản phẩm dễ sử dụng, được người tiêu dùng lựa chọn; năm 2017, anh Nhạc đã đầu tư hệ thống máy làm miến tự động, áp dụng các quy trình sản xuất an toàn thực phẩm để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế từ nghề làm miến. Để “định danh” sản phẩm trên thị trường, cơ sở sản xuất đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu miến gạo Phúc Thịnh.
Tuy nhiên, khi bước vào sản xuất, gia đình anh Nhạc gặp không ít khó khăn. Ngoài việc tìm hiểu tài liệu qua phương tiện thông tin đại chúng, anh phải góp nhặt cách làm miến thực tế từ nhiều cơ sở sản xuất những nơi khác. Ban đầu, cơ sở của anh Nhạc chỉ sản xuất số lượng ít, từ 30 – 40 kg/ngày để cung cấp cho bạn bè, người thân và người dân quanh vùng. Sau thời gian vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng, đến nay, sản phẩm miến gạo của gia đình anh được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao về chất lượng.
Trao đổi với chúng tôi, anh Trịnh Đình Nhạc, rất đỗi tự hào khi nói về sản phẩm: Để có được sản phẩm chất lượng, quy trình sản xuất được tuân thủ khá khắt khe từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến các khâu sản xuất. Theo đó, khâu lựa chọn nguyên liệu được chuẩn bị từ khi gieo mạ, cấy và chỉ dùng loại lúa giống Q5 do người dân địa phương sản xuất và không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Gạo từ lúa Q5 được sản xuất vào vụ xuân luôn cho sợi miến ngon nhất. Khi gạo được xay thành bột, cho vào máy cán thành sợi, rồi ủ qua một đêm để miến dai ngon, khi nấu không bị nát. Miến sau khi cắt sẽ được phơi tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời ở dàn cao, tránh bị bụi bẩn bám vào, sau đó đóng gói cẩn thận và đưa đi tiêu thụ. Với quy trình sản xuất này, khách hàng hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm, không sợ miến để lâu bị hư hỏng.
Theo anh Trịnh Đình Nhạc, hiện sản phẩm miến gạo Phúc Thịnh của cơ sở đã có mặt tại nhiều cửa hàng thực phẩm sạch trong tỉnh và một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Hằng năm, cơ sở sản xuất và tiêu thụ khoảng 50 tấn miến, doanh thu khoảng 1,2 tỷ đồng, lợi nhuận 350 triệu đồng/năm.
Thời gian gần đây, khi các cơ quan của tỉnh thực hiện hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện cho các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nghề nông thôn tham gia các hội chợ, triển lãm và trưng bày thì sản phẩm miến gạo Phúc Thịnh càng có thêm cơ hội tiếp cận với khách hàng và thị trường mới. Do đó, anh Trịnh Đình Nhạc đã thực hiện chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất miến được chứng nhận an toàn thực phẩm cho 10 hộ trên địa bàn xã để nâng cao sản lượng miến gạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Mới đây, sản phẩm miến gạo Phúc Thịnh của cơ sở sản xuất Trịnh Đình Nhạc đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đánh giá sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao. Đồng thời, tham gia vào HTX OCOP Thanh Hóa để triển lãm, trưng bày, quảng bá nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Ông Trịnh Đình Khoa, Chủ tịch UBND xã Quý Lộc, chia sẻ: Miến gạo là sản phẩm công nghiệp nông thôn và là món ăn đặc trưng của vùng đất Quý Lộc. Với việc sản phẩm được công nhận giá trị, thương hiệu và tham gia vào những tổ chức uy tín sẽ tạo động lực, niềm tự hào giúp hộ sản xuất và các hộ dân nơi đây vươn lên giữ gìn và phát triển nghề làm miến. Cùng với việc tiếp tục quảng bá, giới thiệu sản phẩm, địa phương sẽ nghiên cứu để hỗ trợ người sản xuất mở rộng quy mô và phương án phát triển nghề làm miến.
Theo Lê Hòa
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 | 17/01/2025 OCOP
Làng lươn lớn nhất xứ Nghệ hối hả hoàn thành đơn hàng Tết
09:50 | 17/01/2025 OCOP
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 | 15/01/2025 OCOP
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết
14:56 | 14/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
14:23 | 13/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP
14:22 | 13/01/2025 OCOP
Tin khác
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
09:57 | 10/01/2025 OCOP
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
09:56 | 10/01/2025 OCOP
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
10:28 | 08/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
08:57 | 07/01/2025 OCOP
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh
08:53 | 07/01/2025 OCOP
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
08:52 | 07/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP
16:37 | 03/01/2025 OCOP
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 | 02/01/2025 OCOP
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh
09:55 | 02/01/2025 OCOP
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
14:10 | 31/12/2024 OCOP
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP
09:18 | 31/12/2024 OCOP
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao
15:00 | 30/12/2024 OCOP
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 | 26/12/2024 OCOP
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
20:30 | 26/12/2024 OCOP
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 | 25/12/2024 OCOP
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân