Sơn mài Bình Dương: Hướng phát triển nào cho các doanh nghiệp nhỏ, lẻ?
Trước sự phát triển và đô thị hóa của đất nước, những làng nghề truyền thống đang dần bị mai một. Làng nghề sơn mài lớn nhất ở Bình Dương, Tương Bình Hiệp cũng đã rơi vào tình trạng xuống dốc, người thì bỏ nghề, các cơ sở dần bị thu hẹp, có nguy cơ mai một. Bên cạnh đó, Bình Dương còn nhiều cơ sở, doanh nghiệp nhỏ, lẻ nằm rải rác trên địa bàn.
Vừa qua, phóng viên Thời báo Làng nghề Việt có cuộc gặp gỡ và trao đổi với anh Châu Hoàng Phú - chủ cơ sở sơn mài Hoàng Phú, TX. Thuận An (Bình Dương) về nghề sơn mài. Tuy chỉ là một cơ sở nhỏ với số lượng nhân công khoảng 10 người (ngày trước 40 - 50 người), không nổi tiếng như những cơ sở khác nhưng bao năm qua anh vẫn duy trì và phát triển nghề do cha mình truyền lại. Thuở bé, anh đã quanh quẩn bên những miếng gỗ, màu sơn, vỏ ốc, vỏ trứng,… nhìn thấy nhiều công đoạn, quá trình khác nhau để tạo nên một bức tranh, bình sơn mài hoàn chỉnh. Anh bị cuốn hút và đam mê nghề làm tranh sơn mài lúc nào không hay. Điểm đặc trưng của tranh sơn mài là các hình ảnh quen thuộc của cuộc sống thực tế: chân dung, phong cảnh làng quê bình dị, cây, cỏ, hoa lá… được tái hiện vào từng bức tranh, chiếc bình một các vô cùng sống động, độc đáo bởi những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Nói đến tính truyền thống trong tranh sơn mài không thể chỉ đề cập đến kỹ thuật chất liệu mà phải xem xét cả phong cách tạo hình và nội dung chủ đề. Vì nếu chất liệu có tốt đến đâu cũng sẽ trở nên vô hồn nếu thiếu bàn tay điêu luyện, tài năng, sự cảm nhận sâu sắc của người nghệ nhân, người họa sĩ vẽ. Họ không chỉ vẽ bằng mắt và tay mà vẽ bằng cả trái tim và cái đầu nữa…
Để hoàn thành một bức tranh, với việc xử lí nguyên liệu từ gỗ cho đến khâu cuối cùng phải trải qua 25 công đoạn, trong đó mỗi công đoạn đòi hỏi một kỹ thuật riêng, vừa tỉ mỉ lại công phu, có công đoạn phải làm đi làm lại 5, 6 lần mới đạt yêu cầu như hom, sơn lót… Để bảo đảm độ phẳng, bóng láng nghệ thuật người thợ phải gia công rất kỹ lưỡng các công đoạn, trung bình mỗi sản phẩm phải mất từ 3 đến 6 tháng mới đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Anh Phú chia sẻ: “Tranh sơn mài rất được thị trường nước ngoài ưa chuộng, cơ sở tôi trước kia nhận được rất nhiều đơn đặt hàng và xuất khẩu tranh sang thị trường các nước Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha… Những năm trở lại đây số lượng giảm đi rất nhiều thậm chí là không có. Mặt khác, cơ sở tôi còn phải cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài. Cho nên, hơn hai năm nay, tôi cố gắng tìm đường khác cho cơ sở mình bằng cách tham gia các hội chợ triển lãm để mong muốn quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình. Thậm chí phải chịu lỗ vì chi phí vận chuyển, thuê gian hàng, nhân công rất tốn kém mà thu lại chẳng được bao nhiêu.”
Anh Phú còn cho biết thêm “Tranh sơn mài được đầu tư kỹ lưỡng và mất rất nhiều thời gian, công sức nhưng số lượng tiêu thụ khá chậm, vì thị trường đầu ra ngày càng eo hẹp trong khi hàng tháng mình phải chi tiêu bao nhiêu là thứ: tiền nguyên liệu, lương nhân công, tiền thuế,… Thật sự, bản thân tôi đang rất cố gắng duy trì nghề truyền thống này nhưng tình trạng vẫn không khả quan hơn thì chắc gồng không nổi nữa. Tôi rất mong các cơ quan ban ngành các cấp có biện pháp, hướng hỗ trợ cho các cơ sở, doanh nghiệp nhỏ, lẻ như chúng tôi.”
Được biết, các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề truyền thống hiện nay hầu hết thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động riêng lẻ. Khó khăn lớn nhất trong việc duy trì sản xuất và phát triển là vấn đề về vốn và vấn đề tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm. Tâm tư hiện nay của các nghệ nhân làng nghề này là mong mỏi có những chính sách hỗ trợ của các cấp chính quyền để đưa sản phẩm làng nghề truyền thống cạnh tranh với sản phẩm cùng loại nước ngoài.
Và sẽ thật đáng buồn khi chúng ta phải chứng kiến thêm một nghề truyền thống đang dần bị mai một!
Bảo Quỳnh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 Đào tạo nghề

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao
11:16 Khuyến nông

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 Nông thôn mới