Sơn Động (Bắc Giang): Phát triển sản phẩm OCOP đặc trưng vùng cao
Tháng 11/2021, mật ong rừng Sơn Động của Hợp tác xã (HTX) Ong mật hữu cơ Sơn Động đạt OCOP 3 sao. Ông Nguyễn Đức Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX cho hay, sau khi được gắn “sao”, đầu ra cho sản phẩm thuận lợi hơn, nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến. HTX có hơn 5.500 đàn ong nội, nuôi ở những cánh rừng trên địa bàn các xã Tuấn Đạo, Yên Định, An Bá và thị trấn Tây Yên Tử cung cấp ra thị trường bình quân 70-75 tấn mật mỗi năm.
![]() |
Các chủ thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP của huyện Sơn Động tại TP Bắc Giang |
Ong nuôi theo hướng hữu cơ cho chất lượng mật ổn định, thơm ngon, bán được giá. Đến nay mật ong của HTX đã bán tại nhiều đại lý, cửa hàng tân dược ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Khánh Hòa. Nhờ vậy tạo thêm việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống cho hơn 40 hộ tham gia HTX. HTX Ong mật hữu cơ Sơn Động thành lập 2014 với 29 thành viên, đến nay đã tăng lên 44. Thu nhập của mỗi thành viên bình quân 3-5 triệu đồng/tháng, cá biệt có người thu 10 triệu đồng/tháng.
Tương tự, sau một thời gian hoàn thiện các điều kiện, trong đó có tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, liên kết sản xuất, xây dựng bao bì, mẫu mã, đầu năm 2024, Hương nến Bồng Am của HTX Ong mật hữu cơ Sơn Động đã được chứng nhận 3 sao. Hiện HTX liên kết với 6 hộ tham gia sản xuất, mỗi ngày làm ra hơn 10 vạn thẻ hương, tiêu thụ thuận lợi.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, các chủ thể sản xuất ngày càng quan tâm đến chương trình OCOP với số lượng sản phẩm đăng ký tham gia phân hạng tăng theo từng năm. Tuy vậy, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện vẫn chú trọng xét duyệt chặt chẽ, lựa chọn những mặt hàng thực sự chất lượng. Năm 2023 có 10 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng, trong đó 8 sản phẩm mới, 2 sản phẩm đánh giá lại. Kết quả chỉ có 7/10 sản phẩm được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.
Đợt 1 năm 2024 xét duyệt có 3 trong 4 sản phẩm đạt 3 sao. Như vậy đến nay, huyện có 18 sản phẩm đạt OCOP 3 sao thuộc các nhóm, ngành: Đồ uống có cồn, thực phẩm tươi sống, thực phẩm qua chế biến. Khi nông sản được gắn “sao”, tư duy sản xuất hàng hóa của người dân có sự thay đổi đáng kể. Các hộ sản xuất tăng cường liên kết, tạo nguồn cung ổn định; việc tiêu thụ thuận lợi, giá bán cao hơn. Ví như sản phẩm OCOP 3 sao nấm lim xanh của HTX Nấm lim xanh Sơn Động, xã Cẩm Đàn mang lại thu nhập cao cho thành viên, nông dân liên kết với HTX. Hiện giá bán trung bình từ 700-950 nghìn đồng/kg.
Hỗ trợ các chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP
Bám sát mục tiêu hướng đến của chương trình OCOP, thời gian qua, huyện Sơn Động đã ban hành các nghị quyết, kế hoạch tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, khuyến khích các chủ thể khai thác tiềm năng về đất đai, sản vật truyền thống của địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân vùng nông thôn. Huyện có chính sách hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/sản phẩm đạt OCOP 3 sao; 150 triệu đồng/sản phẩm 4 sao; Sản phẩm 5 sao được hỗ trợ tối đa không quá 250 triệu đồng/sản phẩm. 3 năm qua, ngân sách địa phương đã trợ lực cho các chủ thể hoàn thiện chu trình sản xuất, chế biến, đổi mới mẫu mã với tổng số tiền gần 1,8 tỷ đồng.
![]() |
Sản phẩm Mật ong rừng Sơn Động của HTX Ong mật hữu cơ Sơn Động. |
Từ đầu năm đến nay, huyện phối hợp tổ chức tập huấn, hướng dẫn các chủ thể ứng dụng chuyển đổi số, bán hàng trên sàn thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hướng dẫn HTX Ong mật hữu cơ Sơn Động và HTX Dịch vụ nông nghiệp Thảo Mộc Linh lập website thuận tiện cho khách hàng tra cứu tìm hiểu thông tin hàng hóa. Năm 2024, huyện phấn đấu có ít nhất 5 mặt hàng được chứng nhận 3 sao. Qua đợt 1 đánh giá, thẩm định, có 3 sản phẩm được gắn “sao” là: Hương nến truyền thống Bồng Am, táo Đại Sơn và bưởi da xanh Đồng Cao.
Sơn Động phấn đấu đến hết năm 2024 có 20 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, hoàn thành sớm hơn 1 năm so với kế hoạch. Tính đến tháng 6/2024, địa phương đã hoàn thành hơn 2/3 mục tiêu với 17 sản phẩm đạt 3 sao và đang tiếp tục hướng dẫn một số chủ thể tiềm năng hoàn thiện hồ sơ, chuẩn hóa quy trình để xem xét vào đợt 2 đánh giá diễn ra tháng 10 tới.
Hiện các cơ quan chuyên môn của huyện đang hỗ trợ 2 sản phẩm là rượu men lá của HTX Thảo Mộc Linh và rượu men lá của HTX Như Bảo khắc phục những hạn chế để sớm được cấp chứng chỉ HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) về an toàn thực phẩm. Hội Nông dân tỉnh cũng nhận hướng dẫn các chủ thể hoàn thiện thủ tục để được chứng nhận ISO, truy xuất nguồn gốc đối với mật ong hữu cơ của HTX Ong mật hữu cơ Sơn Động. Đây là những tiêu chí bắt buộc để nâng từ 3 sao lên 4 sao cho sản phẩm nên được chủ thể quyết tâm thực hiện. Ngoài ra, huyện hỗ trợ triển khai hệ thống tưới tiết kiệm công nghệ thông minh có điều khiển tự động đối với táo Đại Sơn.
Ông Lê Đức Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Sơn Động cho biết: “Huyện ưu tiên 6 nhóm sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống mang đặc trưng của mỗi địa bàn để xây dựng sản phẩm OCOP; xây dựng sản phẩm OCOP làm quà tặng, đặc sản của địa phương gắn với du lịch nông thôn. Khuyến khích các chủ thể đầu tư máy móc, thiết bị, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường”. Cũng theo ông Thắng, cùng với sự hỗ trợ từ cơ quan chuyên môn, các chủ thể có sản phẩm OCOP cần tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị. Mặt khác, các đơn vị cần chủ động tìm kiếm thị trường, kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm.
Tin liên quan

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP
Tin mới hơn

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024
09:38 | 09/06/2025 OCOP

Hà Nội khai mạc sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP và bản sắc văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
10:27 | 06/06/2025 Tin tức

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề