Sản phẩm OCOP Sơn La từng bước khẳng định thương hiệu.
Sản phẩm OCOP nâng cao thu nhập cho nông dân
Sau 4 năm triển khai Chương trình OCOP, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc của các Sở, ban, ngành, địa phương cùng nỗ lực, cố gắng của chủ thể kinh tế nên Chương trình OCOP ở tỉnh Sơn La đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nên động lực mới trong xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn.
Thịt trâu, thịt bò gác bếp là một trong những món ăn thể hiện văn hóa ẩm thực Tây Bắc, với các gia vị đặc trưng, sự khéo léo nêm gia vị của đồng bào dân tộc Thái. Với cách chế biến này, bà con có thể bảo quản thịt cả năm mà không bị hỏng. Ngày nay, món ăn này đã được chính những người con dân tộc Thái quảng bá và phát triển thành những sản phẩm hàng hóa, xây dựng được thương hiệu uy tín với người tiêu dùng. Hộ kinh doanh Hoa Xuân, bản Lầu, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La là một trong những hộ kinh doanh thịt trâu gác bếp được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Chị Quàng Thị Xuân, chủ hộ chia sẻ: Từ năm 2012, gia đình bắt đầu kinh doanh các sản phẩm thịt hun khói địa phương, từ sản xuất nhỏ lẻ, gia đình đã thiết kế làm bếp hun khói, mua máy hút chân không để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thịt hun khói được gia đình sản xuất quanh năm, nhất là vào dịp tết, nhu cầu của khách tăng cao; sản phẩm được quan tâm đầu tư bao bì đẹp mắt, hấp dẫn khi mang tặng, biếu. Hiện nay, 80% sản lượng thịt trâu hun khói được cung cấp cho nhà phân phối tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và bán qua hình thức trực tuyến đi mọi miền đất nước, giá thịt trâu bán những ngày lễ, Tết từ 850.000-900.000 đồng/kg.
![]() |
Sản phẩm thịt trâu gác bếp được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. |
HTX ong Phổng Lái (Thuận Châu, Sơn La) có 13 thành viên liên kết thực hiện đồng bộ quy trình và ứng dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trong chăm sóc, nuôi ong và khai thác mật. Hiện, HTX có 1.000 đàn ong đang cho khai thác mật gồm 2 giống ong Ý và ong nội, bình quân đạt 30kg mật/đàn/năm. Với hình thức nuôi tự nhiên, thu hoạch và bảo quản theo đúng quy trình, sản lượng và chất lượng mật không ngừng được nâng lên. Sản phẩm mật ong của HTX được người tiêu dùng đánh giá cao bởi có vị ngọt đậm, thơm, màu sắc đẹp mắt.
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc HTX ong Phổng Lái (Thuận Châu, Sơn La) chia sẻ: Đi vào hoạt động từ tháng 8/2018, HTX Để cung cấp ra thị trường sản phẩm mật ong đảm bảo uy tín, chất lượng, HTX đã phổ biến nhận thức về quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ con giống; tập huấn kiến thức về phương pháp chăm sóc đàn ong trước khi vào vụ khai thác, cách phòng trừ dịch bệnh khi đàn ong bị bệnh, kỹ thuật thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm mật ong.
Các thành viên đã tuân thủ quy trình nuôi ong an toàn, đặc biệt trong việc chọn địa điểm nuôi ong không bị ảnh hưởng bởi khói bụi, hóa chất độc hại; đặt thùng ong ở gần nguồn thức ăn sạch, bóng râm. Tham gia OCOP, HTX đã nâng cao được chất lượng sản phẩm, cũng như đẩy mạnh được quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Nhờ vậy sản phẩm mật ong của HTX được người tiêu dùng đón nhận và doanh số bán hàng của HTX tăng theo từng năm.
![]() |
Sản phẩm mật ong Phổng Lái |
Sơn La đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
Bà Hoàng Thị Hiền, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Sơn La thông tin: Tỉnh Sơn La đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 110 sản phẩm (OCOP) được đánh giá, phân hạng và được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có: có 58 sản phẩm đạt 3 sao; có 51 sản phẩm đạt 4 sao và 01 sản phẩm được công nhận sản phẩm quốc gia 5 sao.
Sau khi tham gia chương trình OCOP các chủ thể trên địa bàn đã chú trọng đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, bao bì nhãn mác,..., đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Qua khảo sát đánh giá sơ bộ các chủ thể có sản phẩm OCOP, doanh số sau khi được công nhận OCOP tăng trưởng bình quân trên 15%.
![]() |
Đến nay tỉnh Sơn La có 110 sản phẩm (OCOP) được đánh giá, phân hạng và được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. |
Năm 2022, tỉnh đã hỗ trợ lắp đặt 10 điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn 8 huyện, thành phố. Chỉ đạo tổ chức Hội nghị kết nối, quảng bá tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La và Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Đà Nẵng. Tham mưu phối hợp tổ chức thành công chuỗi sự kiện Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân và Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La.
Trong giai đoạn 2019-2022, Chương trình OCOP đã huy động được 77 chủ thể tham gia, trong đó: có 17 DN tham gia (chiếm 22,08%); có 47 HTX tham gia (chiếm 61,04%), có 11 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh tham gia (chiếm 14,29%) và có 02 Tổ hợp tác (chiếm 2,59%).
![]() |
Sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La từng bước khẳng định được thương hiệu, đáp ứng được thị trường. Ảnh: Văn Ngọc |
Thời gian tới, Sơn La phát triển Chương trình OCOP tỉnh Sơn La trở thành Chương trình kinh tế quan trọng, là giải pháp trọng tâm trong xây dựng NTM, nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững.
Trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Đến hết năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 280 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên; có ít nhất 100 sản phẩm đạt 4 sao; có từ 3-4 sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao; có từ 15 - 20 sản phẩm OCOP của tỉnh xuất khẩu ra nước ngoài.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các tỉnh
16:22 | 29/09/2023 OCOP

Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP
16:20 | 29/09/2023 OCOP

Hành trình đưa giò chả Thành Duẫn thành sản phẩm OCOP 3 sao
20:18 | 28/09/2023 OCOP

Bến Tre: Nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch xứ dừa
08:09 | 28/09/2023 OCOP

Khu gian hàng Việt Nam - Điểm nhấn tại Hội chợ Thương mại và đầu tư quốc tế lần thứ 14
09:00 | 27/09/2023 OCOP

Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP
08:47 | 27/09/2023 OCOP
Tin khác

Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 | 25/09/2023 OCOP

Hà Nội: Thúc đẩy hoạt động xúc tiến, giới thiệu sản phẩm OCOP
20:28 | 25/09/2023 OCOP

Sản phẩm OCOP Pleiku khẳng định được vị thế trên thị trường
20:27 | 25/09/2023 OCOP

Huyện Đông Anh (Hà Nội): Số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu thủ đô
20:27 | 25/09/2023 OCOP

Quy tụ sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn
23:00 | 21/09/2023 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ nông nghiệp hữu cơ
09:00 | 21/09/2023 OCOP

Thanh Hoá: Hợp tác xã phát triển nhờ chú trọng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP
13:50 | 20/09/2023 OCOP

Gạo “Cái quạt mo” sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao
10:11 | 20/09/2023 OCOP

Thanh Hoá: Vai trò của phát triển và nâng hạng các sản phẩm OCOP
20:56 | 19/09/2023 OCOP

Điểm dịch vụ du lịch làng quê Hồng Vân - Sản phẩm OCOP 4 sao
10:47 | 19/09/2023 OCOP

Hơn 300 mặt hàng tham gia khai trương kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Quảng Bình
09:36 | 19/09/2023 OCOP

Phú Thọ: Huyện Cẩm Khê thẩm định, phân hạng 16 sản phẩm OCOP
09:13 | 15/09/2023 OCOP

Thạch Thất: Sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững
10:50 | 14/09/2023 Khuyến nông

Trà Vinh: Mật hoa dừa Sokfarm đạt chuẩn OCOP 5 sao
10:43 | 14/09/2023 OCOP

Nỗ lực nâng tầm đặc sản trái cây Hòa Lộc
10:41 | 14/09/2023 OCOP



Thừa Thiên Huế: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với du lịch vùng năm 2023
20:00 Tin tức

Hội thi Thư pháp chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam
17:59 Tin tức

Tâm huyết phục dựng lồng đèn trung thu truyền thống của cô gái trẻ
16:23 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các tỉnh
16:22 OCOP

Du lịch làng nghề - Hướng đi mới của Phú Xuyên trong xây dựng nông thôn mới
16:21 Nông thôn mới










