Sản phẩm OCOP Lâm Đồng - kinh nghiệm giai đoạn đầu
Đi vào triển khai ngân sách nhà nước hỗ trợ các khoản như: 100% tuyên truyền, tập huấn; 100% chi phí đánh giá, xếp loại sản phẩm OCOP (bao gồm chi phí vận chuyển, lưu kho, thẩm định…); 50% chi phí phát triển sản phẩm OCOP (không quá 200 triệu đồng/sản phẩm); không quá 25 triệu đồng/đơn vị chi phí vận chuyển hàng hóa, thuê gian hàng tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm; 0,2% phục vụ công tác quản lý, hướng dẫn, giám sát thực hiện Chương trình OCOP…
Từ nguồn kinh phí Nhà nước nói trên, thống kê có tất cả 44 chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình được Chương trình OCOP Lâm Đồng hỗ trợ đổi mới, nâng cấp dây chuyền công nghệ, máy móc sản xuất, bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc điện tử… Đáng kể ở Công ty TNHH Hoàng Anh Maca được hỗ trợ phát triển chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ mắc ca giai đoạn năm 2020-2022, quy mô liên kết từ 30-55 hộ nông dân trồng mắc ca trên địa bàn các huyện Đam Rông, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, tổng diện tích từ 50-150 ha. Qua đó, xây dựng thương hiệu Themacanut đạt sản phẩm OCOP xếp hạng 5 sao cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu…
Đến nay, Lâm Đồng đã tổ chức 8 lớp tập huấn với hơn 470 lượt người tham gia là cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã cùng cán bộ điều hành hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, hộ gia đình về các nội dung triển khai Chương trình OCOP… Đặc biệt, Lâm Đồng đã tổ chức 10 đợt xúc tiến thương mại giới thiệu các sản phẩm OCOP tại Festival Hoa Đà Lạt, Tuần Văn hóa Trà và tơ lụa Lâm Đồng; hội chợ các tỉnh Bến Tre, Quảng Nam, Nam Định, Quảng Ninh, khu vực miền Trung và Tây Nguyên, thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh…
Trong tất cả 44 chủ thể ở Lâm Đồng tham gia sản phẩm OCOP bao gồm: 32 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất được kiện toàn; 9 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất phát triển mới; 3 hộ gia đình. Kết quả sau 2 năm triển khai Chương trình OCOP Lâm Đồng đã phân hạng 62 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao và tiềm năng 5 sao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả thuận lợi vừa nêu, “Chương trình OCOP Lâm Đồng là chương trình mới; công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương, đơn vị liên quan chưa cụ thể. Nhiều chủ thể chưa nhận thấy hết lợi ích của Chương trình OCOP, chưa thay đổi mẫu mã sản phẩm và phương thức kinh doanh hiện đại. Toàn tỉnh Lâm Đồng chưa có làng nghề truyền thống tham gia sản phẩm OCOP”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng xác định đây là những tồn tại, hạn chế cần những giải pháp khắc phục để tiếp tục triển khai hiệu quả hơn nữa Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.
Cụ thể, cần tăng cường các hình thức tuyên truyền về sự cần thiết của Chương trình OCOP; gắn việc triển khai Chương trình OCOP Lâm Đồng với các Chương trình hỗ trợ kinh tế tập thể, phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp… Đây là các nhóm giải pháp trọng tâm, đòi hỏi triển khai đồng bộ, kịp thời, nhằm đạt mục tiêu đề ra đến năm 2025: Phát triển 168 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao và 5 sao; vận động 130 chủ thể tham gia Chương trình OCOP, trong đó gồm 95 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 26 hợp tác xã, 9 cơ sở và hộ gia đình; đào tạo, tập huấn cho 900 lượt người; tổ chức 25 đợt xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Lâm Đồng tại các tỉnh và thành phố trong nước…
Văn Việt/Theo báo Lâm Đồng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
11:55 | 11/07/2025 OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân