Sản phẩm OCOP 4 sao - Nón làng Chuông
“Muốn ăn cơm trắng cá trê/Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông…”. Câu ca này đã được truyền tụng từ bao đời không còn ai nhớ nữa, chỉ biết rằng nó là minh chứng cho sự tồn tại và nổi tiếng của một làng nghề đã có hơn 300 năm tuổi - nghề làm nón lá ở làng Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội).
![]() |
Sản phẩm nón làng Chuông đạt OCOP 4 sao, được xuất khẩu đi nhiều nước. |
Điểm nổi bật của nón làng Chuông là sự tỉ mỉ trong từng đường khâu. Nguyên liệu chính để làm nón là lá cọ tươi nhập từ các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị; chỉ và khung nón đan bằng nan tre của địa phương. Lá cọ tươi khá nặng nên người thợ phơi khoảng 3 nắng để nước trong lá bay hơi; kế tiếp là xử lý lá, dân gian gọi là quay lá cho lá khô và mềm hơn nữa. Sau nữa, phải hong khô lá và sấy lần cuối để kết thúc việc xử lý. Lúc này lá cọ non sẽ chuyển từ màu xanh thành màu vàng. Sau khi hoàn thành nguyên liệu, người thợ mới tiến hành khâu nón.
Cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc khi khâu được dấu kín và khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy đều tăm tắp những mũi khâu… Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm sinh để cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc.
Những chiếc nón cầu kì hơn sẽ được trang trí vào lòng nón những họa tiết hoa lá bằng giấy sắc màu hoặc chỉ khâu nhiều vòng giăng mắc ở hai điểm đối diện để buộc quai nón…
Để có một chiếc nón hoàn chỉnh, người làm nón phải cẩn thận trong từng công đoạn, kiên nhẫn và khéo léo với từng đường kim, mũi chỉ. Lá nón được phơi khắp rệ đê làng Chuông vào những ngày nắng. Trời càng nắng, lá càng trắng ra, chiếc nón làm ra càng đẹp càng bền nhưng người làng nghề cũng vất vả đổ muôn giọt mồ hôi.
Nghệ nhân Tạ Thu Hương chia sẻ, nón làng Chuông không chỉ là nét đẹp truyền thống mà còn là nguồn thu nhập quan trọng cho hơn 4.000 hộ dân địa phương. Với sự phát triển của nghề này, làng Chuông trở thành một trong những địa điểm cung cấp nhiều loại nón truyền thống như nón quai thao, nón lá giá ghép sống. Quai thao được sử dụng cho người già đi chùa, trong khi nón lá già ghép sống phục vụ cho công việc đồng áng của phụ nữ.
Đặc biệt, làng nghề đã xây dựng thương hiệu nón lá làng Chuông, nhãn hiệu tập thể được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Sản phẩm được liên kết với các đơn vị kinh doanh, phân phối, xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài tiêu thụ mạnh trong nước, nón làng Chuông còn được xuất khẩu tới nhiều thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Pháp, Mỹ, Australia… Nón làng Chuông được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã, giá cả, dịch vụ...
Năm 2021, sản phẩm nón làng Chuông được xếp hạng OCOP 4 sao trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm của thành phố Hà Nội.
Nghệ nhân Tạ Thu Hương chia sẻ, sản phẩm nón lá của cơ sở được thành phố chấm điểm công nhận đạt OCOP giúp tăng giá trị và cơ sở thuận lợi hơn trong tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng xuất khẩu...
Theo lãnh đạo xã Phương Trung, để gìn giữ nghề, địa phương thu thập, bảo tồn, lưu giữ tư liệu về giá trị truyền thống của làng nghề và sản phẩm làng nghề; hỗ trợ xây dựng các phòng trưng bày, bảo tàng nghề, làng nghề thủ công mỹ nghệ, khu trình diễn nghề truyền thống.
![]() |
Chiếc nón lá là biểu tượng mộc mạc của văn hóa Việt. |
Làng Chuông có một bảo tàng nghề nón lá, trưng bày các loại nón lá đặc trưng của làng nghề cùng công cụ, dụng cụ, kỹ thuật làm nghề. Bảo tàng nghề nón lá được xây dựng trên diện tích 300m2, có 3 phòng chính: Phòng giới thiệu, phòng trưng bày và phòng trình diễn.Trong đó, phòng giới thiệu có thông tin, hình ảnh, video về lịch sử, đặc điểm, giá trị của làng nghề và nón lá. Phòng trưng bày có các sản phẩm nón lá khác nhau như nón quai thao, nón lá già, nón lá mới, nón lá sáng tạo, nón lá đặc biệt... Phòng trình diễn phục vụ các buổi trình diễn nghề làm nón lá và hoạt động văn nghệ, văn hóa liên quan đến nón lá.
Bảo tàng nghề nón lá là nơi thu hút nhiều du khách tham quan, tìm hiểu về nghề làm nón lá truyền thống, thưởng thức nét đẹp và nghệ thuật của nón lá.
Hiện, Phương Trung đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề. Xã đã xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ duy trì, phát triển đội ngũ nghệ nhân, khích lệ động viên các nghệ nhân tham gia công tác này.
Nghệ nhân trong làng thường xuyên mở các lớp dạy nghề cho học sinh, sinh viên, người dân trong vùng, nhằm truyền kỹ năng và tinh thần yêu nghề cho thế hệ sau. Các em được hướng dẫn bởi nghệ nhân giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, tâm huyết với nghề; được thực hành các công đoạn làm nón lá, từ xử lý lá cọ, đan nón đến trang trí...
Có thể thấy, trải qua bao thăng trầm của thời gian, mặc dù nghề làm nón không còn hưng thịnh như xưa, người dân làng Chuông vẫn miệt mài khâu từng chiếc nón, người già truyền lại cho lớp trẻ, người lớn dạy cho trẻ nhỏ, cứ thế mà nghề nối nghề, họ vững tin và âm thầm gìn giữ mãi chiếc nón lá vừa là truyền thống, vừa là nét văn hóa không thể để biến mất.
Làng nón Chuông là một ví dụ điển hình cho sự bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo Kế hoạch số 67/KH của UBND thành phố Hà Nội. Làng nón Chuông đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng của ngành nghề nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho người dân nông thôn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch làng nghề.
Làng nón Chuông đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu gắn với phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây là một trong những hoạt động nhằm tăng giá trị gia tăng và cạnh tranh của sản phẩm làng nghề, cũng như góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch làng nghề.
Trang thông tin có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội.
Tin liên quan

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao
14:54 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao
20:36 | 28/03/2025 OCOP
Tin mới hơn

Bắc Giang kỳ vọng vụ vải thiều 2025 bội thu
09:14 | 13/05/2025 OCOP

Hà Nội: Giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh
09:37 | 09/05/2025 OCOP

TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
09:35 | 09/05/2025 OCOP

Hà Nội đưa hơn 3.000 sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại
12:21 | 05/05/2025 OCOP

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 | 30/04/2025 OCOP

Thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP
14:33 | 24/04/2025 OCOP
Tin khác

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhãn hiệu chứng nhận "xoài cát chu Cầu Kè"
13:36 | 16/04/2025 OCOP

Nam Định hướng tới phát triển OCOP bền vững, hội nhập
14:49 | 09/04/2025 OCOP

Hậu Giang: Khẳng định vị thế trên bản đồ sản phẩm quốc gia
11:38 | 09/04/2025 OCOP

Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
11:33 | 09/04/2025 OCOP

Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao
20:36 | 28/03/2025 OCOP

Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
08:31 | 24/03/2025 OCOP

Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước
00:00 | 24/03/2025 Tin tức

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao
13:43 | 10/03/2025 OCOP

Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao
14:02 | 07/03/2025 OCOP

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP
13:42 | 07/03/2025 OCOP

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao
09:51 | 07/03/2025 OCOP

Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy
11:02 | 05/03/2025 OCOP

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024
11:33 | 01/03/2025 Tin tức

Đưa làng nghề lên phố
09:11 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại
10:05 Văn hóa - Xã hội

Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi
09:57 Sức khỏe làm đẹp

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực
09:56 Nông thôn mới