Quảng Ninh: Hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Những con số
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc, địa hình bị chia cắt bởi biển, đảo, đồi núi… với hơn 1,3 triệu dân gồm 22 dân tộc cư trú trên 14 huyện, thị xã, thành phố. Người Quảng Ninh ví nơi đây như Việt Nam thu nhỏ với đủ đặc tính tự nhiên, khí hậu trên 2 vùng Đông (vùng biển) và Tây (vùng núi) của tỉnh.
Diện mạo khang trang, đổi mới tại huyện miền núi Hải Hà, Quảng Ninh. |
Năm 2022, Nghị quyết 115/NQ-HĐND ngày 09/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Đề án thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, quyết tâm đưa Quảng Ninh hướng đích. Như vậy, sau 12 năm triển khai chương trình Xây dựng Nông thôn mới, đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản đạt 8/8 nội dung theo bộ tiêu chí quốc gia tỉnh, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 theo quyết định 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Toàn tỉnh có 98/98 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, trong đó 54/98 xã đạt nâng cao, 26 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 6/6 thành phố, thị xã trực thuộc đạt chuẩn, 6/7 huyện đã được công nhận (riêng Bình Liêu đang chờ công nhận), trong đó có 2 huyện nông thôn mới nâng cao (>20%). Tổng nguồn lực huy động cả giai đoạn của tỉnh đạt 187.289 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn ngân sách, vốn lồng ghép chỉ chiếm 10,4%, còn lại là nguồn tín dụng và các nguồn huy động khác.
Theo ông Nguyễn Văn Vọng – Phó chánh văn phòng Nông thôn mới tỉnh, mục tiêu đến năm 2025, Quảng Ninh có 58/98 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 32/98 xã NTM kiểu mẫu; 5/7 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí chỉ tiêu, tập trung phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập của người dân nông thôn năm 2025 cao gấp 2 lần năm 2020.
Luôn đi đầu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao
Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/11/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong đó tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu gắn với đô thị hóa, mục tiêu thêm 2 huyện (Vân Đồn, Hải Hà), 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới.
Tại Quảng Ninh, các chỉ tiêu, tiêu chí luôn đặt cao hơn quy định chung của Trung Ương, công tác nâng cao chất lượng được chú trọng đảm bảo xây dựng Nông thôn mới bền vững. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trở lên chiếm tới 80/98 xã, liên tục hoàn thành các tiêu chỉ, đảm bảo tăng chất theo từng năm.
Tỉnh đã có 2 huyện (Tiên Yên, Đầm Hà) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 huyện đang trong tiến trình đẩy nhanh (Vân Đồn, Hải Hà). TX. Đông Triều đang trên chặng đường phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh, Thị xã tập trung xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu với 100% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó Việt Dân là xã đầu tiên cả nước cán đích kiểu mẫu. Đông Triều là địa phương đầu tiên của tỉnh hoàn thành các xã NTM kiểu mẫu trong năm 2023, hình thành các đô thị trong nông thôn, phố trong làng,… trên cơ sở lấy nông dân làm chủ thể, lợi ích người dân làm hàng đầu - Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Công - Bí Thư Thị Ủy Đông Triều.
OCOP - Tỉnh đi đầu
Quảng Ninh khai thác tối đa tiềm năng, phát triển sản phẩm OCOP mang đặc trưng, dấu ấn riêng của tỉnh. |
OCOP Quảng Ninh có thể không có nhiều sản phẩm như ở các tỉnh khác, nhưng lại là địa phương có bề dầy, là nơi khởi nguồn thí điểm cho chương trình OCOP đang được triển khai trên toàn quốc. Khởi nguồn từ 2013 (trước 5 năm so với các địa phương khác) trên cơ sở học tập kinh nghiệm từ Nhật Bản, Thái Lan, Quảng Ninh được thành tỉnh thí điểm đầu tiên cho chương trình. Sau 10 năm, toàn tỉnh có 566 sản phẩm thuộc 5 nhóm tham gia chương trình OCOP. Trong đó, có 267 sản phẩm cấp chứng nhận hạng sao, 193 sản phẩm hạng 3 sao, 68 sản phẩm hạng 4 sao, 3 sản phẩm hạng 5 sao và 3 sản phẩm hạng 5 sao Trung ương. Toàn tỉnh có 219 chủ thể sản xuất tham gia chương trình OCOP (54 doanh nghiệp, 87 HTX, 78 hộ).
Quảng Ninh là địa phương có bề dầy, là nơi khởi nguồn thí điểm cho chương trình OCOP đang được triển khai trên toàn quốc. |
Tại Quảng Ninh, Hội chợ OCOP thường niên, hội chợ xuân (3 phiên/năm) trở thành điểm đến thường trực của các chủ thể tham gia OCOP với doanh thu lên tới cả trăm triệu/chủ thể/kỳ, doanh thu kết nối đạt hàng trăm tỷ/kỳ tổ chức. Riêng Hội chợ OCOP hè 2023 có hơn 400 gian hàng đã thu hút khoảng 55 lượt thăm quan mua sắm với doanh thu hơn 17 tỷ đồng. Các chương trình xúc tiến OCOP tại Hội chợ Thương mại ASEAN - Trung Quốc; Hội chợ Thương mại Du lịch quốc tế Việt Nam - Trung Quốc; mở rộng xúc tiến vào các thị trường Lào, Campuchia, Thái Lan... được thực hiện hiệu quả, tăng sức hút của sản phẩm OCOP Quảng Ninh với thị trường ngoài nước. Đâu đâu, ai cũng hiểu sâu sắc giá trị OCOP mang lại, sự chủ động đăng ký và mong muốn tham gia OCOP của mỗi chủ thể trong tỉnh được thể hiện rõ nét. Nhiều sản phẩm đăng ký tham gia, phải trải qua quá trình hoàn thiện lâu dài trước khi được chứng nhận.
Nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch nông thôn
Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 của tỉnh gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị; Quyết định 921/QĐ-UBND ngày 14.4.2022 của UBND tỉnh về Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025 với 100% số xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao về đều đảm bảo tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa…. Nhiều chỉ đạo đúng/trúng đã giúp Quảng Ninh thực hiện quyết liệt và bài bản giúp nâng cao đời sống văn hóa của người dân nông thôn.
Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Quảng Ninh gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị. |
Chương trình du lịch nông thôn tại tỉnh được bắt đầu với quy hoạch về bảo tồn và phát triển văn hóa, nâng cấp đầu tư các trung tâm cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc bản địa, hướng tới xây dựng các làng du lịch cộng đồng như: Trung tâm Bảo tồn văn hóa dân tộc Dao xã Bằng Cả (TP. Hạ Long), khu văn hóa, thể thao dân tộc Tày (huyện Tiên Yên), làng người Dao thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn (TP. Móng Cái)...
Chương trình du lịch nông thôn tại tỉnh được bắt đầu với quy hoạch về bảo tồn và phát triển văn hóa, nâng cấp đầu tư các trung tâm cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc bản địa, hướng tới xây dựng các làng du lịch cộng đồng. |
Chuyển đổi số - Đón tầm xu thế
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và trở thành phương cách nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới. Các huyện, xã trong tỉnh đang tích cực triển khai công tác chuyển đổi số toàn diện tới tận các xã, thôn, bản thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, đầu tư về hạ tầng, ứng dụng KHCN và các chính sách khuyến khích người dân chủ động áp dụng.
Quảng Ninh vận hành Trung tâm điều hành thành phố thông minh. |
Hiện nay, 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sử dụng, khai thác hóa đơn điện tử; hộ kinh doanh cá thể đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (đạt 98,7%); trên 70% sản phẩm OCOP từ 3 sao của tỉnh đã lên sàn thương mại điện tử. Toàn tỉnh về cơ bản phủ sóng hạ tầng viễn thông 4G, Internet tốc độ cao, hầu hết các hộ dân đều có điện thoại thông minh.
Đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Ninh tiếp cận với điện thoại thông minh. |
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Tỉnh đang đặt mục tiêu phát triển chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; đẩy mạnh việc phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp, tăng cường các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn, giúp người nông dân thay đổi trong tư duy sản xuất, quảng bá sản phẩm lên mạng hiệu quả và điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo nhu cầu thị trường, tiến tới hội nhập quốc tế
Thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện các phong trào. Rà soát hoàn thiện, ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu chưa cao. Đẩy nhanh tiến độ các dự án; tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cán bộ quản lý Chương trình OCOP... Với Quảng Ninh, lấy sức dân để làm lợi cho dân, khơi dậy và phát huy tiềm lực trong nhân dân luôn là nguyên tắc và cơ sở cho mọi hoạt động.
(Trang thông tin có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)
Tin liên quan
Hội chợ OCOP Quảng Ninh dịp lễ đạt doanh thu gần 18 tỷ
10:29 | 02/05/2024 Tin tức
Quảng Ninh: Áp dụng khoa học, công nghệ nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
14:56 | 06/03/2024 OCOP
200 gian hàng tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2024
17:44 | 19/01/2024 Tin tức
Tin mới hơn
Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu
09:50 | 29/11/2024 OCOP
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 | 13/11/2024 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
14:56 | 11/11/2024 OCOP
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
14:20 | 06/11/2024 OCOP
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
08:47 | 05/11/2024 OCOP
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
10:32 | 04/11/2024 OCOP
Tin khác
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
14:27 | 31/10/2024 OCOP
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP
14:21 | 31/10/2024 OCOP
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP
09:48 | 30/10/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề
09:25 | 25/10/2024 OCOP
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP
09:23 | 25/10/2024 OCOP
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao
09:21 | 25/10/2024 OCOP
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao
19:57 | 21/10/2024 OCOP
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề
11:12 | 14/10/2024 OCOP
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP
09:29 | 07/10/2024 OCOP
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
09:16 | 07/10/2024 OCOP
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 | 05/10/2024 OCOP
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 | 04/10/2024 OCOP
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
09:52 Nông thôn mới
Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu
09:50 OCOP
Hiệu quả thiết thực chương trình khuyến công ở Sóc Trăng
09:32 Khuyến công
Hải Phòng: Tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam
09:28 Khuyến công