Quảng Ninh đi đầu trong thực hiện Chương trình OCOP
Ông Vũ Thành Long, Trưởng Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh cho biết: Trong 4 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thẩm định và ra quyết định chấp thuận cho 350 sản phẩm đủ điều kiện tham gia chương trình OCOP, nâng tổng số sản phẩm tham gia Chương trình OCOP lên 456 sản phẩm (nhóm thực phẩm 314; đồ uống 90; Thảo dược 41; Thủ công mĩ nghệ 8; Dịch vụ 3), trong đó có 236/456 sản phẩm được cấp chứng nhận đạt từ 35 sao (có 7 sản phẩm đạt 5 sao; 67 sản phẩm đạt 4 sao và có 162 sản phẩm đạt 3 sao).
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh va Bộ NN&PTNT trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân.
“Công tác quản lý nhãn hiệu OCOP được các ngành chức năng địa phương tăng cường đảm bảo chặt chẽ theo quy định, triển khai cấp quyền sử dụng nhãn hiệu OCOP- Quảng Ninh cho 100% sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của các địa phương trong toàn tỉnh, việc dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc được tập trung chỉ đạo đảm bảo hiệu quả. Đến nay đã có trên 90% sản phẩm thuộc Chương trình OCOP đã được dán tem điện tử, hoặc đã có mã số mã vạch. Việc dán tem truy suất nguồn gốc đã góp phần khẳng định uy tín thương hiệu của sản phẩm OCOP, chống hàng giả hàng kém chất lượng, tạo niềm tin đối với người tiêu dung trên thị trường trong nước và quốc tế”, ông Long khẳng định.
Chương trình OCOP của tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thiện đầy đủ hệ thống các văn bản pháp lý, các cơ chế chính sách phù hợp tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo, quản lý. Hình thành bộ máy Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực các cấp đồng bộ, vận hành chuyên nghiệp, phát huy có hiệu quả vai trò trách nhiệm của các sở, ban, ngàn. tham gia vào các khâu trong quán trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Có thể khẳng định Chương trình OCOP là hướng đi đúng đắn, là giải pháp cụ thể quan trọng phù hợp với điều kiện khu vực nông thôn. Đồng thời, phát huy được các tiềm năng lợi thế sẵn có từ các sản phẩm truyền thống văn hóa địa phương; tạo ra sản phẩm có chất lượng phục vụ du lịch, dịch vụ và đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, mang lại thu nhập cao cho cộng đồng dân cư nông thôn.
Tỉnh Quảng Ninh là địa phương tiên phong trong triển khai Chương trình OCOP (năm 2013), từ kết quả, bài học kinh nghiệm của Quảng Ninh và các địa phương khác, Trung ương đã tiến hành tổng kết, đánh giá và ban hành Chương trình OCOP để triển khai trên phạm vi cả nước vào năm 2018. Chính vì vậy, trong suốt 3 năm qua, Quảng Ninh luôn là một hình mẫu để các địa phương khác tham quan và học hỏi.
Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Trần Thanh Nam, đánh giá cao tỉnh Quảng Ninh trong việc triển khai Chương trình OCOP, biểu dương, ghi nhận những kết quả đạt được. "Mặc dù xét về quy mô bao gồm số lượng sản phẩm, chủ thể của Quảng Ninh so với các địa phương khác là khá khiêm tốn, nhưng tôi cho rằng Quảng Ninh đã rất thành công với cách đi, sự sáng tạo riêng cả về xây dựng chính sách, đến công tác tổ chức triển khai, sự chủ động trong xây dựng chính sách để hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP, Quảng Ninh luôn tiên phong, ban hành các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ tín dụng, đầu tư hạ tầng, khoa học công nghệ, phát triển liên kết và chuỗi giá trị…", Thứ trưởng Nam cho biết.
Đặc biệt là sự linh hoạt trong việc quan tâm tổ chức quảng bá, phát triển thương hiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, tổ chức triển khai chu trình OCOP để phù hợp với điều kiện của địa phương và kết quả triển khai Chương trình theo từng giai đoạn. Quảng Ninh luôn quan tâm đến vấn đề chất lượng sản phẩm, đặc biệt là hai khía cạnh hỗ trợ áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng; đăng ký sở hữu trí tuệ. Kết quả Chương trình OCOP đã có những tác động rất tích cực và rõ nét đến sự phát triển của kinh tế nông thôn.
Quảng Ninh cần tiếp tục đi đầu về chất lượng các sản phẩm OCOP, xây dựng và quản lý chương trình OCOP thành thương hiệu mạnh của tỉnh Quảng Ninh trên phạm vi cả nước cũng như trong khu vực, quốc tế.
Bài, ảnh: Văn Thắng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
11:55 | 11/07/2025 OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế