Quảng Ngãi: Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn
Sản phẩm đặc trưng của huyện miền núi Sơn Tây, Quảng Ngãi. |
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch số 142 thực hiện Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nhằm cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Yêu cầu phát triển sản xuất rau an toàn, tập trung phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch chung về phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Phát triển sản xuất rau an toàn, tập trung gắn với bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
Phát triển sản xuất rau an toàn, tập trung trên cơ sở hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa các khâu trong chuỗi từ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn ; đảm bảo tốt việc truy xuất nguồn gốc; trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương, ứng dụng quy trình sản xuất tiên tiến để đạt năng xuất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, đa dạng chủng loại, có khả năng cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.
Mục tiêu chung của Kế hoạch là phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quảng Ngãi đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tổ chức sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc đạt diện tích khoảng gần 1.500 ha, sản lượng đạt trên 24.000 tấn. Trong đó: Tỷ lệ diện tích rau được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cam kết sản xuất an toàn đạt trên 90%. Tỷ lệ diện tích rau an toàn, tập trung, được cấp mã số vùng trồng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chiếm khoảng 10% trở lên. Các địa phương ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm đặc trưng, mang tính vùng miền và thế mạnh của mình. Tỷ lệ diện tích rau tham gia liên kết sản xuất đạt trên 10%.
Quảng Ngãi phát triển sản xuất rau, phấn đấu đến năm 2030, diện tích gieo trồng rau toàn tỉnh đạt khoảng trên 13.000 ha, sản lượng đạt gần 250.000 tấn, được trồng rộng rãi ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nhóm rau chủ lực gồm: Rau ăn lá các loại (mồng tơi, dền, rau muống, rau ngót, cải các loại); rau họ đậu các loại (đậu đũa, đậu co – ve...); rau củ quả các loại (dưa hấu, dưa chuột, cà chua, cà tím, bầu, bí, mướp, khổ qua...); rau gia vị hàng năm (hành, tỏi, rau mùi, rau húng, tía tô, ớt cay...).
Quảng Ngãi phát triển sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc trên toàn tỉnh đạt khoảng gần 1.500 ha, sản lượng ước đạt trên 24.000 tấn. Trong đó, sản xuất chủ yếu tại các huyện đồng bằng như Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức và Lý Sơn sản xuất tập trung tỏi (300 ha), hành (650 ha).
Tin liên quan
Quảng Ngãi: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã
11:18 | 10/09/2024 Nông thôn mới
Người Sa huỳnh cổ làm muối 2000 năm trước
10:39 | 21/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
09:42 | 13/08/2024 Nông thôn mới
Tin mới hơn
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP
09:48 | 30/10/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề
09:25 | 25/10/2024 OCOP
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP
09:23 | 25/10/2024 OCOP
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao
09:21 | 25/10/2024 OCOP
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Tin khác
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao
19:57 | 21/10/2024 OCOP
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề
11:12 | 14/10/2024 OCOP
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP
09:29 | 07/10/2024 OCOP
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
09:16 | 07/10/2024 OCOP
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 | 05/10/2024 OCOP
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 | 04/10/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
10:53 | 03/10/2024 OCOP
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
10:23 | 03/10/2024 OCOP
Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba
13:28 | 02/10/2024 OCOP
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống
10:08 | 30/09/2024 OCOP
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:07 | 30/09/2024 OCOP
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
15:01 | 27/09/2024 OCOP
Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa
09:36 | 27/09/2024 OCOP
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
11:14 | 24/09/2024 OCOP
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống