Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 191 sản phẩm đạt OCOP còn thời hạn, trong đó có 17 sản phẩm OCOP 4 sao và 174 sản phẩm 3 sao; 13/13 huyện, thị xã, thành phố đều có sản phẩm OCOP; Có 120 chủ thể có sản phẩm đạt OCOP, trong đó có 19 doanh nghiệp, 34 hợp tác xã, 67 cơ sở/hộ sản xuất kinh doanh; có 130/191 sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Ngãi; Xây dựng 13 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (trong đó, Nhà nước hỗ trợ 6 điểm; xã hội hóa 100% 7 điểm).
Quảng Ngãi đặt mục tiêu phấn đấu có thêm 70 sản phẩm đạt OCOP từ 3-5 saođạt OCOP từ 3-5 sao |
Để triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, ngày 22/3/2024, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch số 69 về Triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi.
Kế hoạch với mục đích hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh tham gia Chương trình; Duy trì và nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất các sản phẩm OCOP đã được công nhận; Tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP các cấp; Thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và hướng đến xuất khẩu.
Thời gian tới, Quảng Ngãi đặt mục tiêu phấn đấu có thêm 70 sản phẩm đạt OCOP từ 3-5 sao (trong đó có 4-6 sản phẩm được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận OCOP 4 sao; Có 1-2 sản phẩm có tiềm năng đạt OCOP 5 sao cấp Trung ương). Củng cố, phát triển, nâng cao năng lực khoảng 50 chủ thể tham gia phát triển, sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm OCOP. Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hành hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử).
Quảng Ngãi có 191 sản phẩm đạt OCOP còn thời hạn |
Có 1-2 sản phẩm được đánh giá, công nhận đạt OCOP hạng 3 sao trở lên là của các làng nghề/ngành nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề/ngành nghề địa phương. 100% các chủ thể tham gia Chương trình OCOP được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển, sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, tích cực tham gia hội chợ, hội thảo khoa học trong nước hướng tới thị trường xuất khẩu.
Phát triển các sản phẩm OCOP xanh
Trên cơ sở Kế hoạch này, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi đề nghị các đơn vị, địa phương phải đa dạng hóa công tác thông tin, tuyên truyền về giá trị, lợi ích việc phát triển sản phẩm OCOP. Nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các chủ thể OCOP, cán bộ, cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị phân phối, người tiêu dùng về chất lượng, thương hiệu của sản phẩm OCOP theo hướng “Phát huy giá trị tài nguyên bản địa, truyền tải về văn hóa, tri thức dân gian của địa phương”.
Da dạng hóa các hình thức tuyên truyền về Chương trình OCOP thông qua các ấn phẩm, hội nghị, tọa đàm, diễn đàn, hội thi tìm hiểu. Từ đó, góp phần tôn vinh các giá trị đích thực tốt đẹp của Chương trình OCOP tới người dân; chia sẻ về cách làm hay, sáng tạo trong phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa địa phương.
Quảng bá, nâng cao thương hiệu sản phẩm OCOP |
Tổ chức triển khai Chu trình OCOP linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Ưu tiên các ý tưởng sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương; tập trung hỗ trợ hình thành các phương án kinh doanh để phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị. Tập trung vào hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các chủ thể phát triển thị trường, kênh phân phối sản phẩm OCOP.
Chú trọng hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu địa phương theo hướng sản xuất hữu cơ, kinh tế tuần hoàn và khai thác các giá trị văn hóa, tài nguyên bản địa (làng/xã).
Khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể OCOP phát triển các sản phẩm mới dựa trên ứng dụng công nghệ sơ chế, chế biến quy mô nhỏ và vừa theo thứ tự ưu tiên: Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm làng nghề truyền thống được nghệ nhân, cộng đồng sáng tạo; sản phẩm được chế biến, chế biến sâu từ sản phẩm đặc sản, nguyên liệu địa phương và tri thức bản địa; sản phẩm gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống; Đặc biệt khuyến khích sử dụng phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ để tạo các sản phẩm OCOP đặc trưng.
Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các chủ thể OCOP, trong đó tập trung vào trang bị các kỹ năng, năng lực về quản trị doanh nghiệp, hợp tác xã, công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, phát triển bao bì, áp dụng chuyển đổi số gắn với yêu cầu của thị trường; bổ sung kiến thức cho các chủ thể OCOP về phát triển kinh tế xanh, từ đó góp phần từng bước thúc đẩy phát triển các sản phẩm OCOP xanh để phát triển bền vững.
Nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu OCOP; Tổ chức hoạt động quảng bá, nâng cao hình ảnh, thương hiệu sản phẩm OCOP gắn với các hoạt động hiệu quả, thiết thực; Ưu tiên các sự kiện gắn với quảng bá, giới thiệu văn hóa, du lịch đặc sắc của địa phương; căn cứ vào điều kiện của địa phương, hỗ trợ xây dựng và hình thành các “điểm đến” quảng bá, nâng cao thương hiệu sản phẩm OCOP gắn với các hoạt động văn hóa, du lịch có lợi thế; Khuyến khích sử dụng sản phẩm OCOP làm quà tặng trong các hoạt động đối ngoại, các sự kiện của địa phương theo quy định.
Tin liên quan
Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững
09:13 | 23/12/2024 OCOP
Tin mới hơn
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 | 23/12/2024 OCOP
Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững
09:13 | 23/12/2024 OCOP
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
10:21 | 18/12/2024 OCOP
Đà Nẵng: Có gì trong Phiên chợ Giáng sinh 2024 độc đáo sắp diễn ra tại Premier Village Danang Resort
09:21 | 17/12/2024 OCOP
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
09:18 | 12/12/2024 OCOP
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 | 09/12/2024 OCOP
Tin khác
Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP
09:21 | 09/12/2024 OCOP
Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn
09:19 | 09/12/2024 OCOP
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
13:55 | 06/12/2024 OCOP
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
13:53 | 06/12/2024 OCOP
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:11 | 05/12/2024 OCOP
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 | 04/12/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề
10:39 | 04/12/2024 OCOP
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 | 03/12/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
05:00 | 02/12/2024 OCOP
Sơn Tây: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP làng nghề
23:50 | 01/12/2024 OCOP
Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu
09:50 | 29/11/2024 OCOP
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 | 13/11/2024 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
14:56 | 11/11/2024 OCOP
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới
10:57 Nông thôn mới
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 Văn hóa - Xã hội
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 OCOP
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024
10:56 Tin tức
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 Làng nghề, nghệ nhân