Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 29°C Thừa Thiên Huế

Quảng Bình nâng chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP

LNV - Tại Quảng Bình, Chương trình


Nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Bình đạt chuẩn 3-4 sao được tiêu thụ nhiều ở thị trường trong và ngoài tỉnh


OCOP là chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực của từng địa phương. Dù bước đầu triển khai gặp nhiều khó khăn, song với tiềm năng sẵn có, việc thực hiện chương trình này ở tỉnh Quảng Bình đã bước đầu phát huy hiệu quả. Đến nay, các địa phương trong tỉnh đã nhanh chóng bắt nhịp và chọn được sản phẩm đặc trưng để đầu tư sản xuất, góp phần khôi phục các nghề truyền thống, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh, huyện Bố Trạch, Nguyễn Quốc Hương cho biết: "5 năm qua, chuỗi cung ứng sản phẩm nấm dược liệu giữa hợp tác xã với các hộ dân, tổ hợp tác trồng nấm trong tỉnh được thực hiện hiệu quả. Qua đó, tạo việc làm cho gần 400 lao động ở các địa phương với mức thu nhập bình quân mỗi lao động 5 triệu đồng/tháng. Ngoài các sản phẩm chế biến từ các loại nấm như nấm mộc nhĩ khô, nấm sò khô, nấm hoàng đế, rượu nấm linh chi, hợp tác xã đã sản xuất trà xanh linh chi, trà cà gai leo linh chi; trong đó có những sản phẩm được công nhận hạng 4 sao. Đơn vị đã ký hợp đồng liên kết tiêu thụ nấm thương phẩm và sản phẩm chế biến từ nấm với Co.opmart một số tỉnh miền trung, các cửa hàng nông sản trong và ngoài tỉnh Quảng Bình. Sản phẩm trà xanh linh chi của hợp tác xã đã xuất khẩu sang Thái Lan và Nga. Gần đây, hợp tác xã dùng bã thải nấm để trồng rau má theo quy trình hữu cơ và sản xuất trà thảo mộc rau má túi lọc được thị trường trong khu vực ưa chuộng.

Cũng với cách chọn đầu tư mô hình trồng và chế biến sản phẩm dược liệu, đầu năm 2022, Hợp tác xã sản xuất cây dược liệu sạch và kinh doanh nông nghiệp xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch đón nhận niềm vui khi sản phẩm cao thìa canh Thanh Bình được tỉnh Quảng Bình công nhận đạt hạng 4 sao. Giám đốc Hợp tác xã Nguyễn Thị Giang cho biết, để sản xuất bền vững và hiệu quả, toàn bộ diện tích trồng cây thìa canh của hợp tác xã đều được áp dụng quy trình trồng và chăm sóc cây nguyên liệu sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và không sử dụng phân hóa học. Sản phẩm cao 100% nguyên chất từ cây thìa canh. Sau khi đạt OCOP 4 sao, đơn vị tiếp tục mở rộng diện tích, phát triển nguồn nguyên liệu sạch, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Trong năm 2022, sản phẩm cá bờm trắng của Hợp tác xã sản xuất, chế biến thủy hải sản Vương Đoàn, huyện Quảng Ninh có mặt tại nhiều đại lý, sàn thương mại điện tử trong cả nước. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng đã xuất khẩu qua các nước trong khu vực. Giám đốc hợp tác xã Nguyễn Thị Đoàn cho biết, dù sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường và được người tiêu dùng tin dùng nhưng mục tiêu mà đơn vị hướng tới là sản phẩm cá bờm trắng đạt 5 sao. Muốn vậy, hợp tác xã đang đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm để xuất khẩu chính ngạch.

Chi cục trưởng Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình Hoàng Tiến Cường cho biết, sau 4 năm triển khai chương trình OCOP, đến nay Quảng Bình có 94 sản phẩm được công nhận. Cùng với các kênh phân phối, mua bán truyền thống, thời gian gần đây, các cơ quan, đơn vị ở tỉnh đã hỗ trợ các chủ thể sản xuất đưa sản phẩm lên các kênh thương mại điện tử. Cụ thể, đến nay, có 37 sản phẩm OCOP của Quảng Bình được tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Ngoài ra, tỉnh còn đẩy mạnh kết nối sản phẩm OCOP trên nền tảng số cho nên việc tiêu thụ sản phẩm công nghiệp địa phương này nhanh chóng và ổn định hơn.

Tuy nhiên, dù sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Quảng Bình đa dạng, phong phú, nhưng số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP còn thấp, thiếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao. Các sản phẩm có nguồn gốc, lợi thế địa phương của Quảng Bình còn hạn chế về bao bì đóng gói và khả năng cạnh tranh, chủ yếu tiêu thụ tại địa phương. Việc đưa nông sản, sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử hiện nay gặp không ít khó khăn bởi đây là phương thức tiêu thụ khá mới với người nông dân, nhất là đồng bào ở miền núi, vùng sâu. Đa số các chủ thể có sản phẩm OCOP ở Quảng Bình là những đơn vị sản xuất nhỏ lẻ, hạn chế về quy mô sản xuất, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Đoàn Ngọc Lâm cho biết, với mục tiêu tạo đột phá trong chương trình OCOP, tỉnh Quảng Bình đã xác định phải tích cực khơi dậy sáng tạo của người dân để có nhiều sản phẩm thế mạnh của địa phương tham gia OCOP; đồng thời, tiếp tục xây dựng hệ thống hỗ trợ phát triển và thương mại hóa sản phẩm OCOP bảo đảm đồng bộ, hiện đại và hoạt động bài bản. Mục tiêu cụ thể là nâng tầm giá trị cho sản phẩm OCOP tại thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng bền vững; phấn đấu năm 2025, Quảng Bình có 3 đến 5 sản phẩm đạt 5 sao.

Để thực hiện được mục tiêu này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình phối hợp với các ngành, đơn vị hỗ trợ đưa tất cả sản phẩm OCOP lên các sàn giao dịch thương mại điện tử; giúp các chủ thể xây dựng một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP ở cấp huyện. Bên cạnh đó, Sở cũng hỗ trợ một số sản phẩm có tiềm năng mở rộng vùng nguyên liệu, nâng quy mô sản xuất, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng như ISO, HACCP để đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 5 sao và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Nhandan.vn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản phẩm OCOP rộng đường xuất khẩu qua nâng hạng sản phẩm

Sản phẩm OCOP rộng đường xuất khẩu qua nâng hạng sản phẩm

LNV - Để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng, nhiều địa phương đã và đang tập trung vào phân loại sản phẩm OCOP nhằm nâng cao giá trị cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Hòa Bình: Sản phẩm OCOP nâng cao giá trị nông sản địa phương

Hòa Bình: Sản phẩm OCOP nâng cao giá trị nông sản địa phương

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Đà Bắc đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế để xây dựng sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao giá trị các nông sản đặc trưng.
Đưa nhung hươu Hà Tĩnh vào xây dựng chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP

Đưa nhung hươu Hà Tĩnh vào xây dựng chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP

LNV - Chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng tại xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục thí điểm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.
Dưa hấu Hàm Ninh sản phẩm OCOP 3 sao

Dưa hấu Hàm Ninh sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Dưa hấu đã bén duyên với vùng đất Hàm Ninh (Quảng Ninh) từ nhiều năm nay. Dưa hấu Hàm Ninh ngày càng khẳng định được thương hiệu, được người dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng bởi vị ngon ngọt riêng biệt. Vụ mùa năm nay, dưa hấu Hàm Ninh lại một lần nữa mang đến “vị ngọt” cho bà con nông dân khi được công nhận là sản phẩm OCOP.
Các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng

Các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng

LNV - Chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng tại xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục thí điểm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.
Bình Phước: Sản phầm hạt điều được công nhận OCOP 5 sao quốc gia

Bình Phước: Sản phầm hạt điều được công nhận OCOP 5 sao quốc gia

LNV - Hạt điều rang muối, Hạt điều nguyên vị và Hạt điều nhân trắng là những sản phẩm đặc trưng của Bình Phước vừa được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2023 công nhận OCOP 5 sao.

Tin khác

Hội thảo khoa học "Pháp luật về đăng ký bản quyền cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP"

Hội thảo khoa học "Pháp luật về đăng ký bản quyền cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP"

LNV - vừa qua, Trường đại học Đông Á phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo khoa học chủ đề "Pháp luật về đăng ký bản quyền cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP".
Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

LNV - Chiều 20/5, tại Nhà văn hoá tỉnh Bắc Kạn, T.Ư Đoàn và Tỉnh Đoàn Bắc Kạn tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số trong truyền thông quảng bá sản phẩm OCOP của thanh niên với chủ đề “Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP”.
Ngày hội quảng bá sản phẩm OCOP của 15 tỉnh thành khu vực miền trung - Tây Nguyên

Ngày hội quảng bá sản phẩm OCOP của 15 tỉnh thành khu vực miền trung - Tây Nguyên

LNV - Sáng 11-5, tại TP Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP Đà Nẵng và các tỉnh trong khu vực Miền Trung – Tây Nguyên tổ chức lễ khai mạc Hội nghị “Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Miền Trung – Tây Nguyên với các doanh nghiệp xuất khẩu và các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài”.
Mô hình thí điểm phát triển Chương trình OCOP giai đoạn 2

Mô hình thí điểm phát triển Chương trình OCOP giai đoạn 2

LNV - Nhằm đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên cả nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt mô hình thí điểm thuộc Chương trình OCOP đợt 2, giai đoạn từ 2023 – 2025.
Thêm 19 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia Hà Nội

Thêm 19 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia Hà Nội

Ngày 17/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) cấp Trung ương năm 2023, qua đó công nhận thêm 19 sản phẩm (nhóm thực phẩm) OCOP 5 sao.
Sản phẩm OCOP - Phát triển linh hoạt, phù hợp.

Sản phẩm OCOP - Phát triển linh hoạt, phù hợp.

LNV - Với lợi thế về tiểu vùng khí hậu, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) có nhiều sản phẩm nông nghiệp, nông thôn có tiềm năng trở thành sản phẩm OCOP, đem lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, huyện đang đẩy mạnh chương trình OCOP theo hướng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, gắn với nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm để chương trình phát huy hiệu quả một cách bền vững.
Cà Mau rà soát, đề xuất nâng hạng sản phẩm OCOP

Cà Mau rà soát, đề xuất nâng hạng sản phẩm OCOP

LNV - Năm 2023 tỉnh Cà Mau có thêm 54 sản phẩm OCOP 3 sao vừa được công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cho 23 chủ thể với 54 sản phẩm.
Thơm thảo hồn quê xứ Đoài

Thơm thảo hồn quê xứ Đoài

LNV - Xứ Đoài vốn nổi tiếng với làng cổ Đường Lâm thị xã Sơn Tây (Hà Nội) - địa danh được nhắc đến nhiều với cái tên “đất Hai Vua”. Đến xứ này là tìm về miền quê tưởng chừng như chỉ còn trong kí ức xa ngái với cây đa, bến nước, mái đình và những món ăn giản dị mà mang đậm hồn quê hương.
Can Lộc có thêm 6 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

Can Lộc có thêm 6 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

LNV - Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1/ 2023, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tiến hành chấm điểm, phân loại các sản phẩm dựa trên bộ tiêu chí theo Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Chương trình OCOP tăng giá trị cho sản phẩm làng nghề

Chương trình OCOP tăng giá trị cho sản phẩm làng nghề

LNV - Trong số 21 sản phẩm OCOP cấp tỉnh trở lên của huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá, làng nghề nước mắm Khúc Phụ, xã Hoằng Phụ vinh dự góp mặt 10 sản phẩm. Việc làng nghề nước mắm truyền thống này có nhiều sản phẩm OCOP đang góp phần làm tăng giá trị cho sản phẩm làng nghề.
Hỗ trợ phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP

Hỗ trợ phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP

LNV - Chiếm trên 50% tổng số sản phẩm OCOP của toàn tỉnh Nam Định, huyện Hải Hậu là địa phương dẫn đầu thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Khai phá tiềm năng du lịch nông nghiệp, nông thôn

Khai phá tiềm năng du lịch nông nghiệp, nông thôn

OVN - Du lịch nông nghiệp, nông thôn hoặc “Nông - du lịch” là xu hướng đang ngày càng phát triển. Nhờ khai thác tiềm năng du lịch trên chính mảnh đất quê hương, nhiều cộng đồng làng quê dần phục hồi và phát triển về mọi mặt, đặc biệt về kinh tế - xã hội.
Hướng đi cho công tác chuyển đổi số trong chương trình OCOP

Hướng đi cho công tác chuyển đổi số trong chương trình OCOP

OVN - Triển khai từ năm 2018, chương trình OCOP đã đạt được những thành tựu nhất định. Hiện tại, thúc đẩy chuyển đổi số đang là nhiệm vụ cấp thiết của các doanh nghiệp, cơ sở,... giúp kết nối với người tiêu dùng nhằm quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Nước cơm rượu Song Tuyền - phát triển nghề truyền thống

Nước cơm rượu Song Tuyền - phát triển nghề truyền thống

OVN - Cơm rượu và nước cơm rượu là món ăn quen thuộc của người Việt Nam. Nhằm duy trì, phát triển nghề nấu cơm rượu truyền thống, với sự kiên trì, sáng tạo anh Cao Hữu Tài (31 tuổi) đã “khoác chiếc áo” OCOP 3 sao cho sản phẩm mang đậm hương vị truyền thống này.
Cà Mau - 31 sản phẩm của 23 chủ thể sẽ hết thời hạn chứng nhận sản phẩm OCOP

Cà Mau - 31 sản phẩm của 23 chủ thể sẽ hết thời hạn chứng nhận sản phẩm OCOP

LNV - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau vừa thông báo về việc hết hạn đối với giấy chứng nhận sản phẩm OCOP được công nhận tại Quyết định số 2478 của UBND tỉnh ngày 28/12/2020.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp gắn với mô hình hợp tác xã

Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp gắn với mô hình hợp tác xã

LNV - Trong những năm qua, nhiều thanh niên ở Hải Phòng đã mạnh dạn đứng ra thuê lại đất nông nghiệp không canh tác của nông dân để quy hoạch vùng sản xuất tập trung.
Sản phẩm OCOP rộng đường xuất khẩu qua nâng hạng sản phẩm

Sản phẩm OCOP rộng đường xuất khẩu qua nâng hạng sản phẩm

LNV - Để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng, nhiều địa phương đã và đang tập trung vào phân loại sản phẩm OCOP nhằm nâng cao giá trị cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024

Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024

LNV - Cục Công Thương địa phương đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024.
Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa

LNV - Nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh nơi con sông Cầu uốn khúc, làng Chóa nổi tiếng với nghề làm hương trám đen đã có từ lâu đời.
Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi

LNV - Thị xã Gò Công (Tiền Giang) là một trong những đô thị có bề dày văn hóa, lịch sử từ lâu đời. Tại đây, có làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công tuổi đời trên 100 năm hết sức nổi tiếng.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động