Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Quả bơ Đắk Lắk

LNV - Quả (Trái) bơ có nguồn gốc từ châu Mỹ xa xôi, là loại quả có dưỡng chất phong phú. Cây bơ được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1940, xuất hiện đầu tiên ở Lâm Đồng. Ngày nay, loài cây này được trồng ở nhiều địa phương những khu vực như: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Phú Thọ và cũng được trồng thử thành công ở Chợ Lách - Bến Tre. Tuy nhiên, nhờ dưỡng chất tốt nên quả bơ Đắk Lắk luôn được nhiều khách hàng yêu thích và coi như là một loại đặc sản làm quà mỗi khi có dịp tới thăm Buôn Ma Thuột.
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, diện tích trồng bơ của tỉnh trong năm 2021 đạt trên 9.446 ha, tăng 537 ha so với năm 2020, trong đó trồng mới 674 ha, diện tích cho sản phẩm 7.228 ha; năng suất thu hoạch bình quân đạt 157,96 tạ quả/ha, sản lượng 114.167 tấn/năm, tăng 32.047 tấn so với năm 2020 với các giống bơ phổ biến như: bơ Booth 7, bơ Tứ quý, bơ 034.

Bơ thương hiệu Dakado Đắk Lắk

Cây bơ thường được trồng vào đầu mùa mưa, theo điều kiện thổ nhưỡng của tỉnh Đắk Lắk: Cây bơ Đắk Lắk có 2 vụ thu hoạch: Chính vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7 và vụ thu muộn vào từ tháng 9 tới tháng 11. Quả bơ rất giàu giá trị dinh dưỡng, lượng chất béo chiếm đến ¾ khối lượng của quả, ngoài ra, bơ còn là nguồn cung cấp kali, axit folic, đồng, vitamin C, B3, K… và giàu chất xơ, glucid, protid…

Tại Đắk Lắk, Chương trình OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) được triển khai từ năm 2018 với sự tuyên truyền mạnh mẽ của cơ quan chức năng, các hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã đã vào cuộc tiếp cận xây dựng sản phẩm nâng dần chất lượng, hạng sao, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước một cách thiết thực. Bên cạnh các sản phẩm đặc thù như hạt cà phê, hạt tiêu, bước đầu Đề án OCOP của tỉnh xác định quả bơ nằm trong nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương.
Với phương châm “Chất lượng làm nên thương hiệu”, quả bơ luôn được các cơ quan quản lý của tỉnh đặc biệt quan tâm. Trung tâm Ứng dụng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao chất lượng quả bơ cho các nhà trồng bơ và chủ vựa, từ đó, xây dựng thương hiệu cho quả bơ “sáp” của Tỉnh.

Bơ Đắk Lắk

Hiện nay, một số hợp tác xã bơ của tỉnh nhờ áp dụng OCOP đã đạt được nhiều hiệu quả và nâng cao thành tích trồng trọt. Nhờ chú ý chăm lo giữ chất lượng sản phẩm, nên những năm vào vụ thu hoạch được mùa nhưng lo mất giá, bơ Đắk Lắk với sản lượng hàng chục ngàn tấn, phong phú về chủng loại như: Bơ Sáp, bơ Đặc sản, bơ 034 Cuba, bơ Hồng Ngọc, bơ Booth… loại nào cũng có chất lượng tuyệt hảo.

Trong rất nhiều thương hiệu Bơ của Đắk lắk, sản phẩm Bơ tươi Dakado là một thương hiệu đi đầu trong việc sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Sản phẩm quả bơ tươi Dakado đã được cấp giấy chứng nhận số GL 0135/2013-PRO về Quy phạm thực hành sản xuất tốt, phù hợp với tiêu chuẩn GMP của tổ chức Globalcert, và được chứng nhận sản phẩm sản xuất phù hợp Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (mã số chứng nhận: VietGAP-TT-12-02-66-0035). Năm 2020, sản phẩm Bơ Dakado của Công ty TNHH Thu Nhơn đã được UBND tỉnh Đắk Lắk cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao, nằm trong top 10 sản phẩm đạt OCOP 3 sao của tỉnh.

Nhờ có thương hiệu uy tín được “gắn sao” OCOP và canh tác theo quy chuẩn VietGAP, đến nay, năng suất cây trồng của các hộ trong Liên minh sản xuất bơ sáp Dakado tăng bình quân từ 1,5 tạ quả quả/cây/năm lên hơn 2 tạ/cây/năm cho ra sản phẩm bơ sáp chất lượng cao: không phun thuốc trừ sâu, không bón nhiều phân hóa học, được bao bì đóng gói, dán nhãn, bảo quản và vận chuyển đúng quy cách. Với hình ảnh quả bơ Dakado tươi ngon đạt chuẩn sản xuất theo VietGAP, giá bán bơ Dakado luôn ổn định và cao hơn 15%-20% so với loại bơ thông thường trên thị trường, góp phần gia tăng thu nhập cho bà con nông dân trong Liên minh sản xuất bơ Dakado.

Công ty TNHH Thu Nhơn đã phát triển, quảng bá nhãn hiệu bơ Dakado trên thị trường, từng bước phát huy được các chuỗi giá trị của trái bơ trong đời sống. Sản phẩm bơ với nhãn hiệu Dakado đã có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn trong nước như Metro, Co.op Mart, Big C, Fivimart… Hàng năm Công ty TNHH Thu Nhơn cung cấp cho thị trường hơn ngàn tấn bơ tươi đạt chuẩn.

Nhờ áp dụng đề án OCOP, trái bơ Đắk Lắk đã, đang và sẽ tiếp tục hiện diện mạnh mẽ tại các tỉnh, thành trong cả nước, người tiêu dùng sẽ có ngày càng nhiều cơ hội được thưởng thức trái bơ ngon, chất lượng cao, an toàn cho sức khoẻ. Ngoài mặt hàng bơ trái ăn liền, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện đang sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng như: Bơ sấy lạnh dạng miếng, dầu bơ, bột dinh dưỡng từ trái bơ tách dầu. Dự kiến trong thời gian tới, với việc áp dụng phương pháp xanh tác xanh – sạch và có các chính sách hỗ trợ từ các cấp chính quyền, thương hiệu bơ Đắk Lắk sẽ được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng. Từng bước, đưa bơ Đắk Lắk trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực mạnh của địa phương.

Hoàng Yến

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Hiện nay, Đại Từ có 44 sản phẩm được công nhận OCOP đạt 3 sao trở lên (trong đó có 9 sản phẩm đạt 4 sao).Với sự hỗ trợ của chương trình OCOP,sản phẩm Nấm hương của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Phú Gia có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương và là sản phẩm tiềm năng đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao.
Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP

LNV - Ngày 15/7 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP.
Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà

OVN - Bắc Hà không chỉ có đua ngựa mà đặc sản mận Tam Hoa cũng nổi tiếng khắp vùng bởi độ giòn, ngọt không ở đâu trồng được.
Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó

LNV - Từ 16 sản phẩm OCOP được công nhận năm đầu tiên, đến 158 sản phẩm đạt sao tính đến đầu năm 2025 - chương trình OCOP ở Hòa Bình đã đi qua một hành trình bài bản và bền bỉ. Song điều đọng lại không chỉ là những con số. Đó là cam được gắn thương hiệu, măng được đưa ra thế giới, thổ cẩm được may thành quà tặng du lịch… Và trên hết là cách người dân đã đổi thay tư duy sản xuất, học cách gìn giữ bản sắc bằng chính thương hiệu mang tên OCOP.
Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

LNV - Với nhiều nỗ lực, toàn bộ diện tích 7ha chè của HTX chè Nhật Thức, xóm Khưu 3, xã Phục Linh (Đại Từ), 22 hộ dân tham gia mô hình đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, được Công ty CP Chứng nhận và kiểm nghiệm FAO cấp giấy chứng nhận sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam TCVN 11041-6:2018. Đảm bảo chè sạch, chất lượng, giá trị kinh tế cao và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao.

Tin khác

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.
Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

LNV - Gắn bó với người dân huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) từ bao đời nay, giống gà Lạc Thủy không chỉ nổi tiếng với chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc mà còn đang trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhờ phát triển theo chuỗi liên kết và đạt chuẩn OCOP 4 sao. Hành trình từ chăn nuôi truyền thống đến sản phẩm hàng hóa đã đưa gà Lạc Thủy khẳng định được vị thế riêng trong thị trường và góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

OVN - Ngày 26-6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia đợt 1 năm 2025.
Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

LNV - Thời gian qua, nhiều chủ thể tham gia vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Nội đã làm tốt việc khai thác tiềm năng, lợi thế đặc trưng của địa phương kết hợp với đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

LNV - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Bắc Kạn đã bước lên một tầm cao mới khi tích cực xúc tiến thương mại, giúp chủ thể – bao gồm hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ sản xuất – từng bước phát triển chuyên nghiệp hơn, tiếp cận thị trường rộng lớn và hướng đến mục tiêu nông thôn mới bền vững.
Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

LNV - Bắc Kạn là tỉnh miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao... Điều kiện tự nhiên cùng sự đa dạng sinh học đã tạo nên nhiều sản vật đặc trưng như miến dong Na Rì, nấm hương rừng, tinh bột nghệ, mật ong rừng, gạo nếp Khẩu nua lếc. Trước đây, những sản vật này chủ yếu tiêu thụ tự phát, nhưng nay đã được gắn sao OCOP, tạo chỗ đứng và niềm tin với người tiêu dùng.
Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP

LNV - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) rất được chú trọng tại thị xã Sa Pa (Lào Cai). Trong tháng 5/2025, thị xã đã hoàn thành đánh giá, phân hạng sản phẩm và có thêm 13 sản phẩm đạt 3 sao, nâng tổng số sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP trên địa bàn lên 53 sản phẩm. Trong đó, có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Trung ương.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

LNV - Tối ngày 19-6, tại Công viên Thống Nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP

LNV - Nhờ phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và nỗ lực chuyển đổi sản xuất, xã Đồng Yên đang từng bước ghi dấu trên bản đồ sản phẩm OCOP với những cái tên tiêu biểu như dầu lạc, lạc đỏ và thanh long ruột đỏ. Sự vào cuộc tích cực của người dân, đặc biệt là các mô hình hợp tác xã, đã giúp nông sản địa phương không chỉ đạt chuẩn chất lượng mà còn từng bước khẳng định vị thế trên thị trường.
“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”

LNV - Từ những sản vật bản địa như miến dong, tinh bột nghệ, trà thảo dược và những món ăn đặc sắc– chương trình OCOP đang từng bước đưa thương hiệu Bắc Kạn vượt ra khỏi lũy tre làng, góp mặt trên bản đồ hàng hóa quốc gia, thậm chí chạm ngõ thị trường quốc tế.
Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế

LNV - Từ những vườn mãng cầu xiêm bạt ngàn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Công ty TNHH SumoFood Việt Nam (SumoFood) đã thành công xây dựng thương hiệu trà mãng cầu Long Giang đạt chuẩn OCOP 4 sao. Không dừng lại ở thị trường nội địa, doanh nghiệp này đang từng bước mở rộng sang các thị trường quốc tế, mục tiêu nâng tầm đặc sản địa phương thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.
OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang

LNV - “Tấm giấy chứng nhận OCOP 5 sao với HTX của tôi không chỉ là phần thưởng. Nó giống như lời hứa với chính mình, với người tiêu dùng – rằng mỗi sợi miến mình làm ra phải xứng đáng với niềm tin ấy.” –Giám đốc Nguyễn Thị Hoan - Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan (Na Rì, Bắc Kạn) mở đầu cuộc trò chuyện với ánh mắt trầm ngâm nhưng kiên định.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

LNV - Tối 5-6, tại khu vực đường Nguyễn Bặc, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”, nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng của các vùng miền đến với công chúng Thủ đô.
Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam

LNV - Mặc dù đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia, các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, đặc biệt là củ nghệ vẫn gặp không ít rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm định chất lượng và chính sách nhập khẩu ở nhiều thị trường lớn. Để phù hợp với nhu cầu hội nhập, chủ thể OCOP có sản phẩm nghệ đạt chứng nhận 5 sao khuyến nghị, người làm nghề nên sản xuất, chế biến thay vì chỉ trồng và bán nguyên liệu thô.
Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP

LNV - Hành trình “bén rễ” của cây ổi trên đồng đất ở xã Đôn Nhân (Sông Lô) đã kết “trái ngọt” khi được công nhận sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đến nay, nhiều hộ dân địa phương đã tập trung mở rộng, phát triển vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh

Gia Lai – xứ sở cao nguyên bazan hùng vĩ, vừa chính thức “mở rộng vòng tay” đón biển xanh cát trắng sau khi hợp nhất với Bình Định. Sự kiện lịch sử này không chỉ tạo nên “tỉnh hai trong một” độc đáo, mà còn mở ra bức tranh du lịch đa sắc màu, từ rừng núi
Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Cộng hoà liên bang Đức) và Công ty TNHH O-DOOR Việt Nam vừa diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về xây dựng và vận hành Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo tại tỉnh Gia Lai, trước
“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số

Trong nỗ lực giữ gìn và lan tỏa giá trị văn hóa các làng nghề truyền thống, Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã hợp tác cùng nhóm sinh viên Trường Đại học FPT (TP. HCM) để triển khai dự án truyền thông mang tên “Mạch nghề”. Sự kết hợp này được kỳ vọng sẽ mở ra
Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

LNV - Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đ
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

LNV - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD (tăng 14,3%) và nhập khẩu 23,5 tỷ USD (tăng 12,8%) so với cùng kỳ năm 2024.
Giao diện di động