Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
Nhiều năm trước, Thanh Sơn luôn xác định xây dựng nông thôn là giải pháp chủ yếu, toàn diện và có tính chiến lược cho đầu tư phát triển. Trong đó, xây dựng hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố then chốt.
Năm qua, huyện đã triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; chỉ đạo triển khai cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2021-2025.
![]() |
Người dân xây dựng đường bê tông ở khu 4 xã Thắng Sơn (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - Ảnh: Đàm Trượng |
Về lĩnh vực giải ngân vốn đầu tư công, tổng vốn đầu tư thực năm 2024 của Thanh Sơn ước đạt 415,842 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt ước đạt 95% kế hoạch. Tiến độ thi công một số dự án xây dựng cơ bản tiếp tục được chỉ đạo sâu sát, chuyển tiếp và hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2024. Công tác phân bổ nguồn lực đầu tư đảm bảo đúng quy định.
Các dự án chuyển tiếp được theo đó được đẩy nhanh tiến độ thi công để được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội. Huyện cũng đã triển khai thủ tục đầu tư và 85 dự án mới (gồm 3 dự án chuyển nguồn vốn năm 2023, 82 dự án nguồn vốn năm 2024), tổ chức khởi công dự án: Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã Văn Miếu – Thượng Cửu, tiếp tục triển khai dự án đường Thanh Thủy – Thanh Sơn giai đoạn 2021-2025 (khối lượng hoàn thành đạt trên 80%), xây dựng Trụ sở Công an xã trên địa bàn...
Bên cạnh đó, Thanh Sơn đã chỉ đạo tăng cường quyết toán dự án hoàn thành và rà soát nợ xây dựng cơ bản toàn huyện; tổ chức thẩm định, phê duyệt quyết toán 30 dự án đảm bảo quy định.
Công tác quy hoạch xây dựng tiếp tục được Thanh Sơn đẩy mạnh trong năm 2024. Huyện đã hoàn thiện lập đồ án quy hoạch chung xây dựng các xã giai đoạn 2021-2030, quy hoạch chi tiết các khu đấu giá quyền sử dụng đất theo kế hoạch phát triển nhà ở đã được UBND tỉnh thông qua, xây dựng quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị trấn Thanh Sơn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
![]() |
Một đoạn đường được bê tông hóa ở Thanh Sơn (Ảnh: Đàm Trượng) |
Chủ tịch UBND huyện Thanh Sơn, ông Đoàn Quang Tuấn, cho biết: năm 2025, địa phương sẽ tiếp tục tập trung thực hiện khâu đột phá: “Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để thu hút nguồn lực cho phát triển, trọng tâm là phát triển kết cấu hạ tầng và các ngành, lĩnh vực, địa bàn có tiềm năng lợi thế”.
Một trong những địa phương có đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng hạ tầng giao thông của huyện Thanh Sơn là xã Tất Thắng. Là xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Tất Thắng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm qua, song kết quả phát triển kinh tế - xã hội tại đây cũng ghi nhận những nổi bật.
Cụ thể, tính đến hết năm 2024,tỷ lệ đường giao thông nông thôn trên địa bàn được cứng hóa là 93,5%, bằng (đạt 100 % so với cùng kỳ). Công tác giao thông, thủy lợi luôn được UBND xã quan tâm chỉ đạo, phân công cán bộ phụ trách, thường xuyên kiểm tra để có phương án xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, Tất Thắng luôn sát sao trong việc phối hợp với Công ty Thủy nông huyện thực hiện tu sửa, nạo vét các tuyến mương phai, khơi thông dòng chảy, đảm bảo được nguồn nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Từ đó, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản và thu nhập từ các nguồn khác trong năm ngoái của Tất Thắng đã đạt 108,5 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.341 tấn, bình quân lương thực đạt 458 kg/người, bình quân thu nhập đầu người đạt 41,6 triệu/người/năm (bằng 115% so với năm trước).
Tin liên quan
Tin mới hơn

Tín hiệu vui từ xuất khẩu
10:21 | 28/05/2025 Kinh tế

Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế
09:30 | 27/05/2025 Kinh tế

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó
09:44 | 23/05/2025 Kinh tế

Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn
09:32 | 16/05/2025 Kinh tế

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 | 07/05/2025 Kinh tế
Tin khác

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 | 30/04/2025 Kinh tế

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 | 26/04/2025 Kinh tế

Vận tải Việt Phúc phát triển theo hướng hiện đại
14:31 | 24/04/2025 Kinh tế

Mường Khương (Lào Cai): Nông dân bước vào thu hoạch chè vụ Xuân
11:20 | 10/04/2025 Kinh tế

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội
10:39 | 17/02/2025 Kinh tế

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025
11:13 | 07/02/2025 Kinh tế

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi
09:18 Làng nghề, nghệ nhân

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 Sức khỏe - Đời sống

Bình Định: Sắc màu văn hóa hội tụ mùa du lịch hè 2025
09:18 Du lịch làng nghề

Tiền Giang: Hoàn thành xây dựng nông thôn mới
09:17 Nông thôn mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Tiên Phong vững vàng bước vào giai đoạn phát triển mới
09:17 Nông thôn mới