Phụ nữ J'rai và Bahnar bảo tồn nghề dệt thổ cẩm
Từ ngàn đời nay, người J'rai và Bahnar ở Gia Lai dệt khăn choàng địu con, váy nữ (h'bành), tấm đắp, tấm khố, áo nam... để phục vụ sinh hoạt hàng ngày cũng như trong các lễ hội. Để làm được những sản phẩm này, trước đây người J'rai và Bahnar phải đi lấy vỏ cây, rễ cây trong rừng để dùng cho việc pha màu; trồng bông trong vườn để lấy sợi... Có như vậy các sản phẩm mới đẹp, bền chắc (khó rách và khó phai màu). Mỗi sản phẩm được làm ra phải mất nhiều tháng, thậm chí nếu có hoa văn phức tạp và cỡ kích lớn như váy nữ, tấm đắp...phải mất khoảng 4 - 5 tháng mới hoàn thành.
Ngày nay, chịu sự tác động của cơ chế thị trường, hơn nữa các loại nguyên liệu từ rừng cũng khó tìm kiếm nên nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người J'rai và Bahnar cũng "chuyển hướng" cho phù hợp với tình hình thực tế. Các loại nguyên liệu như chỉ, sợi len đủ màu sắc đều được mua từ các chợ nên thời gian dệt nhanh hơn trước.
Ngoài các sản phẩm truyền thống, nhiều chị em còn sáng tạo ra các sản phẩm mới mang tính hàng hoá như, túi xách, khăn ấm choàng cổ, quần áo trẻ em, ví, mũ... tạo ra nguồn hàng lưu niệm cho du khách thập phương khi đến với Gia Lai.
Tại làng Dôr 2 - làng nghề dệt thổ cẩm của người Bahnar ở xã Glar (huyện Đăk Đoa), có khoảng hơn 10 khung dệt lớn, nhỏ tập trung ở nhà chị Đinh Mlơnh. Đây cũng là địa điểm chị em trong làng tranh thủ thời gian nông nhàn đến để cùng nhau thêu dệt cũng như truyền nghề cho con cháu.
Chị Đinh Mlơnh, chủ làng nghề dệt thổ cẩm ở làng Dôr 2 cho biết: Hầu hết phụ nữ trong làng đều biết dệt và dệt khéo, có những cháu gái mới 10 tuổi cũng đã biết ngồi khung để dệt. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để làng nghề này được đứng vững. Nhiều chị em đã sống được với nghề này, nhiều hộ có từ 2 - 3 lao động tham gia cũng có thêm thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/tháng.
Khẳng định giá trị của các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống, từ nhiều năm nay, các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phụ nữ người J'rai và Bahnar giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá độc đáo này. Tỉnh Gia Lai đã tăng cường thực hiện các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá của hai tộc người này. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, tỉnh xúc tiến mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác trên lĩnh vực văn hóa, nhất là ở cấp cơ sở để nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ về bảo tồn văn hóa dân gian; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể từ tỉnh xuống cơ sở và đồng bào các dân tộc về văn hóa và nhiệm vụ bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc. Từ đó, nâng cao tinh thần chủ động của đồng bào và vai trò tự quản của cộng đồng các dân tộc trong quá trình bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc mình, làm cho Gia Lai thực sự là một vùng đa bản sắc văn hóa. Các cơ quan chuyên ngành tiếp tục hỗ trợ đào tạo nghề, xây dựng các làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, đồng thời tập hợp, tạo điều kiện cho các nghệ nhân giỏi nghề, có tâm huyết trong sinh hoạt, sáng tác và truyền nghề.
Nhiều làng nghề dệt thổ cẩm cũng bước đầu được hình thành ở nhiều địa phương và phát huy hiệu quả như, làng nghề dệt của người Bahnar ở xã Glar, huyện Đăk Đoa; làng nghề dệt của người J'rai ở xã Biển Hồ, TP. Pleiku… Còn ở các huyện như K'Bang, Mang Yang, Ia Pa...tuy chưa hình thành các làng nghề dệt thổ cẩm song rất nhiều nhà cũng đã có khung dệt và sử dụng trong lúc nông nhàn.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng trong tỉnh còn phối hợp với các cấp chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động nhằm lưu truyền nghề cho các thế hệ sau như mở các lớp truyền dạy, liên hoan cồng chiêng gắn liền với dệt thổ cẩm...
Ông Phan Xuân Vũ, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết: Cách đây khoảng 10 năm, nghề dệt thổ cẩm của người J'rai và Bahnar ở các buôn làng dân tộc thiểu số đều bị mai một dần trước sự tác động mạnh của cơ chế thị trường. Để khôi phục dần bản sắc văn hoá truyền thống này, ngành văn hóa đã cùng với các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh tiến hành khảo sát thực tế và tích cực hỗ trợ về nhiều mặt, tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn và phát huy.
Đồng thời, các ngành, địa phương cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bản sắc văn hoá độc đáo này trong cộng đồng các dân tộc; mở các lớp truyền dạy cho thế hệ trẻ...
Văn Thông
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 OCOP

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 Tin tức

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 Văn hóa - Xã hội

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 Tin tức