Hà Nội: 21°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 20°C Thừa Thiên Huế
Phát triển kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế Thủ đô

Phát triển kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế Thủ đô

LNV - Kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) có vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Với nhiều chính sách hỗ trợ, hoạt động của các loại hình kinh tế tập thể trên địa bàn Hà Nội ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, với nòng cốt là HTX kiểu mới đã đáp ứng một phần nhu cầu của người lao động, hộ sản xuất kinh doanh, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô và cả nước.

Phát triển kinh tế tập thể cần có chiều sâu

Kinh tế tập thể ở thủ đô Hà Nội có hình thức đa dạng (tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…) với nòng cốt là HTX phát triển dựa trên sự tham gia của các thành viên và có vai trò quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao thu nhập cho người lao động nguyên tắc các thành viên cùng góp vốn, góp tài sản, góp sức trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội nhận định: trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế tập thể còn có ý nghĩa rất quan trọng bởi chính sự liên kết, hợp tác thông qua các mô hình hợp tác xã, liên minh hợp tác xã đã dẫn đến sự ra đời của các khu sản xuất tập trung, các vùng nguyên liệu, cánh đồng mẫu lớn và các chuỗi liên kết sản xuất…tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm, từ đó nâng cao số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Lúa hữu cơ Chương Mỹ
Lúa hữu cơ tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Huyện Chương Mỹ là một trong những huyện làm tốt vai trò liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp. Tại xã Đồng Phú đã xây dựng thành công vùng lúa hữu cơ gần 50 ha, nhiều doanh nghiệp đặt hàng, cam kết tiêu thụ gạo hữu cơ Đồng Phú, trong đó có xuất khẩu sang nước ngoài.

Năm 2012, trường Đại học Tokyo Nhật Bản và Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện thí điểm thành công dự án Pamci, canh tác lúa theo nguyên tắc hữu cơ Pamci và phương pháp SRI tại thôn Thượng Phúc, xã Đồng Phú. Năm 2014, HTX NN hữu cơ Đồng Phú đã duy trì và tiếp nối những thành công mà Pamci để lại.

Bà Trịnh Thị Nguyệt - Chủ tịch HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú cho biết: Áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ không có sự tham gia của các chất hoá học và các chất bảo quản. Đặc biệt, hệ thống nước tưới trước khi dẫn vào ruộng đều được chảy qua các cửa cống có đặt than hoạt tính, lúa được kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch. Toàn bộ quá trình sản xuất đều được ghi chép đầy đủ qua hệ thống camera và sổ sách. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp giảm chi phí; đồng thời, liên kết, tương trợ nhau trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, vì vậy thành viên yên tâm sản xuất, có lãi cao.

Lúa hữu cơ đồng phú
Lúa hữu cơ Đồng Phú mang lại giá trị cao cho người nông dân.

Tương tự, tại huyện Hoài Đức nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất gắn với liên kết chuỗi trong tiêu thụ sản phẩm mà nhiều HTX trên địa bàn đã làm ăn có hiệu quả. HTX Dương Liễu ( huyện Hoài Đức) là HTX kinh doanh tổng hợp quy mô lớn với gần 2.500 thành viên.

Hoạt động dịch vụ của HTX gồm 7 nhóm ngành chính trong đó có nhiều dịch vụ nông nghiệp không thu phí như dịch vụ tu sửa giao thông thủy lợi nội đồng, công tác bảo vệ thực vật, dịch vụ tưới tiêu… Bên cạnh đó, HTX còn các dịch vụ cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, sản xuất và kinh doanh thương mại, kinh doanh điện nông thôn, quản lý chợ…

Mô hình kinh tế tập thể Hà Nội
Nhiều mô hình kinh tế tập thể Hà Nội mang lại giá trị kinh tế cao.

Ngoài ra trên địa bàn Thành phố còn nhiều HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, kinh doanh như HTX rau Văn Đức, HTX rau sạch Chúc Sơn (Chương Mỹ), HTX Đa Tốn (Gia Lâm), HTX Đông Cao (Mê Linh), HTX nông nghiệp xã Tam Hưng (Thanh Oai), HTX nông lâm xã Bắc Sơn với chuỗi chè an toàn Bắc Sơn, HTX nông nghiệp Vân Nam (Phúc Thọ) với chuỗi chuối VietGap…

Hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình kinh tế tập thể

Để phát triển kinh tế tập thể, thành phố đã chỉ đạo thống nhất quan điểm về phát triển kinh tế tập thể và chú trọng tạo lập môi trường thể chế, tâm lí xã hội thuận tiện cho kinh tế tập thể, HTX phát triển thông qua công tác tuyên truyền, truyền thông và ban hành hệ thống đồng bộ các văn bản để tổ chức thực hiện Nghị quyết, khẳng định nhất quán quan điểm về phát triển kinh tế tập thể. Cùng với đó, thành viên và người lao động trong các HTX cũng hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí của HTX và quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia.

Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội, bà Phạm Hải Hoa ( áo dài giữa) với những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao
Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội, bà Phạm Hải Hoa (áo dài, thứ 2 bên phải sang) cùng các đại biểu tham quan các gian hàng OCOP, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội, bà Phạm Hải Hoa cho biết: Hội thường xuyên vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể và phát triển mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp. Trong đó đã có 18HTX và 410 tổ hợp tác, 156 chi hội nghề nghiệp với 3.374 thành viên. Tiêu biểu chi hội nông dân nghề nghiệp trồng hoa cây cảnh, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ vớ 60 thành viên, thu nhập đạt 300 – 350 triệu đồng. Hay chi hội nông dân nghề nghiệp sản xuất rau an toàn tại Đa Tốn (Gia Lâm), hàng tháng cung cấp 7 – 10 tấn rau an toàn ra thị trường, chi hội nông dân nghề nghiệp gà đồi Thụy An, Ba Vì với 17 thành viên hoạt động hiệu quả.

Theo Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã TP. Hà Nội Nguyễn Tiến Phong, trải qua 20 năm đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, đến nay trên địa bàn Thành phố đã có 1.393 tổ hợp tác, trong đó có 1.254 tổ hợp tác trong nông nghiệp, 139 tổ hợp tác phi nông nghiệp. Các tổ hợp tác chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tổ chức, quy mô và nội dung hoạt động đa dạng. Việc thành lập các tổ hợp tác đã đáp ứng và khắc phục được khó khăn của kinh tế hộ như thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, sức cạnh tranh trên thị trường.

Các HTX, THT thực sự là “bà đỡ” cho nông dân bởi không chỉ dẫn dắt, trợ giúp nông dân mà còn cung cấp dịch vụ giá rẻ, chất lượng cao và là đối tác kinh tế thay nông dân kết nối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo đánh giá của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các HTX hoạt động theo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng; phần nhiều HTX chưa có chuyển biến rõ nét trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát triển kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế Thủ đô
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm quan một số gian hàng tiêu biểu trong các kỳ hội chợ, xúc tiến thương mại.

Đồng thời, hoạt động của mô hình liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp phần nào đã giúp cho các HTX nông nghiệp trên địa bàn Thành phố vượt qua những khó khăn trong sản xuất, thực hiện tốt việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết thêm.

Một số HTX đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, hệ thống chuồng trại tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người nông dân tham gia, xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm. Đồng thời xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả theo chuỗi. Nhiều HTX áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất Vietgap, hữu cơ, đã đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tập thể.

Đặc biệt, có HTX nông nghiệp đã tổ chức trên 10 khâu dịch vụ, làm tốt công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, bảo đảm về thời vụ, bố trí cây trồng hợp lý, đưa giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng, giá trị cao vào sản xuất; đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp… duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp kịp thời vụ, đảm bảo diện tích gieo trồng.

Đến nay, Hà Nội đã hình thành nhiều HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, chú trọng xây dựng tiêu chuẩn chất lượng. Hiện có 106 HTX nông nghiệp có sản phẩm OCOP với 427 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP.

(Bài viết có sự phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội)

Nguyễn Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín

LNV - Tại thôn Tân Tiến 1, xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì, nghề trồng nấm rơm trong nhà đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống kinh tế của người dân địa phương. Điển hình là gia đình anh Vương Văn Đơi, người đã mạnh dạn đầu tư và phát triển mô hình trồng nấm rơm trong môi trường kiểm soát, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ

Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ

LNV - Chiều 25-12, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Sở NN&PTNT) phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm và UBND xã, Hội Nông dân xã Lệ Chi (huyện Gia Lâm) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất hoa Lily theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước

Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước

LNV - Sản phẩm hạt điều rang muối của Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Đồng Thuận huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã được xếp hạng OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2022, tạo bước đột phá để vươn ra thị trường trong và ngoài nước.
Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao

Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Ninh Thuận là vùng đất nổi tiếng với khí hậu khô hạn và nắng gió, chính từ khí hậu khắc nghiệt ấy đã tạo nên hương vị thơm ngon cho giống táo xanh được trồng ở đây, với những quả táo căng mọng, có màu xanh bóng loáng cực kỳ bắt mắt. Sản phẩm được kết tinh từ nắng, gió nên từ lâu những trái táo ở vùng đất này đã trở thành một món quà đầy ý nghĩa cho du khách khi đến với Ninh Thuận.
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen

Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen

OVN - Từ nguồn nông sản đỗ tương được trồng ở trong nước, đảm bảo an toàn, không biến đổi gen, bà Đỗ Thị Ngọc Trâm (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã phát triển thành công sản phẩm đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ đạt chất lượng OCOP 4 sao.
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm

Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm

LNV - Trước đây, nông dân xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An chủ yếu trồng lúa nhưng năng suất bấp bênh. Sau đó, một số người thấy nuôi tôm có lời nên đã chuyển từ trồng lúa sang đào ao nuôi tôm và thành công, trong đó có ông Nguyễn Văn Sành.

Tin khác

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - La Phù ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương. La Phù có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện Hoài Đức với 105 triệu đồng/người/năm. Do vậy, La Phù cần nâng cấp hạ tầng đồng bộ đáp ứng phát triển kinh tế. Chủ tịch UBND xã La Phù ông Nguyễn Duy Giang cho biết.
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch

Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch

LNV - Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã ghi dấu ấn với mô hình trồng lúa sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần đưa sản phẩm gạo địa phương vươn xa cũng như nâng cao giá trị sản phẩm gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk

lnv - Đắk Lắk "thủ phủ cà phê" của Việt Nam đang bước vào mùa thu hoạch sôi động nhất trong năm. Không chỉ là nguồn kinh tế chính, cây cà phê còn mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử, gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Tây Nguyên.
Tay ngang lập chuỗi nhà hàng

Tay ngang lập chuỗi nhà hàng

LNV - Tọa lạc tại vị trí đắc địa tại TP Thuận An, tỉnh Bình Dương nhà hàng Sao Biển là cái tên luôn được thực khách nhớ đến bởi sự hấp dẫn đặc biệt của món ăn cùng câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của ông chủ trẻ tuổi Nguyễn Văn Nam - sinh năm 1983.
Dưa lưới Bái An Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao

Dưa lưới Bái An Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao

LNV - Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Nam Miền Trung được thành lập từ năm 2020 tại huyện miền núi huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận – nơi có hơn 300 ngày nắng/năm thích hợp cho phát triển cây dưa lưới.
HTX nho Ninh Thuận EVERGREEN: Hành trình nâng tầng giá trị nông sản Việt

HTX nho Ninh Thuận EVERGREEN: Hành trình nâng tầng giá trị nông sản Việt

LNV - Hợp tác xã Nho Ninh Thuận Evergreen được thành lập từ năm 2014 với khởi đầu gồm 34 thành viên là các nông hộ trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến nay hợp tác xã đã phát triển hơn 80 thành viên.
Công ty CP TM& DV An Khang Group Khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình

Công ty CP TM& DV An Khang Group Khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình

LNV - Công ty Cổ phần TM&DV An Khang Group khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình, tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh máy lọc nước thương hiệu AKG.
Thương binh Trần Văn Lung phát huy bản chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống thời bình

Thương binh Trần Văn Lung phát huy bản chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống thời bình

LNV - Trong không khí tưng bừng, phấn khởi của đồng bào, chiến sĩ cả nước hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, tôi có dịp gặp lại CCB, nhà thơ Trần Văn Lung (77 tuổi), ở xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng 15 năm xây dựng và phát triển - Kiến tạo giá trị phồn vinh

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng 15 năm xây dựng và phát triển - Kiến tạo giá trị phồn vinh

LNV - Thành lập vào tháng 3/2009, đến nay trải qua 15 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng, tỉnh Thanh Hóa đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành công ty đa ngành nghề. Ngoài lĩnh vực xây dựng là chủ đạo, hiện nay công ty phát triển thêm nhiều lĩnh vực, như đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, tư vấn và xúc tiến cho các dự án FDI, lĩnh lực đầu tư bất động sản, đầu tư nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch, trường mầm non song ngữ...
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng

Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng

LNV - Năm 2024, Bình Định đạt tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 7,78% (kế hoạch năm 2024 tăng 7,5-8%); tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh là 15.615 tỷ đồng, vượt 7,8% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 23,2% so với năm 2023.
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn

Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn

LNV - Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã Thạch Hòa ông Nguyễn Văn Thá nhấn mạnh, Thạch Hòa nằm trong trung tâm các dự án lớn của Trung ương và Thành phố. Địa phương bao gồm: dự án khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc, dự án ĐHQG Hà Nội, dự án tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long đoạn nối từ Quốc lộ 21A đến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình, … Thạch Hòa có các trục đường chính: Quốc lộ 21A, Đại lộ Thăng Long chạy qua. Nắm bắt rõ nét ưu thế, cán bộ và nhân dân Thạch Hòa luôn đoàn kết thống nhất và nỗ lực phấn đấu xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Xã Yên Phong huyện Chợ Đồn: Mô hình nuôi dúi - Hướng đi mới trong phát triển kinh tế

Xã Yên Phong huyện Chợ Đồn: Mô hình nuôi dúi - Hướng đi mới trong phát triển kinh tế

LNV - Mô hình nuôi dúi tại xã Yên Phong (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã và đang mở ra hướng đi mới cho bà con địa phương. Với tiềm năng kinh tế cao và những lợi thế đặc biệt, nuôi dúi đang dần được nhân rộng góp phần cải thiện thu nhập cho nhiều hộ gia đình.
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

Hiện nay, hợp tác xã (HTX) rau quả sạch Chúc Sơn thuộc huyện Chương Mỹ đang được đánh giá là hình mẫu hệ thống sản phẩm OCOP tiêu biểu của thành phố Hà Nội. Đây cũng là HTX đầu tiên của huyện ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất tiêu thụ và cho hiệu quả kinh tế cao. Là mô hình điển hình của thành phố Hà Nội trong thực hiện các chuỗi liên kết sản phẩm rau, quả sạch.
HTX Nông sản an toàn Quốc Oai: Hướng đi mới cho sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững

HTX Nông sản an toàn Quốc Oai: Hướng đi mới cho sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững

LNV - Nằm ở vùng ngoại thành Hà Nội, huyện Quốc Oai không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển sản xuất nông sản an toàn thông qua mô hình hợp tác xã (HTX). Trong những năm gần đây, các HTX nông sản an toàn tại Quốc Oai đã xây dựng được các chuỗi liên kết vững chắc, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và cải thiện đời sống của người dân nơi đây
Công ty CP thương mại Kangen HHT triển khai chương trình “Hành trình nước sạch- Cho cuộc sống xanh”

Công ty CP thương mại Kangen HHT triển khai chương trình “Hành trình nước sạch- Cho cuộc sống xanh”

LNV - “Hành trình nước sạch – Cho cuộc sống xanh” sẽ được Công ty CP thương mại Kangen HHT cùng các cộng sự trao tặng máy lọc nước thương hiệu số 1 thế giới của Nhật Bản đến với người dân Việt Nam.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

LNV - Hồng Hà là xã ven Sông Hồng, nằm ở phía bắc huyện Đan Phượng của Hà Nội, nền kinh tế chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề. Năm 2020 xã Hồng Hà đã về đích NTM nâng cao, năm 2022 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hồng Hà đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xây dựng xã NTM kiểu mẫu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cao.
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

LNV - Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 của huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), địa phương có 17/27 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 62,9%); 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Thái Bình, Mỹ Bằng, Hoàng Khai, Kim Quan, Phúc Ninh, Nhữ Hán); 03 xã Thái Bình, Mỹ Bằng, Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, năm 2024 có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Lang Quán); 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Nhữ Hán); xã Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

OVN - Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt  hóa thành sắc màu mùa xuân

Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân

LNV - Bao lì xì không chỉ là món quà mang lời chúc may mắn, mà còn là nét đẹp trong văn hóa phong tục của người Việt Nam vào mỗi dịp Tết. Với những nét vẽ ngây thơ, trong sáng và giản dị trên bao lì xì, các em học sinh của Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động