Phát triển du lịch từ lợi thế làng nghề, nông nghiệp và sản phẩm OCOP
Tại Hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức về sản phẩm du lịch nông nghiệp, sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất ngày 20/8, đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất, cho biết, trên địa bàn huyện hiện có 59 làng có nghề và 162 sản phẩm OCOP; trong đó có 116 sản phẩm đạt 4 sao, 46 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm làng nghề của huyện Thạch Thất rất đặc sắc vừa mang giá trị về bản sắc truyền thống của quê hương, vừa mang giá trị to lớn về phát triển kinh tế- văn hóa - du lịch trong thời kỳ mới.
Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu khai mạc Hội nghị. |
Cùng đó, huyện Thạch Thất hiện có hơn 200 di tích như đình, chùa, đền, trong đó có 33 di tích đã được xếp hạng quốc gia, 62 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố. Di tích nổi tiếng nhất phải kể đến chùa Tây Phương đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt. Hiện nay, trên địa bàn huyện Thạch Thất đã hình thành một số điểm du lịch sinh thái thu hút khách du lịch như khu du lịch sinh thái Quang Huy, khu du lịch sinh thái Hoàng Long, Khu sinh thái du lịch nông nghiệp công nghệ cao Thung lũng Ngọc Linh…
Nhắc đến huyện Thạch Thất còn là nhắc đến vùng đất nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, phong phú, đa dạng, có lịch sử phát triển lâu đời. Hiện trên địa bàn huyện có 10 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống với những sản phẩm hết sức độc đáo để phát triển du lịch như: Chuồn chuồn tre, chè Lam (Thạch Xá), quạt giấy, nghề mộc tại Dị Nậu, Chàng Sơn… Các làng nghề đã tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn, đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu; tạo nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho nhân dân, đồng thời góp phần bảo tồn và giữ gìn giá trị văn hóa của làng nghề.
Huyện Thạch Thất đã, đang đang triển khai kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn liền với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 và xây dựng thí điểm các mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng; làng du lịch thông minh; du lịch làng nghề theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững tại một số xã. Trong kế hoạch, huyện Thạch Thất hướng tới mỗi xã, thị trấn có tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp – nông thôn với việc triển khai sản phẩm du lịch cộng đồng, trong đó sẽ gắn với việc hình thành chuỗi sản phẩm OCOP đạt chuẩn để giới thiệu du khách. Mục tiêu giai đoạn 2025 – 2030, huyện Thạch Thất phấn đấu trở thành một trong những địa phương trọng điểm du lịch trên địa bàn Thủ đô.
Nghệ nhân làng nghề quạt giấy Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) đang thực hiện các công đoạn làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh. |
Để phát triển du lịch bền vững, vai trò tham gia của người dân trong phát triển cộng đồng rất quan trọng tại huyện Thạch Thất nói riêng, cộng đồng dân cư, người dân được đánh giá giữ yếu tố quan trọng. Thời gian qua, người dân huyện Thạch Thất đã nâng cao ý thức giữ gìn cảnh quan, môi trường, đặc biệt là tại các làng nghề; nâng cao kỹ năng ứng xử văn minh. Với nhiều thế mạnh, huyện Thạch Thất đã, đang kết hợp phát triển du lịch sinh thái và làng nghề. Người dân cũng nỗ lực đầu tư, nâng cấp chất lượng dịch vụ tại cơ sở sản xuất, nâng cao kỹ năng đón tiếp, phục vụ khách.
Xác định thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong phát triển kinh tế - xã hội” nên huyện Thạch Thất tập trung chỉ đạo quyết liệt, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể thực hiện tốt các nội dung và đảm bảo mục tiêu của Kế hoạch đề ra. Phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của các chủ thể sản phẩm tại các địa phương trong huyện tham gia Chương trình OCOP năm 2024 và các năm tiếp theo.
Theo Kế hoạch của UBND huyện, địa phương sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố (Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM thành phố Hà Nội) triển khai một số mô hình về bảo tồn và phát huy vai trò của các làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển sản phẩm OCOP, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch. Đồng thời phát triển các vùng nguyên liệu, xây dựng mô hình chế biến sâu, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nhằm nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương gắn với Chương trình OCOP Thành phố.
Tại thành phố Hà Nội, huyện Thạch Thất là địa phương đứng đầu về số lượng sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP. |
Việc phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới, trên nền tảng làng nghề truyền thống và các sản phẩm OCOP tại huyện Thạch Thất góp phần tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao đời sống cho người dân tại địa phương, đồng thời phát huy giá trị di sản, văn hóa lịch sử, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.
Đặc biệt, huyện Thạch Thất đã cụ thể hóa mục tiêu của Thành phố Hà Nội về về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025. Đó là phát triển và đa dạng hóa kinh tế nông thôn thông qua phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn với loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề gắn với nông - lâm - ngư nghiệp có tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, góp phần thực hiện hai mục tiêu chính trị quan trọng là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững.
Tin liên quan
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
10:55 | 05/09/2024 OCOP
Những sản phẩm OCOP phụ nữ Bắc Kạn làm chủ
15:51 | 28/08/2024 OCOP
Tin mới hơn
Khách du lịch đến Bình Định ước đạt hơn 200 nghìn lượt khách
10:39 | 09/09/2024 Du lịch làng nghề
Đến Mù Cang Chải trải nghiệm mùa vàng Tây Bắc
10:00 | 06/09/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt”
10:00 | 03/09/2024 Du lịch làng nghề
Du lịch làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Quảng Trị
11:01 | 23/08/2024 Du lịch làng nghề
Phát triển du lịch từ lợi thế làng nghề, nông nghiệp và sản phẩm OCOP
09:51 | 22/08/2024 Du lịch làng nghề
Tin khác
Hà Giang: Công nhận Làng văn hóa du lịch thôn Tha là điểm du lịch
14:24 | 13/08/2024 Du lịch làng nghề
Phát triển du lịch gắn với làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Thái Nguyên
11:31 | 31/07/2024 Du lịch làng nghề
Quảng Ngãi: điểm du lịch Rừng dừa nước Tịnh Khê
10:10 | 30/07/2024 Du lịch làng nghề
Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”
09:45 | 24/07/2024 Du lịch làng nghề
Thịt lợn cắp nách - Lưu luyến hương vị đặc sản Lào Cai
14:57 | 22/07/2024 Du lịch làng nghề
Quy Nhơn hướng đến thành phố du lịch, văn minh, hiện đại
15:25 | 19/07/2024 Du lịch làng nghề
Thừa Thiên Huế: Phát huy giá trị văn hoá gắn với du lịch làng nghề
14:23 | 11/07/2024 Du lịch làng nghề
Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách mở ra hướng đi mới
09:10 | 05/07/2024 Du lịch làng nghề
Thèn Pả: Ngôi làng Mông yên bình
00:00 | 28/06/2024 Văn hóa - Xã hội
Chung tay gìn giữ, bảo vệ di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên
14:41 | 27/06/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch đảo Cù Lao Xanh
09:57 | 17/06/2024 Du lịch làng nghề
Lợi ích kép từ phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch
11:27 | 30/05/2024 Du lịch làng nghề
Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao
16:23 | 29/05/2024 Du lịch làng nghề
Mùa hoa sen đến làng cổ Đường Lâm thưởng thức cỗ sen ngày hạ
09:31 | 28/05/2024 Du lịch làng nghề
Biển Hải Tiến - Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh
14:16 | 24/05/2024 Du lịch làng nghề
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
10:50 OCOP
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng
10:46 Tin tức
Khách du lịch đến Bình Định ước đạt hơn 200 nghìn lượt khách
10:39 Du lịch làng nghề
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 Làng nghề, nghệ nhân