Phân loại rác tại nguồn hướng đến ngành công nghiệp tái chế
Một điểm tập kết rác chưa được phân loại tại quận Bình Thạnh, TP.HCM
Hiện nay, hoạt động tái chế trên địa bàn TP.HCM chỉ tập trung tái chế chất thải nhựa có giá trị kinh tế và được thực hiện bởi 2 nhóm: các cơ sở tái chế chất thải nhựa vừa và nhỏ và các doanh nghiệp lớn. Đối với các cơ sở tái chế chất thải nhựa vừa và nhỏ, có chi phí đầu tư thấp, sản phẩm tái chế đa dạng nhưng giá trị không cao, công nghệ sử dụng chưa hiện đại nên ảnh hưởng đến môi trường. Còn các doanh nghiệp tái chế chất thải nhựa lớn mới chỉ dừng lại ở việc tái chế các phế phẩm nhựa trong sản xuất, chưa mạnh dạn thu gom, tái chế phế liệu nhựa từ chất thải rắn sinh hoạt do còn e ngại về tính ổn định của nguyên liệu đầu vào.
Theo các chuyên gia, tại TP.HCM cũng như các đô thị khác, việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là một giải pháp cấp thiết, cần được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Nếu thực hiện thành công sẽ giúp các nhà quản lý, các đơn vị xử lý sẽ có nhiều giải pháp trong xử lý, tái chế chất thải, điều này không những mang lại giá trị lớn cho môi trường mà còn mang lại giá trị kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, chương trình phân loại rác tại nguồn đến nay vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc và chưa đạt được yêu cầu đề ra.
Để khắc phục hạn chế chương trình phân loại rác tại nguồn, ngày 4/5/2021, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 09 về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, thành phố sẽ thay đổi cách phân loại rác, người dân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 2 loại thay vì 3 loại như trước kia. Cụ thể, các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải sẽ phân loại thành 2 nhóm, gồm: nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải).
Theo đại diện Sở TN&MT TP.HCM, việc thay đổi cách phân loại rác theo quy định mới rất thuận tiện cho cả người dân và các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý rác. Vì vậy, việc triển khai phân loại rác thành 2 loại đã nhận được sự đồng tình cao của người dân bởi dễ thực hiện và đem lại nhiều tiện ích. Đặc biệt, TP.HCM đang hướng đến công nghệ xử lý rác bằng công nghệ đốt rác phát điện và tái chế thay vì chôn lấp nên việc thực hiện phân loại rác thành 2 loại là cần thiết.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Liên minh tái chế bao bì Việt Nam cho biết: Mục tiêu đến năm 2030, tất cả các bao bì của các doanh nghiệp trong Liên minh sản xuất, kinh doanh đều được thu hồi và tái chế. Việc TP.HCM tổ chức phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thành 2 loại rác tái chế và rác còn lại sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thu hồi bao bì đã qua sử dụng, đảm bảo rác thải không bị đưa ra môi trường. Không những vậy, phần rác có thể tái chế đã qua phân loại, người dân có thể bán hoặc cho lực lượng thu gom, từ đó tạo nền tảng cơ sở hình thành thị trường thu hồi - tái chế, góp phần xây dựng nền kinh tế tuần hoàn gắn với mục tiêu phát triển bền vững.
Ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM (CITENCO) cho biết, hiện Công ty đang triển khai Đề án “Xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý chất thải tái chế từ chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn”. Mục tiêu của Đề án nhằm thiết lập mạng lưới thu gom chất thải tái chế trong dân cư; tạo nền tảng xây dựng mô hình “Trung tâm xử lý và tái chế chất thải” nhằm thúc đẩy các hoạt động thu gom, thu hồi, tái chế và tái sử dụng nguồn nguyên liệu từ chất thải.
Nguyễn Quỳnh
Báo TN&MT
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thời tiết ngày 3/7: Mưa rào và dông vẫn bao trùm nhiều nơi trên cả nước
09:22 | 03/07/2025 Môi trường

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững: Tìm hướng đi mới của các làng nghề
15:11 | 25/06/2025 Môi trường

Hà Nội nỗ lực 'xanh hóa' các làng nghề
09:46 | 24/06/2025 Môi trường

Giá vàng trong nước đứng yên, cao hơn thế giới khoảng 12,5 triệu đồng/lượng
10:57 | 18/06/2025 Môi trường

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 | 13/06/2025 Môi trường

Doanh nghiệp cần biết trước Quy định chống phá rừng có hiệu lực
09:48 | 30/05/2025 Môi trường
Tin khác

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững
10:24 | 28/05/2025 Môi trường

Sáng, xanh, sạch, đẹp nhờ giải pháp đồng bộ
09:33 | 27/05/2025 Môi trường

Bắc Ninh đồng thuận xử lý dứt điểm ô nhiễm làng nghề
14:01 | 26/05/2025 Môi trường

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề
09:07 | 07/05/2025 Môi trường

Nam Định: Ô nhiễm bủa vây làng nghề thu 100 tỷ mỗi năm
08:51 | 22/04/2025 Môi trường

Phú Yên triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
13:41 | 07/03/2025 Môi trường

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Không khí ở ngưỡng tốt vào buổi sáng, chiều lại kém
10:16 | 18/02/2025 Môi trường

Cuộc sống mới ở làng nghề ô nhiễm nhất Bắc Ninh
08:41 | 14/02/2025 Môi trường

Để Hà Nội thực sự sáng - xanh - sạch - đẹp
11:14 | 07/02/2025 Môi trường

Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025
12:08 | 03/02/2025 Văn hóa - Xã hội

Bắc Ninh: Mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
10:13 | 30/12/2024 Môi trường

Dự báo thời tiết ngày 30/12/2024: Hà Nội sương mù, rét ngày đầu tuần
09:56 | 30/12/2024 Môi trường

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 | 19/12/2024 Môi trường

Gian Hàng Xanh ESG - Mô hình thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
19:11 | 30/09/2024 Môi trường

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP