Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển sản xuất

LNV - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 32/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022.
Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Về mục tiêu tổng quát, Nghị quyết nêu rõ: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp; Tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trên cả nước, trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương và duy trì các động lực tăng trưởng trong dài hạn; Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, tiếp tục ưu tiên hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là một số công trình trọng điểm quốc gia; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; Chú trọng phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân.


Đồng thời, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khơi thông, huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển đất nước; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội; Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; Chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước và củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%

Nghị quyết đề ra các chỉ tiêu chủ yếu. Theo đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,5-25,8%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,5%; Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 27,5%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27-27,5%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1-1,5%...
Phục hồi, phát triển các chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy

Quốc hội cơ bản tán thành các nhiệm vụ, giải pháp do Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước trình và các cơ quan của Quốc hội kiến nghị, đồng thời đề nghị Chính phủ, các cơ quan liên quan thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số; phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo; Thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị, kinh tế đô thị, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí…

Về tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, Quốc hội yêu cầu triển khai đồng bộ, hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định); Đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, ưu tiên bố trí nguồn ngân sách Nhà nước để tập trung nâng cao năng lực hệ thống y tế và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác; điều hành các chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả để hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, kết nối cung cầu lao động, thúc đẩy xuất khẩu, tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh đầu tư; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát ngân sách, tài sản công, triệt để tiết kiệm các khoản chi ngay từ khi lập, giao và thực hiện dự toán để ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Liên quan đến việc đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, Chính phủ cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc; khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả trong công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia; phục hồi, phát triển các chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy, tổ chức kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu…

Bài, ảnh: Thanh Thanh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định khánh thành tuyến đường ven biển gần 790 tỉ đồng vào dịp Quốc khánh

Bình Định khánh thành tuyến đường ven biển gần 790 tỉ đồng vào dịp Quốc khánh

LNV - Trong không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), UBND tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ khánh thành dự án Tuyến đường kết nối đường ven biển (ĐT.639), trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn.
Hữu Bằng - Điểm sáng trong phát triển kinh tế làng nghề

Hữu Bằng - Điểm sáng trong phát triển kinh tế làng nghề

LNV - Hữu Bằng là xã chỉ có một làng và được gọi “nhất xã nhất thôn” thuộc huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội. Với mô hình này, Hữu Bằng không chỉ là một xã mà còn là một làng, tạo nên cộng đồng gắn kết và đầy năng động. Đây là nơi mà mỗi ngôi nhà, mỗi con phố đều mang đậm dấu ấn của văn hóa làng nghề truyền thống, sự phồn thịnh của vùng đất đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Bình Định thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư UAE

Bình Định thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư UAE

LNV - Ngày 26/8 tại thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng có buổi làm việc với Tiến sĩ Bader Almatrooshi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tại Việt Nam trong khuôn khổ tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp UAE – Việt Nam 2024.
Hà Giang: Làm giàu từ mô hình chăn nuôi ngựa

Hà Giang: Làm giàu từ mô hình chăn nuôi ngựa

LNV - Đó là mô hình chăn nuôi ngựa của gia đình anh Vàng Mí Dành, thôn Pắc Ngàm, xã Lao Và Chải (Yên Minh). Từ năm 2019 đến nay, hàng năm, đàn ngựa đem về thu nhập cho gia đình anh Dành từ 150 – 200 triệu đồng.
Thanh Hoá: Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không rác thải - Hướng tới nông nghiệp an toàn, bền vững

Thanh Hoá: Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không rác thải - Hướng tới nông nghiệp an toàn, bền vững

LNV - Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn không phát sinh rác thải. Bước đầu các mô hình đã mang lại hiệu quả tích cực về chất lượng và kinh tế, đồng thời góp phần hạn chế các tác động tiêu cực từ sản xuất đối với môi trường.
DMD Việt Nam có thêm địa chỉ phân phối mới DMD MART Hà Nguyễn

DMD Việt Nam có thêm địa chỉ phân phối mới DMD MART Hà Nguyễn

LNV - Ngày11/8/2024, tại số nhà 84 - An Thái - khu 2, P. Bình Hàn, TP. Hải Dương, Nhà phân phối (NPP) Hà Nguyễn đã phối hợp với Trung tâm phát triển dự án bảo vệ môi trường tổ chức sự kiện bình ổn giá và phát động chiến dịch "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam". Sự kiện này tập trung vào việc giới thiệu và quảng bá các sản phẩm hóa mỹ phẩm sinh học và thực phẩm chức năng, với mục tiêu nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường do Công ty CP đầu tư xuất nhập khẩu và sản xuất DMD Việt Nam sản xuất.

Tin khác

Giá cà phê trong nước và thế giới đảo chiều, dự báo còn biến động mạnh

Giá cà phê trong nước và thế giới đảo chiều, dự báo còn biến động mạnh

LNV - Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, trong khi giá thế giới quay đầu giảm trên cả 2 sàn giao dịch. Dự báo thị trường cà phê sẽ tiếp tục có những biến động mạnh trong thời gian sắp tới.
Thu nhập ổn định từ mô hình cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả

Thu nhập ổn định từ mô hình cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả

LNV - Từ mảnh vườn tạp cho hiệu quả kinh tế thấp, nhờ chủ trương đúng đắn của tỉnh cùng tinh thần dám nghĩ, dám làm, vợ chồng ông Đào Văn Hải, thôn Thụ Ích 3, xã Liên Châu, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn cải tạo thành vườn cây ăn quả đem lại thu nhập ổn định, góp phần cải thiện môi trường sống, làm khởi sắc diện mạo nông thôn.
Hà Nội: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình kinh tế trang trại

Hà Nội: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình kinh tế trang trại

LNV - Thời gian qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại với quy mô lớn, tập trung, áp dụng khoa học, công nghệ, mang lại giá trị kinh tế cao.
Bình Định phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2025

Bình Định phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2025

LNV - Tỉnh Bình Định đề ra mục tiêu năm 2025 sẽ có 290 HTX; tư vấn, hướng dẫn thành lập mới 20 HTX; củng cố tổ chức KTTT (hợp nhất, sát nhập, giải thể) 6 HTX; số lượng thành viên HTX là 280.000 thành viên; doanh thu bình quân của HTX khoảng 3,6 tỷ đồng/HTX.
Hội Nông dân xã Mường Lầm giúp hội viên làm giàu từ việc nhân rộng các mô hình kinh tế

Hội Nông dân xã Mường Lầm giúp hội viên làm giàu từ việc nhân rộng các mô hình kinh tế

LNV - Những năm qua, Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, đã tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ tập huấn nâng cao kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất, giúp hội viên từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Xuất khẩu gạo Sóc Trăng lập kỷ lục

Xuất khẩu gạo Sóc Trăng lập kỷ lục

LNV - Nhờ sản xuất, liên kết tiêu thụ thuận lợi, giá lúa gạo ở mức cao, 6 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu gạo Sóc Trăng đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Thanh hoá: Đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Thanh hoá: Đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

LNV - Thanh Hóa được biết đến là địa phương có nhiều nghề, làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi, với nhiều sản phẩm có tính đặc trưng, mang đậm hồn cốt văn hóa của mỗi địa phương. Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường, nhiều làng nghề đã thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao cả về mẫu mã và chất lượng. Đồng thời, quan tâm, xây dựng các kênh bán hàng thương mại điện tử để quảng bá, tìm kiếm thị trường, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử và sử dụng mạng xã hội để xúc tiến thương mại cho sản phẩm làng nghề vươn xa.
Lương y Nguyễn Hữu Bằng gắn bó với nghề làm thuốc Đông y gia truyền

Lương y Nguyễn Hữu Bằng gắn bó với nghề làm thuốc Đông y gia truyền

LNV - Huyện Thạch Thất (Hà Nội) nổi danh là vùng đất làng nghề của quê hương Xứ Đoài. Trong đó, nghề bốc thuốc Đông y đã cải thiện thu nhập và góp phần chăm sóc sức khỏe của người dân địa phương.
Bến Tre: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chim bồ câu

Bến Tre: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chim bồ câu

LNV - Trong những năm gần đây, mô hình nuôi chim bồ câu dần được mở rộng tuy nhiên chủ yếu vẫn nhỏ lẻ, manh mún chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nắm bắt điều đó, ông Nguyễn Văn Tiếng ở ấp An Thiện, xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi chim bồ câu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam thu ngân sách hơn 12 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

Quảng Nam thu ngân sách hơn 12 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

LNV - Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh đã đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 51% dự toán do HĐND tỉnh giao phó. Tỉnh cũng đã chấm dứt đà tăng trưởng âm trong quý I và đạt kết quả tăng trưởng dương trong quý II tăng (6,5%).
Ninh Bình: Mô hình nuôi cầy hương mang lại hiệu quả kinh tế cao

Ninh Bình: Mô hình nuôi cầy hương mang lại hiệu quả kinh tế cao

LNV - Sau gần 1 năm mạnh dạn đầu tư nuôi cầy hương, anh Nguyễn Văn Tám, ở thôn Ngải, xã Văn Phong, huyện Nho Quan (Ninh Bình) bước đầu có thu nhập ổn định. Đây là mô hình con nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao ở huyện miền núi Nho Quan.
Hòa Bình: Huyện Yên Thủy làm tốt chương trình phát triển kinh tế - xã hội

Hòa Bình: Huyện Yên Thủy làm tốt chương trình phát triển kinh tế - xã hội

LNV - Huyện Yên Thủy có diện tích tự nhiên trên 28 nghìn ha, dân số trên 64 vạn người. Những năm qua, huyện luôn chú trọng, kịp thời triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn. Do vậy, vùng dân tộc, nhất là vùng đặc biệt khó khăn đã được đầu tư từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng với điện, đường, trường, trạm... thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn huyện.
Quận Hoàng Mai (Hà Nội): Công tác đầu tư công, đầu tư hạ tầng là một trong ba khâu đột phá

Quận Hoàng Mai (Hà Nội): Công tác đầu tư công, đầu tư hạ tầng là một trong ba khâu đột phá

LNV - Phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 11 HĐND quận Hoàng Mai khoá IV (nhiệm kỳ 2021 - 2026) ngày 17/5/2024, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh khẳng định: Công tác đầu tư công, đầu tư hạ tầng khung của quận là một trong ba khâu đột phá quan trọng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Hoàng Mai lần thứ IV. Theo đó, sẽ điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công năm 2024, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, bổ sung danh mục dự án dự kiến đầu tư nguồn vốn ngân sách Quận.
Huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Phát triển kinh tế chăm lo đời sống nhân dân

Huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Phát triển kinh tế chăm lo đời sống nhân dân

LNV - Ngay từ đầu năm 2024, UBND huyện Mỹ Đức đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thăm, tặng quà tết đối tượng chính sách, người có công và tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đảm bảo an toàn, lành mạnh, tiết kiệm; Tổ chức lễ hội Chùa Hương năm 2024. Đảm bảo trật tự văn minh đô thị, phòng chống tội phạm, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.
Thành phố Hồ Chí Minh phát triển thương mại điện tử

Thành phố Hồ Chí Minh phát triển thương mại điện tử

LNV - Nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), phục vụ công tác quản lý nhà nước và triển khai các chương trình phát triển TMĐT, UBND TP. HCM đã ban hành Kế hoạch số phát triển TMĐT trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

LNV - Tọa lạc tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làng nghề tơ lụa Tân Châu từ lâu đã vang danh khắp cả nước bởi những sản phẩm lụa tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, làng nghề đã trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo, khéo léo và kiên trì của người dân nơi đây.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

LNV - Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, có nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống, điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần người dân nơi đây. Từ xa xưa, đồng bào đã phát triển các nghề thủ công truyền thống. Ngày nay, những làng nghề rèn, làm hương, thêu thổ cẩm… vẫn được giữ gìn, phát triển và góp phần thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và khám phá.
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

LNV - Người Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó có nghề thêu thổ cẩm. Theo phong tục từ xưa, các cô gái dân tộc Dao trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa may vá để tự tay dệt váy cưới cho mình.
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

LNV - Hà Nội - Giữa lòng phố Thuốc Bắc sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung – cửa hiệu bút lông lặng lẽ giữ gìn một nghề truyền thống đã tồn tại suốt nhiều thế hệ. Cửa hiệu này không chỉ là nơi sản xuất bút lông mà còn là một chứng nhân lịch sử, lưu giữ nét đẹp thủ công của Hà Nội xưa.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động