OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh
Khách hàng lựa chọn sản phẩm nông sản bày bán ở huyện Hoằng Hóa. |
Sinh ra, lớn lên ở xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Phạm Duy Thạnh trăn trở tìm hướng lập nghiệp tại quê nhà. Huyện Nga Sơn có nghị quyết chuyên đề, quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, Phạm Duy Thạnh lập dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi lợn tọa lạc dưới chân núi Răng Cưa.
Trang trại được thiết kế che chắn côn trùng, ruồi muỗi, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, hút, thông gió; tổ chức chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, quy mô 500 con lợn/lứa, thu gom, xử lý chất thải. Thăng trầm trong cơ chế thị trường, nghị lực vượt khó, từng bước mở rộng quy mô trang trại, các thanh niên Tâm, Thạnh đã thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn nông trang xanh, tổ chức chăn nuôi theo chuỗi giá trị, gắn với chế biến, năng động tiếp cận thị trường cung ứng thực phẩm sạch, an toàn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn nông trang xanh Tâm Thạnh còn chú trọng phát triển thêm sản phẩm chế biến sâu và đã có 2 sản phẩm: Giò nạc và Chả lụa đạt OCOP 3 sao. Doanh nghiệp đã đạt doanh thu hơn 8 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 9 lao động ở khu vực nông thôn với mức thu nhập từ 5-9 triệu đồng/người/tháng.
Người lao động vệ sinh chuồng trại chăn nuôi ở Nông trang xanh Tâm Thạnh. |
Tốt nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam năm 2013, Hà Thị Xem ở xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tiếp tục hiện thực hóa định hướng lập nghiệp tại quê hương. Nhận thấy không chỉ đồng bào các dân tộc thiểu số mà đông đảo người dân trong tỉnh Thanh Hóa ưa thích hương vị, sử dụng hạt mắc khẻn làm gia vị; Hà Thị Xem nghiên cứu, kết hợp chế biến hạt mắc khẻn cùng hạt dổi làm gia vị, đưa ra thị trường “Muối mắc khẻn Mường Đeng”.
Sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn, Hà Thị Xem bao tiêu sản phẩm hạt mắc khẻn cho người dân vùng thượng du Thanh Hóa; hợp đồng với hợp tác xã ở tỉnh Hòa Bình cung ứng hạt dổi; đầu tư nhà xưởng, các loại máy xay, sấy, dập phục vụ chế biến, đóng bao bì sản phẩm, đồng thời xây dựng hồ sơ đề cử, được thẩm định, công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
“Muối mắc khẻn Mường Đeng” khẳng định thương hiệu trên thị trường, chủ thể còn năng động tìm kiếm đối tác trưng bày, bán sản phẩm tại các điểm du lịch, siêu thị, cửa hàng trong, ngoài tỉnh Thanh Hóa.
Hà Thị Xem chào bán sản phẩm trực tuyến. |
Đầu năm 2024, Hà Thị Xem cùng 14 thành viên thành lập Hợp tác xã Du lịch và Phát triển nông lâm nghiệp Mường Đeng, bao tiêu rau, bầu, bí, vịt, lợn bản địa cho nông hộ; tổ chức chế biến mật ong, hạt dổi, mắc khẻn, măng lưỡi lợn, măng rối, đũa tre..., cung ứng thêm những sản phẩm đặc hữu ra thị trường.
Ngoài bán hàng trực tiếp, qua mạng lưới tiêu thụ, hợp tác xã được các các cơ quan chức năng hỗ trợ kết nối cung-cầu, quảng bá, bán sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử, đồng thời khai thác lợi thế mạng xã hội giới thiệu, bán hàng trực tuyến.
Hơn 8 tháng hoạt động, hợp tác xã đạt doanh thu hơn 500 triệu đồng, nhất là tạo thêm sinh kế, thắt chặt liên kết với nông dân vùng miền núi sản xuất các nông sản lợi thế, cung ứng sản phẩm đặc sản, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Thanh Hóa là địa phương có bề dày truyền thống khai thác, chế biến các sản phẩm hải sản. Duy trì, phát triển nghề chế biến hải sản ở phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn, từ năm 2019 anh Nguyễn Thế Hoàng quan tâm chế biến đa dạng các sản phẩm từ hải sản gắn với xây dựng hồ sơ đề cử và đã có ba sản phẩm đạt OCOP 3 sao là: mắm tôm, mắm tép, nước mắm.
Người lao động đảo ướp nguyên liệu tại cơ sở sản xuất Lê Gia. |
Chủ thể chia sẻ, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm khích lệ các chủ thể nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ cải tiến mẫu mã, bao bì, ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá, kết nối tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Chương trình tác động, thay đổi tư duy người sản xuất, hỗ trợ phát triển các sản phẩm truyền thống nhưng bản thân mỗi chủ thể phải thực hiện nghiêm quy trình sản xuất an toàn, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm tinh chế nhằm khẳng định thương hiệu sản phẩm qua lựa chọn của người tiêu dùng.
Kế thừa thương hiệu làng nghề sản xuất nước mắm Khúc Phụ truyền thống, thanh niên Lê Anh chọn lọc, tiếp thu những kinh nghiệm cổ truyền kết hợp với nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra sản phẩm tinh túy. Đặt mua cá cơm đen có thành phần, hàm lượng dinh dưỡng cao làm nguyên liệu chế biến, học tập thêm kinh nghiệm quý trong sản xuất nước mắm ở các tỉnh phía nam; Lê Anh đã tạo ra những sản phẩm thương hiệu Lê Gia, trong đó có sản phẩm mắm tôm Lê Gia sớm được công nhận sản phẩm OCOP quốc gia.
Chăm sóc bữa ăn cho hàng triệu gia đình Việt Nam bằng những gia vị truyền thống, tự nhiên, tốt cho sức khỏe con người, sản phẩm của Lê Gia còn vươn tới nhiều quốc gia trên thế giới; qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa, gia tăng chuỗi giá trị nông sản.
Chủ thể cùng nhân viên kiểm tra hàm lượng sản phẩm nước mắm Lê Gia. |
Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia tiếp tục mạnh dạn đầu tư, đã đưa nhà máy chế biến hải sản ở thôn Hồng Kỳ, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, vào hoạt động và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa mới công nhận điểm du lịch trải nghiệm gắn với nghề truyền thống Lê Gia.
Theo Lê Anh, thương mại chỉ là một phần của quy trình sản phẩm. Phát triển du lịch gắn với làng nghề nông thôn không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn là trách nhiệm nhân thêm niềm tự hào truyền thống quê hương. Điểm du lịch Lê Gia còn là nơi truyền tải nét đẹp nông thôn, giáo dục tình yêu lao động và hội tụ, giao thoa, lan tỏa những giá trị văn hóa.
Bên cạnh các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh và quốc gia, triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm thiết thực bảo tồn, phát triển các sản phẩm truyền thống, lợi thế ở Thanh Hóa; thúc đẩy lao động, sáng tạo, tạo ra những sản phẩm mới ở mỗi làng quê, vùng, miền xứ Thanh.
Giai đoạn này có thêm nhiều nông sản thực phẩm thiết yếu đến đặc sản, sản phẩm đặc hữu, chất lượng cao, các loại thảo mộc, nguyên liệu đông dược được chế biến sâu, tạo ra nhiều sản phẩm được công nhận OCOP.
Có thêm nhiều sản phẩm tinh dầu ở Thanh Hóa được người tiêu dùng lựa chọn. |
Nếu như trong năm đầu triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thanh Hóa mới có 13 sản phẩm OCOP thì đến thời điểm này toàn tỉnh đã có gần 600 sản phẩm OCOP. Về số lượng sản phẩm OCOP, Thanh Hóa xếp thứ 3 toàn quốc, sau thành phố Hà Nội và tỉnh Nghệ An.
Hiện, sản phẩm của Lê Gia cùng 3 sản phẩm chế biến từ cói của Công ty Việt Anh ở huyện Nga Sơn đang được đề cử Trung ương thẩm định, công nhận lại và công nhận mới sản phẩm OCOP quốc gia. Đây cũng là những chủ thể có các sản phẩm đã vươn tới thị trường các châu lục, góp phần lan tỏa bản sắc văn hóa Việt Nam tại các quốc gia trên thế giới.
Thanh Hóa cũng là một trong những địa phương có chính sách khen thưởng, khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP; quan tâm đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho các chủ thể, hỗ trợ truyền thông, kết nối cung-cầu, liên kết phát triển sản phẩm.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm phát triển ở tất cả các địa phương, vùng miền, trong đó các huyện: Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Yên Định là những địa phương top đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đồng thời cũng là những huyện có nhiều sản phẩm OCOP nhất ở tỉnh Thanh Hóa.
Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa Bùi Công An nhận định: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thiết thực nâng cao chất lượng, chuẩn hóa sản phẩm hàng hóa, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Chủ nhân các làng nghề dần trẻ hóa, nhiều chủ thể OCOP được đào tạo cơ bản đã bản lĩnh, năng động khởi nghiệp, sáng tạo lập nghiệp, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn đi đôi phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh, tăng hàm lượng, giá trị văn hóa qua những sản phẩm thương mại.
Tin liên quan
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
09:19 | 17/12/2024 Tin tức
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần 3
15:03 | 05/12/2024 Tin tức
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
05:00 | 02/12/2024 OCOP
Tin mới hơn
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 | 25/12/2024 OCOP
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh
09:09 | 25/12/2024 OCOP
Tin khác
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 | 23/12/2024 OCOP
Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững
09:13 | 23/12/2024 OCOP
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
10:21 | 18/12/2024 OCOP
Đà Nẵng: Có gì trong Phiên chợ Giáng sinh 2024 độc đáo sắp diễn ra tại Premier Village Danang Resort
09:21 | 17/12/2024 OCOP
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
09:18 | 12/12/2024 OCOP
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP
09:21 | 09/12/2024 OCOP
Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn
09:19 | 09/12/2024 OCOP
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
13:55 | 06/12/2024 OCOP
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
13:53 | 06/12/2024 OCOP
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:11 | 05/12/2024 OCOP
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 | 04/12/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề
10:39 | 04/12/2024 OCOP
CHI BỘ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN: ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN
15:35 Tin tức
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 Văn hóa - Xã hội
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 OCOP
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 Văn hóa - Xã hội
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới
09:09 Nông thôn mới